Hỏi đáp Bác Sĩ: Uống Thuốc Tránh Thai Hàng Ngày Lâu Dài Có Hại Không?

Bạn đọc hỏi

Chào Bác sĩ! Tôi 33 tuổi, đã dùng thuốc tránh thai hàng ngày trong 1 năm. Tôi nhận thấy phương pháp ngừa thai này khá ổn với mình nên muốn tiếp tục sử dụng lâu dài trong tương lai. Song tôi không biết uống thuốc tránh thai hàng ngày lâu dài có hại không? Tôi cần chú ý những gì trong quá trình dùng thuốc ngừa thai hàng ngày? Cảm ơn bác sĩ!

(Mai Khanh – Bình Dương)

Bác sĩ trả lời

Với câu hỏi uống thuốc tránh thai hàng ngày lâu dài có hại không của độc giả Mai Khanh, Bác sĩ Tạ Trung Kiên, hiện đang hợp tác chuyên môn với Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai trả lời cụ thể như sau:

Thuốc tránh thai hàng ngày là một dạng thuốc ngừa thai kiểu viên uống chứa hormone kiểm soát hoạt động của buồng trứng và tử cung. Từ đó giảm khả năng thụ thai ở người uống thuốc.

Hầu hết các loại thuốc tránh thai hàng ngày dạng viên uống có chứa các hormone estrogen và progesterone. Một số loại chứa cả 2 thành phần, trong khi một số loại chỉ có progesterone.

Sử dụng viên uống tránh thai sẽ làm thay đổi chất nhầy cổ tử cung, gây khó khăn cho tinh trùng khi đi qua cổ tử cung để tìm tới trứng. Đồng thời, thuốc tránh thai cũng làm thay đổi cửa sổ làm tổ buồng trứng, thay đổi niêm mạc tử cung, không cho trứng đã thụ tinh phát triển thành phôi thai.

>>> Hãy đọc thêm: Bác sĩ phân tích ưu-nhược điểm của 8 biện pháp tránh thai hiện đại

Uống thuốc tránh thai hàng ngày lâu dài có hại không? Ngoài tác dụng chính là ngừa thai, thuốc tránh thai hàng ngày còn có các tác dụng sau:

Tác dụng có lợi

uống thuốc ngừa thai hàng ngày lâu dài có hại không

  • Thuốc tránh thai đẹp da: Cải thiện nội tiết tố, từ đó giảm mụn thâm, thay đổi sức sống cho làn da theo hướng tích cực.
  • Không gây cản trở hoạt động tình dục cũng như khả năng sinh sản. Ngay khi ngừng thuốc, người phụ nữ vẫn có khả năng thụ thai bình thường
  • Phát huy hiệu quả ngừa thai ngay từ những ngày đầu sử dụng. 
  • Điều hòa kinh nguyệt

Tác dụng không mong muốn

  • Mất cân bằng tính estrogen và tính progestogen. 
  • Thay đổi tính chất hành kinh dưới nhiều hình thức như thay đổi lượng của máu kinh, độ dài kỳ kinh…
  • Triệu chứng của cường estrogen tương đối như đau căng vú, nhức đầu, buồn nôn…
  • Triệu chứng đến từ nguồn gốc của progesteron dùng như rụng tóc, khô âm đạo, mụn, tăng cân, giảm ham muốn.

>>> Hãy đọc thêm: Uống thuốc ngừa thai bị nám da phải làm sao?

Trong số hiếm các trường hợp, sử dụng thuốc tránh thai kết hợp có khả năng làm tăng nguy cơ đông máu, đau tim và đột quỵ thuyên tắc tĩnh mạch chi. Các nguy cơ đông máu gia tăng ở phụ nữ thừa cân khi sử dụng thuốc ngừa thai.

Mỗi cá thể thường có thể tạng nội tiết khác nhau, nên sẽ có mức độ nhạy cảm khác nhau với các loại nội tiết tổng hợp ngoại sinh khác nhau. Vì thế, trong phần lớn các trường hợp, người dùng loại phối hợp 2 thành phần không cần phải ngưng thuốc khi có tác dụng ngoại ý, mà chỉ cần chuyển đổi sang một thương phẩm khác có hàm lượng thành phần khác đi.

Uống thuốc ngừa thai lâu dài còn có thể gây ra một số bất lợi như: 

Việc uống thuốc ngừa thai lâu dài có thể làm tăng nguy cơ thuyên tắc mạch. Đặc biệt, người mắc bệnh đau nửa đầu nên tránh dùng viên uống tránh thai hàng ngày. Hơn nữa, đã có nghiên cứu thấy việc dùng thuốc ngừa thai có chứa estrogen có khả năng làm tăng huyết áp, đặc biệt đối với những người có bệnh sử gia đình có người tăng huyết áp, thay đổi chu trình chuyển hoá mỡ.

Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc tránh thai dài ngày

  • Theo dõi và tuân thủ lịch uống thuốc đều đặn là quan trọng. Việc chủ quan, quên liều làm tăng nguy cơ có thai ngoài ý muốn.
  • Theo dõi các triệu chứng có thể có đối với các tác động bất lợi của thuốc.
  • Nếu nghi ngờ mình bị huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc nghẽn mạch phổi khi dùng thuốc tránh thai, nên ngưng dùng thuốc tránh thai ngay cho đến khi các kết quả của các xét nghiệm chẩn đoán có thể xác nhận hoặc loại trừ chẩn đoán. 
  • Ngoài ra, bạn nên ngừng thuốc tránh thai ít nhất 1 tháng trước khi có bất kỳ cuộc giải phẫu lớn nào cần sự bất động trong một thời gian dài và nên dùng lại 1 tháng sau đó. Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch nguyên phát không nên sử dụng các thuốc ngừa thai chứa estrogen.

uống thuốc ngừa thai hàng ngày lâu dài có hại không

 Thuốc ngừa thai chỉ có progestin có thể gây chảy máu bất thường. Nếu ra máu nhiều và dai dẳng trong thời gian uống thuốc tránh thai hàng ngày, bạn nên đi khám để đánh giá tình trạng thiếu máu và được kê toa thuốc điều chỉnh thích hợp.

Nếu phụ nữ có tiền sử rối loạn gan, cần kiểm tra để xác nhận chức năng gan bình thường trước khi được kê toa. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (ví dụ những người có tiền sử gia đình, bị tiểu đường thai kỳ, người đẻ trẻ sơ sinh có cân nặng cao hoặc những người có dấu hiệu kháng insulin như acanthosis nigricans) cần được kiểm tra sàng lọc glucose huyết thanh và hoàn thiện hồ sơ huyết thanh lipid hàng năm.

Nguy cơ ung thư cổ tử cung tăng nhẹ ở những phụ nữ đã sử dụng thuốc tránh thai trên 5 năm. Tuy nhiên, sau khi dừng thuốc 10 năm, thì nguy cơ ung thư cổ tử sẽ giảm ở mức cơ bản so với người chưa bao giờ dùng thuốc tránh thai.

Mặc dù tăng nguy cơ đột quỵ là do thuốc tránh thai đường uống (OCs), nhưng thuốc ngừa thai kết hợp liều thấp không làm tăng nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ khỏe mạnh, bình thường, không hút thuốc. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng thần kinh khu trú, chứng mất ngôn ngữ hoặc các triệu chứng khác có thể dự báo nguy cơ đột quỵ phát triển thì nên ngừng thuốc. Người hút thuốc trên 35 tuổi không nên sử dụng các biện pháp tránh thai có chứa estrogen bởi vì tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và/ hoặc đột quỵ.

Bác sĩ hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp độc giả của Hello Bacsi giải đáp thắc mắc uống thuốc tránh thai hàng ngày lâu dài có hại không. Từ đó có những lựa chọn phù hợp cho mình. Bạn cũng có thể đọc thêm các bài viết về cách ngừa thai sau đây:

Tổng hợp phương pháp tránh thai dành cho cả hai giới

Cách uống thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả ngừa thai

Miếng dán tránh thai: Công dụng, cách dùng và tác dụng phụ

[embed-health-tool-ovulation]

Từ khóa » Có Nên Dùng Thuốc Tránh Thai Hàng Ngày Lâu Dài