HỘI CHỨNG THẬN HƯ Ở TRẺ EM - 6 ĐIỀU CẦN BIẾT

  • Là tình trạng một lượng lớn protein (albumin) bị mất qua nước tiểu. Khi albumin mất một lượng đủ để gây giảm protein máu – protein có tác dụng giữ nước trong lòng mạch. Protein máu giảm thấp đến ngưỡng thì nước từ lòng mạch sẽ thoát ra ngoài mô kẽ và gây phù. Phù có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể như mắt, mặt, bụng, 2 chi dưới…
  •  Khi albumin bị mất qua nước tiểu, thì một loại protein đặc biệt gọi là kháng thể cũng bị mất. Kháng thể có tác dụng chống lại các tác nhân có hại như vi khuẩn, virus…Do đó hệ miễn dịch của trẻ bị hội chứng thận hư sẽ yếu hơn người bình thường

Hội Chứng Thận Hư Ở Trẻ Em

Mục lục

Toggle
  • 2. Nguyên nhân là gì?
  • 3. Điều trị như thế nào?
  • 4. Hội chứng thận hư ở trẻ có thể chữa khỏi hay không?
  • 5. Chế độ ăn cho trẻ như thế nào?
  • 6. Một số lưu ý khi tiêm vắc xin cho trẻ?

2. Nguyên nhân là gì?

  • Hiện tại nguyên nhân gây hội chứng thận hư vẫn chưa được hiểu rõ, có thể do hệ thống miễn dịch của trẻ hoạt động không bình thường. Hội chứng thận hư ở trẻ em phần lớn là vô căn, chiếm 90% ở lứa tuổi từ 1-10 tuổi

3. Điều trị như thế nào?

  • Khi đến khám tại cơ sở y tế, trẻ sẽ được đo huyết áp, chiều cao, cân nặng và cần làm thêm xét nghiệm máu, nước tiểu để chẩn đoán
  • Nếu trẻ được chẩn đoán Hội chứng thận hư ở trẻ , bác sĩ có thể kê đơn thuốc steroid như prednisolone. Hầu hết khoảng 80% số trường hợp sẽ đáp ứng với điều trị, hết protein và giảm phù trong khoảng 2 tuần. Bệnh gọi là thuyên giảm khi protein trong nước tiểu âm tính 3 ngày liên tiếp
  • Nếu trẻ có phù có thể được dùng thêm các thuốc lợi tiểu. Một số trường hợp phù tăng lên thì trẻ phải nhập viện để điều trị

4. Hội chứng thận hư ở trẻ có thể chữa khỏi hay không?

  • Khoảng 80% số trường hợp sẽ tái phát hội chứng thận hư. Trẻ sẽ bị tái phát khi, xét nghiệm phát hiện trẻ bị mất một lượng lớn protein qua nước tiểu trong 3 ngày liên tiếp. Trẻ có thể bị tái phát 2-3 lần hoặc hơn, nếu trẻ tái phát thường xuyên, bác sĩ sẽ kết hợp thêm nhiều loại thuốc khác. Trẻ sẽ ít tái phát hơn ở tuổi thanh thiếu niên và hiếm hơn ở tuổi trưởng thành. Khó để tiên lượng khi nào trẻ không tái phát nữa, tuy nhiên tái phát sẽ ít xảy ra hơn với trẻ có protein niệu âm tính trong 5 năm liên tiếp. Điều quan trọng là việc đáp ứng với điều trị hay không sẽ có ảnh hưởng tới chức năng thận của trẻ trong tương lai. Nếu trẻ đáp ứng điều trị tốt, các triệu chứng thuyên giảm thì có khả năng trẻ sẽ khỏi được hội chứng thận hư và có chức năng thận bình thường khi trưởng thành

5. Chế độ ăn cho trẻ như thế nào?

  • Khi trẻ phù nhiều nên tránh thức ăn mặn, cho ít muối khi nấu ăn cho trẻ. Sau khi trẻ thuyên giảm khi điều trị với steroid, trẻ có thể ăn những thức ăn tương tự như các trẻ khác. Một số trẻ sẽ đói nhiều và lên cân khi điều trị, trẻ mắc hội chứng thận hư nên khuyến khích ăn những thức ăn có năng lượng thấp như rau củ và hoa quả

Chế Độ Ăn Cho Trẻ Như Thế Nào

6. Một số lưu ý khi tiêm vắc xin cho trẻ?

  • Tất cả trẻ mắc hội chứng thận hư nên tiêm vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng, ngoại trừ vắc xin sống như thủy đậu, sởi, lao không được tiêm trong thời gian trẻ đang điều trị bằng các thuốc steroid liều cao hoặc đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch khác. Trẻ có thể tiêm những vắc xin đó sau 1 tháng ngừng thuốc liều cao hoặc giảm liều thấp, tuy nhiên cần trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị

#pasteurclinic

#children

#hoichungthanhu

Tham khảo: Bệnh viện Nhi Trung ương

Hãy đặt ngày câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được phòng khám tư vấn và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân.

❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin

❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn khám

❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng

Từ khóa » Nguyên Nhân Hội Chứng Thận Hư ở Trẻ Em