Bộ Quốc phòng Việt Nam Quân kỳ Quân đội Nhân dân Việt NamThành lập 1945 Ngân sách 27.000 tỷ VNĐ (1,5 tỷ đôla Mỹ)[1]Nhân lực 450.000 lính chính quy, 5 triệu quân dự bị[1]Bộ trưởng Đại tướng Phùng Quang ThanhThứ trưởng Thượng tướng - Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Khắc Nghiên Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu Thượng tướng Phan Trung Kiên Thượng tướng Nguyễn Văn Được Trung tướng Trương Quang Khánh Trung tướng Nguyễn Chí VịnhĐịa chỉ Số 7 Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà NộiĐiện thoại 069 534223 - 069 532090Bộ Quốc phòng Việt Nam là một cơ quan trực thuộc Chính phủ, quản lý và điều hành Quân đội Nhân dân Việt nam, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ quốc gia. Bộ Quốc phòng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ huy, điều hành quân đội đồng thời là ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia, phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (Việt Nam). Giúp việc cho Bộ trưởng có các Thứ trưởng, Bộ Tổng Tham mưu, 5 Tổng cục, Bộ Tư lệnh Thủ đô và 7 Quân khu, 3 quân chủng, 6 binh chủng, 4 quân đoàn và một số cơ quan chức năng trực thuộc. Bộ Tổng Tham mưu và các Tổng cục Bộ Tổng Tham mưu Bài chi tiết: Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam • Tổng Tham mưu trưởng: Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên (từ tháng 8 năm 2006) Tổng cục Chính trị Bài chi tiết: Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam • Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: Đại tướng (6/7/2007) Lê Văn Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư BCH trung ương Đảng. Tổng cục Kỹ thuật Bài chi tiết: Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam • Chủ nhiệm Tổng cục:Trung tướng Nguyễn Châu Thanh (02/9/2009). Tổng cục Tình báo (Tổng cục 2) Bài chi tiết: Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng Việt Nam • Chủ nhiệm: Trung tướng Lưu Đức Huy Tổng cục Hậu cần Bài chi tiết: Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng Việt Nam • Chủ nhiệm Tổng cục: Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Phú 6/2009 • Chính uỷ: Thiếu tướng Nguyễn Công Tranh (quyết định bổ nhiệm công bố ngày 2/2009) Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Bài chi tiết: Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam • Chủ nhiệm Tổng cục: Thiếu tướng Nguyễn Đức Lâm. • Chính ủy: Thiếu tướng Lê Thanh Bình. Quân chủng và binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt NamQuân chủng Lục quân Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, không tổ chức Quân chủng Lục quân thành Bộ tư lệnh riêng mà các quân đoàn lục quân, các binh chủng chuyên môn trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam do Bộ Tổng tham mưu trực tiếp chỉ huy, lãnh đạo. Các binh chủng • 1- Binh chủng Pháo binh Trụ sở Bộ tư lệnh: Phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Tư lệnh: Thiếu tướng, Nguyễn Văn Côn Chính uỷ: Thiếu tướng Trần Hữu Định • 2- Binh chủng Hóa học Trụ sở Bộ tư lệnh: phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tư lệnh: Thiếu tướng (09/2008) Phạm Quốc Trung. Chính uỷ: Thiếu tướng Phạm Huy Thăng • 3- Binh chủng Công binh Trụ sở Bộ tư lệnh: phố 459 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Tư lệnh: Thiếu tướng, Dương Đức Hòa Chính uỷ: Thiếu tướng Hoàng Sỹ Nam • 4- Binh chủng Tăng-Thiết giáp Trụ sở Bộ tư lệnh: đường Phạm Văn Đồng, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Tư lệnh: Thiếu tướng Vũ Bá Đăng. Chính uỷ: Đại tá Nguyễn Đức Cường (nguyên Phó Chính uỷ Binh chủng) • 5- Binh chủng Thông tin liên lạc Trụ sở Bộ tư lệnh: phố Giang Văn Minh, quận Ba Đình, Hà Nội. Tư lệnh: Thiếu tướng Ngô Văn Sơn Chính uỷ: Thiếu tướng Nguyễn Văn Châu • 6- Binh chủng Đặc công Trụ sở Bộ tư lệnh: huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tư lệnh: Thiếu tướng, Phạm Hữu Chính. Chính uỷ: Thiếu tướng Đào Văn QuânCác quân đoàn chủ lực • 1- Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng) Trụ sở Bộ tư lệnh: Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Tư lệnh: Thiếu tướng Trần Anh Vinh (nguyên Tham mưu trưởng QĐ1) Chính ủy: Thiếu tướng Mai Văn Lý (thay Thiếu tướng Nguyễn Văn Động giữ chức Cục trưởng Cục Cán bộ - Tổng cục Chính trị). Các sư đoàn: 308, 312, 320B,... • 2- Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang) Trụ sở Bộ tư lệnh: Thị trấn Vôi, Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Đức Thận (21/12/2007) thay Thiếu tướng Thiều Chí Đinh Chính ủy: Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Thăng Các sư đoàn: 304, 306, 325, Lữ đoàn phòng không chủ lực 673. • 3- Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) Trụ sở Bộ tư lệnh: Phường Thắng Lợi, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Tư lệnh: Đại tá Nguyễn Đức Hải thay Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Phú Các Sư đoàn: 31, 10,320A, Trung đoàn Tăng 273, trung đoàn 7 Công binh, Trung đoàn Pháo cao xạ 234, Trung đoàn Pháo binh 40.. • 4- Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long) Trụ sở Bộ tư lệnh: Khu công nghiệp Sóng Thần, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành Chính ủy: Thiếu tướng Lê Thái Bê. Các sư đoàn: 7, 9, 309... Quân chủng Hải quân Bài chi tiết: Hải quân Nhân dân Việt Nam • Tư lệnh: Chuẩn đô đốc Lê Văn Đạo • Chính ủy: Phó đô đốc Hải quân Trần Thanh Huyền Quân chủng Phòng không-Không quân Bài chi tiết: Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam Xem thêm: Không quân Nhân dân Việt Nam • Tư lệnh: Trung tướng Lê Hữu Đức, • Chính ủy: Trung tướng Phương Minh Hòa (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam), Bộ đội Biên phòng Bài chi tiết: Bộ đội Biên phòng Việt Nam • Tư lệnh: Trung tướng (2009) Trần Hoa thay Trung tướng Tăng Văn Huệ nghỉ hưu theo các quyết định công bố ngày 31/12/2007. • Chính ủy: Trung tướng (2009) Võ Trọng Việt. Bộ Tư lệnh Thủ đô và các Quân khu Bộ Tư lệnh Thủ đô Bảo vệ Thủ đô Việt Nam • Tư lệnh: Thiếu tướng Phí Quốc Tuấn • Chính ủy: Đại tá Lê Hùng Mạnh Xem chi tiết Quân khu Thủ đô Quân khu 1 Bảo vệ vùng Biên giới phía Bắc • Bộ tư lệnh đóng ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên • Tư lệnh: Trung tướng Nguyễn Văn Đạo, {thay Trung tướng Phạm Xuân Thệ (về hưu theo quyết định công bố ngày 31/12/2007)). • Chính ủy: Trung tướng Vi Văn Mạn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam • Phó Chính ủy: Thiếu tướng Đinh Thế Hòa. Quân khu 2 Bảo vệ vùng Tây Bắc • Bộ tư lệnh đóng ở thành phố Việt Trì • Tư lệnh: Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (thay Trung tướng Ma Thanh Toàn ngày 7/2/2007). • Chính ủy: Trung tướng Lê Minh Cược Quân khu 3 Bảo vệ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng. • Bộ tư lệnh đóng ở thành phố Hải Phòng. • Tư lệnh: Trung tướng Nguyễn Văn Lân. • Chính ủy: Thiếu tướng Lương Cường(quyết định công bố ngày 31/12/2007). Quân khu 4 Bảo vệ vùng Bắc Trung Bộ • Bộ tư lệnh đóng ở thành phố Vinh • Tư lệnh: Trung tướng Nguyễn Hữu Cường . • Chính ủy: Trung tướng Mai Quang Phấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam • Phó chính ủy:Thiếu tướng Trương Đình Quý Quân khu 5 Bảo vệ vùng Nam Trung Bộ Việt Nam bao gồm Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ • Trụ sở Bộ tư lệnh: thành phố Đà Nẵng • Tư lệnh: Trung tướng Nguyễn Trung Thu (từ tháng 10/2007). • Chính ủy: Trung tướng Nguyễn Thành Đức ( 2009 ) Quân khu 7 Binh lính gác cổng Quân khu 7 Bảo vệ vùng Đông Nam Bộ. • Bộ tư lệnh đóng ở Thành phố Hồ Chí Minh. • Tư lệnh: Trung tướng Triệu Xuân Hòa (Từ tháng 02-2009) • Chính ủy: Trung tuớng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam • Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng: Thiếu tướng Trần Đơn (nguyên Chỉ huy trưởng BCHQS tỉnh Tây Ninh) Quân khu 9 Bảo vệ vùng Tây Nam Bộ. • Bộ tư lệnh đóng ở thành phố nhà quê Cần Thơ. • Tư lệnh: Trung tướng Trần Phi Hổ (31/12/2007), • Chính ủy: Trung tuớng Nguyễn Việt Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Học viện, trường đại học, trường sĩ quan trực thuộc Bộ • 1 - Học viện Quốc phòng Việt Nam, tức Học viện Quân sự cấp cao trực thuộc Chính phủ Việt Nam, thành lập năm 1976, là trung tâm đào tạo tướng lĩnh và sĩ quan chỉ huy cấp chiến dịch-chiến lược quân sự cho tất cả các quân chủng, binh chủng, quân khu, quân đoàn và các cơ quan đơn vị trong toàn quân. Trụ sở chính: đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội (đối diện Viện Toán học Việt Nam). Giám đốc: Trung tướng Nguyễn Như Hoạt. Chính ủy: Thiếu tướng Đỗ Đức Tuệ. • 2 - Học viện Chính trị Quân sự (Học viện quân sự cấp trung). o Giám đốc: Trung tướng, phó giáo sư Lê Minh Vụ o Cơ sở 1: Hà Đông, Hà Nội, thành lập năm 1951 với tên gọi ban đầu là Trường Chính trị Trung cấp, đào tạo sĩ quan chính trị cấp trung đoàn, sư đoàn (chính ủy)[2]. o Cơ sở 2 [3](Trường Sĩ quan Chính trị): ở Bắc Ninh,thành lập năm 1976, đào tạo sĩ quan chính trị cấp phân đội (chính trị viên đại đội, tiểu đoàn) trình độ đại học và cao đẳng [4]. • 3 - Học viện Lục quân Đà Lạt (Học viện quân sự cấp trung), thành lập năm 1974, Đào tạo cán bộ sĩ quan Lục quân chiến thuật-chiến dịch cấp cấp trung đoàn-sư đoàn các chuyên ngành chỉ huy tham mưu Lục quân (tương ứng với các binh chủng thuộc quân chủng Lục quân). Trụ sở chính: Đà Lạt. Giám đốc: Trung tướng, phó giáo sư Nguyễn Đức Xê. • 4 - Học viện Kỹ thuật Quân sự (Học viện quân sự cấp trung, đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam). Thành lập năm 1966. Giám đốc: Trung tướng, Giáo sư, TSKH toán học Phạm Thế Long Chính ủy: Thiếu tướng Vũ Văn Luận. • 5 - Học viện Quân y. Thành lập năm 1949. Giám đốc: Thiếu tướng, PGS.TS. Nguyễn Tiến Bình. Chính ủy: Thiếu tướng Vũ Đăng Khiên • 6 - Học viện Hậu cần. Thành lập năm 1974 trên cơ sở trường sĩ quan Hậu cần (thành lập năm 1951). Giám đốc: Trung tướng Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Minh Tại. Chính ủy: Đại tá, TS Vũ Văn Đức. • Trụ sở chính: Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội. • Cơ sở 2: Sơn Lộc, Sơn Tây, Hà Nội. • 7 - Trường Sĩ quan Lục quân 1. Thành lập năm 1945. Đào tạo sĩ quan Lục quân chiến thuật cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) trình độ cử nhân khoa học quân sự (đại học và cao đẳng) các chuyên ngành: Binh chủng hợp thành (Tham mưu Lục quân), Bộ binh, Bộ binh cơ giới, Hỏa khí (chỉ huy kỹ thuật vũ khí), Trinh sát Lục quân cho các cơ quan đơn vị quân khu, quân đoàn phía bắc Việt Nam. Trụ sở chính: thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Hiệu trưởng: Thiếu tướng Trần Quốc Phú Chính ủy: Thiếu tướng Nguyễn Văn Việt. • 8 - Trường Sĩ quan Lục quân 2. Thành lập năm 1961. Đào tạo sĩ quan Lục quân chiến thuật cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) trình độ cử nhân khoa học quân sự (đại học và cao đẳng) các chuyên ngành: Binh chủng hợp thành (Tham mưu Lục quân), Bộ binh, Bộ binh cơ giới, Hỏa khí (chỉ huy kỹ thuật vũ khí), Trinh sát Lục quân cho các cơ quan đơn vị quân khu, quân đoàn phía nam Việt Nam. Trụ sở chính: Long Thành, Đồng Nai. Hiệu trưởng: Thiếu tướng Vũ Đức Hinh. Chính ủy: Thiếu tướng Phạm Văn Dỹ. Xem tiếp các Học viện và trường khác trực thuộc Tổng cục, Quân chủng, binh chủng: Danh sách các trường đại học, cao đẳng quân sự Việt Nam Văn phòng Bộ và các Cơ quan và Đơn vị khác trực thuộc Bộ Quốc phòng Trung tướng Phạm Thanh Lân, cục trưởng Cục Đối ngoại quân sự. • Bộ Tư lệnh bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Văn Cương. Chính uỷ: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm. • Thanh tra Bộ Chánh Thanh tra: Trung tướng Phạm Phú Thái. • Văn phòng Bộ Quốc phòng Chánh văn phòng: Trung tướng Nguyễn Thế Lực. • Cục Cảnh sát biển Cục trưởng: Trung tướng Phạm Đức Lĩnh. • Cục Tài Chính Cục trưởng: Trung tướng Phạm Quang Phiếu. • Cục Kế hoạch và Đầu tư Thành lập ngày 24 tháng 12 năm 1998. Cục trưởng: Thiếu tướng Phạm Quang Vinh. • Cục Kinh tế Thành lập ngày 24 tháng 12 năm 1998. Cục trưởng: Thiếu tướng PGS, TS Trần Trung Tín. Phó cục trưởng: Thiếu tướng, Phạm Văn Sang. • Cục Khoa học Công nghệ và Môi trường Trụ sở: Số 2 Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, Hà Nội. Cục trưởng: Thiếu tướng, Tiến sĩ Cao Tiến Hinh. • Cục Cứu hộ-cứu nạn Cục trưởng: Trung tướng Nguyễn Sơn Hà. • Cục Đối ngoại quân sự Đến nay (2006), Việt Nam đã đặt Tuỳ viên quân sự, quốc phòng tại 25 nước và có 36 nước đặt Tuỳ viên quân sự, quốc phòng tại Việt Nam. Cục trưởng: Trung tướng Phạm Thanh Lân. • Cục Điều tra hình sự Cục trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hạ. • Cục Thi hành án Cục trưởng: Thiếu tướng Lê Văn Hợp. • Viện Chiến lược Quân sự Viện trưởng: Trung tướng, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thái Bình. • Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự Giám đốc: Thiếu tướng, TSKH Nguyễn Quang Bắc. • Viện Lịch sử Quân sự Viện trưởng: • Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga. Tổng giám đốc: Thiếu tướng Trịnh Quốc Khánh. • Trung tâm Thông tin Khoa học, Công nghệ và Môi trường Giám đốc: Thiếu tướng Từ Linh • Bệnh viện Trung ương quân đội 108 Giám đốc: Thiếu tướng PGS.TS Trần Duy Anh. Chính ủy: Thiếu tướng PGS.TS Nguyễn Trọng Chính. • Bệnh viện Trung ương quân đội 175 Giám đốc: Thiếu tướng Nguyễn Phục Quốc Chính ủy: Thiếu tướng Nguyễn Văn Bính. • Viện Y học cổ truyền Quân đội Giám đốc: Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hà Chính ủy: Thiếu tướng Trương Quốc Trung • Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) [5]. Tổng giám đốc (Tư lệnh): Thiếu tướng Hoàng Anh Xuân. Chính uỷ: Thiếu tướng Dương Văn Tính • Tổng Công ty bay Dịch vụ Việt Nam Tổng giám đốc: Đại tá Hà Tiến Dũng • Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12). Tổng giám đốc (Tư lệnh): Thiếu tướng Lương Sỹ Nhung Chính ủy Binh đoàn 12 kiêm Phó Tổng giám đốc: Thiếu tướng Trần Thanh Hải. • Tổng Công ty Thành An (Binh đoàn 11) [6]. Địa chỉ: 141 Hồ Đắc Di, quận Đống Đa, Hà Nội. Tổng giám đốc (Tư lệnh): Thiếu tướng Bùi Quang Vinh Phó Tổng giám đốc (Phó Tư lệnh chính trị): Đại tá Ngô Quốc Quỳ • Tổng Công ty 15 (Binh đoàn 15). Địa chỉ: Phường Yên Thế, thành phố Pleiku, Gia Lai. Tổng giám đốc (Tư lệnh): Thiếu tướng Nguyễn Xuân Sang. • Binh đoàn 16 Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Doãn Não. • Tổng Công ty Đông Bắc [7]. Tổng giám đốc (Tư lệnh): Thiếu tướng, Nguyễn Mạnh Đạt. • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội. Thành lập 9/11/1994. Tổng giám đốc (Tư lệnh): Đại tá, Nguyễn Văn Bé. • Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội Lịch sử • Theo Sắc lệnh số 34 NV của Chủ tịch Chính phủ ký ngày 25 tháng 3 năm 1946 về tổ chức Bộ Quốc phòng thì Bộ Quốc phòng có Văn phòng và 10 cục chuyên môn: 1. Chế tạo quân nhu Cục. Cục trưởng: Vũ Anh. 2. Chế tạo quân giới Cục (được thành lập sau này). 3. Chính trị Cục. Cục trưởng: Hoàng Đạo Thúy. 4. Tình báo Cục (được thành lập sau này) 5. Quân chính Cục. Cục trưởng: Phan Tử Lăng. 6. Quân huấn Cục. Cục trưởng: Phan Văn Phác. 7. Công chính giao thông Cục. Cục trưởng: Nguyễn Văn Tính. 8. Quân pháp Cục. Cục trưởng: Lê Văn Chất. 9. Quân nhu Cục. Cục trưởng: Vũ Anh. 10. Quân y Cục (được thành lập ngày 16 tháng 4 năm 1946). Cục trưởng: Vũ Văn Cẩn. • 6 tháng 5 năm 1946: thành lập Cục Tổ chức, theo Sắc lệnh số 60/SL. Cục trưởng: Nguyễn Trọng Vĩnh • 4 tháng 2 năm 1947: thành lập Cục Quân giới (nay phát triển thành Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quân sự, Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam). Cục trưởng: Trần Đại Nghĩa • 20 tháng 3 năm 1947: thành lập Cục Tình báo • 25 tháng 1 năm 1948: thành lập Cục Tổng Thanh tra. Tổng Thanh tra: Lê Thiết Hùng • Tháng 5 năm 1949: thành lập Cục Pháo binh • 18 tháng 6 năm 1949: thành lập Cục Vận tải • 11 tháng 7 năm 1950: thành lập Tổng cục Chính trị và Tổng cục Cung cấp (nay là Tổng cục Hậu cần); quy định Bộ Tổng Tư lệnh gồm Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp, Đoàn Thanh tra và Văn phòng. • 4 tháng 3 năm 1951: thành lập Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Cục trưởng: Phan Phúc Tường. • 28 tháng 10 năm 1966; Thành lập Phân hiệu II Đại học Bách khoa, năm 1968 chuyển thành trường Đại học Kỹ thuật Quân sự, tiền thân của Học viện Kỹ thuật quân sự. • 10 tháng 9 năm 1974: thành lập Tổng cục Kỹ thuật • 5 tháng 4 năm 1976: thành lập Tổng cục Xây dựng Kinh tế (Nghị định 59/CP). Các Chủ nhiệm Tổng cục: Đồng Sĩ Nguyên (1976-1977), Hoàng Thế Thiện (1977-1980),..., Trần Sâm (1982-1986). Đến ngày 7 tháng 11 năm 1985 chuyển thành Tổng cục Kinh tế (nay là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng). • 24 tháng 12 năm 1998: thành lập Cục Kinh tế và Cục Kế hoạch và Đầu tư. Sách trắng về quốc phòng Nhằm mục đích bày tỏ quan điểm của Việt Nam về những vấn đề an ninh mới của khu vực và thế giới, Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố sách trắng về quốc phòng của Việt Nam. Sách trắng lần thứ nhất mang tên "Việt Nam củng cố quốc phòng bảo vệ Tổ quốc" vào năm 1998. Sách trắng lần hai vào ngày 9 tháng 12 năm 2004 với tên gọi là "Quốc phòng Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XXI", được xuất bản bằng hai thứ tiếng Việt và tiếng Anh, gồm 3 phần chính: Chính sách quốc phòng Việt Nam, Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Với chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích của các quốc gia khác theo những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế, chủ trương không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình, không sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực đối với nước khác. Ngoài ra Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông nhưng sẵn sàng thương lượng đàm phán hòa bình. Sách trắng lần thứ ba vào ngày 8 tháng 12 năm 2009[1]. Ngân sách quốc phòng Bộ Quốc phòng không công bố con số về ngân sách quốc phòng, đây có lẽ là một bí mật, nhưng các báo nước ngoài (BBC) thì tin rằng vào năm 2004 ngân sách quốc phòng của Việt Nam khoảng 1 tỷ đô la, chiếm khoảng 2,5% GDP[2]. Ngân sách quốc phòng Việt Nam năm 2008 là 27.000 tỉ đồng, tương đương 1,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP)[1] Lực lượng quốc phòng Sách trắng không công bố con số lực lượng quốc phòng. Tài liệu nước ngoài cho biết, quân đội chính quy Việt Nam có khoảng 480.000 người, lực lượng dự bị có khoảng 4.500.000 người.Văn phòng sưu tầm |