Hỏi đáp Bệnh Viêm Họng Mãn Tính Có Chữa được Không? | TCI Hospital

Viêm họng khi tái phát liên tục trở thành mãn tính sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của bệnh nhân. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: “Viêm họng mãn tính có chữa được không?”

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. 02 vấn đề phổ biến xung quanh việc điều trị viêm họng mãn tính
    • 1.1. Viêm họng mạn tính và những biến chứng nghiêm trọng
      • Biến chứng tại chỗ
      • Biến chứng gần
      • Biến chứng xa
    • 1.2. “Viêm họng mãn tính có chữa được không”?
  • 2. Giải đáp “Viêm họng mãn tính có chữa được không”?
      • Quá trình điều trị
  • 3. Cách phòng ngừa viêm họng mãn tính
      • Vệ sinh
      • Dinh dưỡng
      • Thói quen

1. 02 vấn đề phổ biến xung quanh việc điều trị viêm họng mãn tính

Chữa viêm họng mãn tính là cả một chặng đường dài mà không phải ai cũng hiểu và nắm rõ

1.1. Viêm họng mạn tính và những biến chứng nghiêm trọng

Các bệnh lý tai mũi họng mãn tính nói chung nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ gây nên nhiều hệ quả xấu. Trước hết, cuộc sống và tâm lý người bệnh bị cản trở nghiêm trọng do các biểu hiện như ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng,… kéo dài. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bệnh nhân, về lâu dài sẽ dẫn tới các biến chứng.

Riêng với viêm họng kéo dài, các biến chứng thường gặp là:

Biến chứng tại chỗ

Các hạt và tổ chức lympho sẽ gây nên hiện tượng áp xe, viêm, tấy xung quanh vòm họng, viêm amidan,…

02 vấn đề phổ biến xung quanh việc điều trị viêm họng mãn tính

Các bệnh lý tai mũi họng mãn tính nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây nên nhiều hệ quả xấu

Biến chứng gần

Lúc này, bệnh đã lan từ mũi, xoang, tới các cơ quan hô hấp xung quanh, gây ra các bệnh lý viêm nhiễm như: viêm xoang, viêm mũi, viêm phế quản, khí quản, thanh quản, viêm phổi,…

Biến chứng xa

Khi viêm họng mạn tính có cơ hội lan xa và phát triển, nó khiến các triệu chứng của người bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng. Bệnh nhân ho liên tục kéo dài, họng sưng to, nhiều đờm, đau đầu dữ dội,… Kéo theo đó là tăng cao nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như viêm khớp, viêm màng ngoài tim, ung thư vòm họng. Tính mạng có thể bị đe dọa bởi ung thư bất cứ lúc nào.

Vì những hệ lụy trên, các chuyên gia luôn khuyến cáo người bị viêm họng cần chú ý điều trị dứt điểm từ sớm. Trên thực tế, không phải ai cũng chủ động và coi trọng sức khỏe của mình như vậy.

Viêm họng mạn tính và những biến chứng nghiêm trọng

Ung thư vòm họng – biến chứng nghiêm trọng của viêm họng mạn tính

1.2. “Viêm họng mãn tính có chữa được không”?

Trước hết, họng viêm mạn tính bắt nguồn từ bệnh lý viêm họng cấp tính. Đây là căn bệnh phổ biến dễ gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi, đặc biệt là tại Việt Nam với khí hậu thất thường. Tuy nhiên cũng vì dễ gặp nên khi điều trị bệnh đã có những trường hợp sau:

– Người bệnh chủ quan, không chữa hoặc chữa không dứt điểm

– Chữa bệnh sai cách

– Bệnh tái phát nhiều lần do thói quen sinh hoạt, lối sống không đảm bảo,…

– Bệnh nhân chữa theo nhiều cách khác nhau nhưng không hiệu quả

– Phát hiện bệnh quá muộn Theo đó, viêm họng cấp tính dần trở thành mạn tính. Nó gây cho người bệnh vô vàn hệ quả như đã kể trên.

Vì sao câu hỏi “Viêm họng mãn tính có chữa được không” phổ biến?

Người bệnh chủ quan, không chữa hoặc chữa không dứt điểm khiến họng viêm mạn tính

2. Giải đáp “Viêm họng mãn tính có chữa được không”?

So với viêm họng cấp tính, viêm mạn tính dai dẳng, tái phát nhiều khiến việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên bệnh lý này vẫn có thể chữa khỏi.

Trước hết, người bệnh cần có sự tin tưởng hoàn toàn, kiên trì phối hợp theo chỉ định của bác sĩ. Cùng với các biện pháp, kỹ thuật y tế, bệnh nhân còn cần thay đổi các thói quen trong sinh hoạt, dinh dưỡng, lối sống,… Thời gian điều trị của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Nó phụ thuộc vào phác đồ, sự tuân thủ và thay đổi.

Quá trình điều trị

Sau khi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán, người bệnh viêm họng mạn sẽ được chỉ định phác đồ phù hợp. Nguyên tắc là phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và trị dứt điểm các tác nhân đó.

Nếu viêm họng là triệu chứng của bệnh viêm amidan, viêm xoang, trào ngược,… người bệnh cần chữa dứt điểm các bệnh này để chấm dứt dấu hiệu bệnh.

Giải đáp “Viêm họng mãn tính có chữa được không” sao cho đúng?

Nếu viêm họng là triệu chứng của bệnh viêm amidan, người bệnh cần chữa dứt điểm bệnh

Nhằm mục đích giảm viêm đau, se niêm mạc, bệnh nhân được chỉ định bôi thuốc và súc họng. Đồng thời mũi cần được giữ sạch bằng cách nhỏ và rửa nước muối thường xuyên, tránh làm bệnh thêm trầm trọng.

Để khắc phục các triệu chứng khác của viêm họng, người bệnh có thể dùng thêm thuốc kháng viêm, thuốc ho, chống dị ứng, thuốc làm lỏng chất nhày,…

Như đã nói, điều trị bằng thuốc chưa đủ, bệnh nhân cần có chế độ sống khoa học. Chế độ vận động, làm việc, nghỉ ngơi rõ ràng. Bổ sung vitamin, khoáng chất trong ăn uống nhằm tăng đề kháng. Đặc biệt, người bệnh cần chú ý tái khám và tầm soát định kỳ để bác sĩ nắm được tình hình, đưa ra phác đồ phù hợp và chặn sớm các nguy cơ khác. Có như vậy bệnh lý viêm họng mạn tính mới có thể được chữa khỏi dứt điểm, tránh tái phát.

3. Cách phòng ngừa viêm họng mãn tính

Để tránh phải chịu những hậu quả không đáng có, chúng ta nên học cách ngừa viêm họng ngay từ sớm. Những phương pháp này xuất phát trực tiếp ngay từ cuộc sống thường nhật.

Vệ sinh

Luôn giữ sạch sẽ răng miệng, tai mũi họng là cách tiên quyết để phòng các bệnh lý về tai mũi họng. Nó giúp giảm đáng kể các nguy cơ viêm nhiễm họng. Ngoài đánh răng thường xuyên và đúng cách, mọi người nên súc họng hàng ngày với nước muối ấm hoặc dung dịch chuyên dụng. Khi ra đường hay lao động ở môi trường nhiều bụi, bạn nên có thói quen đeo khẩu trang.

Cách phòng ngừa bệnh lý về hô hấp

Ngoài đánh răng, mọi người nên súc họng hàng ngày với nước muối ấm

Dinh dưỡng

Chế độ ăn uống hàng ngày cần được bổ sung đủ vitamin và dưỡng chất nhằm tăng cường đề kháng. Những sản phẩm cần được giảm tới mức tối thiểu như bia rượu, thuốc lá, đồ cay nóng,….

Thói quen

Trước tiên, nếu bạn có thói quen hút thuốc lá thì cần từ bỏ ngay. Đây là nguyên nhân gây viêm họng hàng đầu. Thêm vào đó, mỗi người cần chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện các bất thường, xử lý kịp thời. Nếu bệnh nhân có các bệnh lý như viêm xoang, viêm amidan, trào ngược thực quản, dạ dày,…cần điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.

Chốt lại, chữa khỏi viêm họng mạn tính cần bắt đầu từ sự kiên trì, chủ động của người bệnh. Hãy tìm hiểu kỹ càng, tin tưởng chọn lựa cách chữa, người chữa chính xác, phù hợp.

Từ khóa » Viêm Họng Cấp Mãn Tính