[HỎI - ĐÁP] Chi Phí Lãi Vay Có được Vốn Hoá?
Có thể bạn quan tâm
TCDN -
Hỏi: Công ty chúng tôi có vướng mắc như sau muốn hỏi Quý Cơ quan: Công ty chúng tôi thành lập vào 29/06/2020 và đang trong quá trình đầu tư, xây dựng nhà xưởng, mua sắm các máy móc, thiết bị sản xuất giá trị lớn, trong đó có những tài sản, thiết bị mua về dùng được luôn và có những tài sản mày móc mua về cần phải qua quá trình lắp đặt, chạy thử (bao gồm cả việc thuê bên thứ ba lắp đặt) và dự kiến thời gian cho quá trình này ít nhất là 2-3 tháng. Do giá trị đầu tư lớn nên công ty chúng tôi có vay và phát sinh chi phí lãi vay. Công ty chúng tôi muốn hỏi các chi phí lãi vay phát sinh khi mua sắm tài sản phải qua quá trình lắp đặt, chay thử như trên có được vốn hóa theo Điều 35, Thông tư 200/2014/TT-BTC; Điều 4, Thông tư 45/2013/TT-BTC và Công văn số 14494/BTC_QLKT không?
Đáp:
Theo quy định tại các Đoạn 3, 7, 8 chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16- Chi phí đi vay (VAS 16) thì doanh nghiệp chỉ được vốn hóa chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang. Tài sản dở dang là những tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất cần một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán. Các chi phí đi vay được vốn hóa khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tai sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy.
Điểm d1 khoản 1 Điều 35 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp quy định: “Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm, bao gồm: Giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp để việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Chi phí lãi vay phát sinh khi mua sắm TSCĐ đã hoàn thiện (TSCĐ sử dụng được ngay mà không cần qua quá trình đầu tư xây dựng) không được vốn hóa vào nguyên giá TSCĐ”.
Như vậy, cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính, pháp luật kế toán (Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 - Chi phí đi vay, Thông tư số 200/2014/TT-BTC) đã quy định về việc vốn hóa chi phí lãi vay khi mua sắm máy móc, thiết bị. Do đó, đề nghị Quý Độc giả căn cứ vào các quy định nêu trên và thực tế tại đơn vị để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng quy định của pháp luật.
Theo BTC
Từ khóa » Cách Tính Chi Phí đi Vay được Vốn Hóa
-
Bàn Về Kế Toán Chi Phí đi Vay Khi áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán
-
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 16 - CHI PHÍ ĐI VAY
-
Vốn Hóa Chi Phí đi Vay Theo Chuẩn Mực Kế Toán VN Số 16 (VAS Số 16)
-
[PDF] Bản Tin IFRS - PwC
-
Chuẩn Mực Số 16 - Chi Phí đi Vay | VCS Việt Nam - Vcsvietnam
-
Quy định Về Vốn Hóa Chi Phí Lãi Vay - Es-Glocal
-
QUY ĐỊNH VỀ CHI PHÍ ĐI VAY ĐƯỢC VỐN HOÁ - LegalTech
-
VAS 16 - Chi Phí đi Vay | KRESTON.VN
-
Rủi Ro Từ Việc Vốn Hóa Chi Phí Lãi Vay - Tin Nhanh Chứng Khoán
-
Vốn Hóa Chi Phi Lãi Vay đầu Tư Thế Nào ? Chính Sách Lãi Suất Theo ...
-
Vốn Hóa Lãi Vay Vào Tài Sản Cố định Như Thế Nào?
-
Chi Phí Lãi Vay Là Gì? Công Thức Và điều Kiện được Trừ Khi Tính Thuế ...
-
IAS 23 – Chi Phí đi Vay - IFRS.VN
-
Chi Phí Lãi Vay Với Doanh Nghiệp Có Giao Dịch Liên Kết