Hội Có Tính Chất đặc Thù Có được Cấp Kinh Phí để Thực Hiện Các Hoạt ...

Theo tôi được biết, nước ta hiện có một số hội là hội có tính chất đặc thù. Vậy Hội Nhà văn Việt Nam có phải là một hội có tính chất đặc thù hay không? Hội này có những quyền và nghĩa vụ gì? Hội có tính chất đặc thù có được cấp kinh phí để thực hiện các hoạt động, dự án của hội đề ra hay không? Mục lục bài viết Nội dung chính
  • Hội Nhà văn Việt Nam có phải là một hội có tính chất đặc thù không?
  • Hội có tính chất đặc thù có những quyền và nghĩa vụ gì?
  • Hội có tính chất đặc thù có được cấp kinh phí để thực hiện các hoạt động, dự án của hội đề ra hay không?

Hội Nhà văn Việt Nam có phải là một hội có tính chất đặc thù không?

Hội có tính chất đặc thù được quy định tại Điều 33 Nghị định 45/2010/NĐ-CP cụ thể như sau:

"Điều 33. Hội có tính chất đặc thù
Hội có tính chất đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định, thực hiện các quy định chung tại Nghị định này và quy định của Điều này, Điều 34, Điều 35 của Nghị định này."

Theo đó, tại Phụ lục về danh sách hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước ban hành kèm theo Quyết định 68/2010/QĐ-TTg năm 2010 có nêu một số hội là hội có tính chất đặc thù, trong đó có:

"[...]
5. Hội Nhà báo Việt Nam
[...]"

Như vậy, Hội Nhà văn Việt Nam là một trong những hội có tính chất đặc thù theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hội có tính chất đặc thù có những quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 34 Nghị định 45/2010/NĐ-CP, quyền và nghĩa vụ của hội có tính chất đặc thù được quy định như sau:

"Điều 34. Quyền, nghĩa vụ của hội có tính chất đặc thù
1. Quyền của hội có tính chất đặc thù:
a) Tham gia với các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực hoạt động của hội;
b) Tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định của pháp luật;
c) Tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chính sách, chương trình, đề tài, dự án do cơ quan nhà nước yêu cầu về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Nghĩa vụ của hội có tính chất đặc thù:
a) Tập hợp, nghiên cứu ý kiến, kiến nghị của các hội thành viên, hội viên theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hội để tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước;
b) Tập hợp các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia giỏi ở các hội thành viên và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội;
c) Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định của pháp luật."

Hội có tính chất đặc thù có được cấp kinh phí để thực hiện các hoạt động, dự án của hội đề ra hay không?

Hội có tính chất đặc thù có được cấp kinh phí để thực hiện các hoạt động, dự án của hội đề ra hay không?

Hội có tính chất đặc thù có được cấp kinh phí để thực hiện các hoạt động, dự án của hội đề ra hay không? (Nguồn ảnh: Internet)

Tại Điều 35 Nghị định 45/2010/NĐ-CP về chính sách của nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù có quy định như sau:

"Điều 35. Chính sách của nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù
1. Các hội có tính chất đặc thù được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao; bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động; được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, các dịch vụ công; thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội; thực hiện các chương trình, đề tài, dự án.
2. Việc cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao; bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động; tư vấn, phản biện và giám định xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
[...]"

Theo đó, khoản 1 Điều 7 Thông tư 03/2013/TT-BNV, được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 03/2014/TT-BNV có quy định cho tiết về vấn đề này như sau:

"Điều 7. Chế độ, chính sách đối với người công tác tại hội
1. Đối với hội có tính chất đặc thù
a) Được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao, hàng năm có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý biên chế việc sử dụng biên chế theo quy định. Các hội có tính chất đặc thù không phân bổ số biên chế được giao của hội cho các pháp nhân thuộc hội và các hội thành viên.
Trong trường hợp có sự điều chỉnh về thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, các hội có tính chất đặc thù lập hồ sơ điều chỉnh biên chế gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý biên chế xem xét, quyết định. Hồ sơ điều chỉnh biên chế gồm: Văn bản đề nghị, đề án điều chỉnh biên chế, xác định vị trí việc làm phù hợp với mô hình tổ chức, quy mô hoạt động, các tài liệu liên quan đến việc đề nghị điều chỉnh biên chế của hội.
b) Đối với công chức được luân chuyển làm việc tại các hội theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; chế độ, chính sách thực hiện theo quy định của pháp luật về công chức".
c) Đối với những người được tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao, chế độ, chính sách áp dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
d) Đối với những người đã nghỉ hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật được bầu giữ các chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội có tính chất đặc thù trong chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao, thì ngoài lương hưu, được hưởng thù lao từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội.
[...]"

Theo đó, đối với việc thực hiện các chương trình, đề tài, dự án, hội có tính chất đặc thù được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao và được bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được khuyến khích, tạo điều kiện thực hiện các hoạt động nói trên.

Từ khóa » Tính Chất đặc Thù Tiếng Anh Là Gì