Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính
Có thể bạn quan tâm
Nội dung thư độc giả hỏi về hạch toán lãi tiền gửi tại ngân hàng của đơn vị sự nghiệp công lập. Về vấn đề này Cục Quản lý giám sát Kế toán, Kiểm toán- Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Phụ lục số 02 Thông tư 107/2017/TT-BTC đã quy định các nguyên tắc kế toán đối với các tài khoản 353, 431, 515 và hướng dẫn một số bút toán liên quan để hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng trong các trường hợp khác nhau như: bổ sung trực tiếp vào Quỹ đặc thù; bổ sung trực tiếp vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; hoặc ghi nhận là doanh thu tài chính. Đơn vị cần căn cứ vào cơ chế tài chính đang áp dụng để hạch toán phù hợp.
Khoản 2 Điều 14 Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động bao gồm:
“a) Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Thu từ hoạt động dịch vụ;
c) Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);
d) Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.”
Điều 19 Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định:
“Điều 19. Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm
1. Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:
...
b) Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động:
- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định này;
- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm;
...
2. Đơn vị sự nghiệp không được chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ từ các nguồn kinh phí quy định tại các điểm c, d, e, g, h, i, k khoản 1 Điều 14 Nghị định này và kinh phí của nhiệm vụ phải chuyển tiếp sang năm sau thực hiện.”
Căn cứ quy định trên, trường hợp đơn vị tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị, được tính vào kết quả hoạt động tài chính hàng năm để trích lập các quỹ và trả thu nhập tăng thêm theo quy định. Do đó, khi phát sinh lãi tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
Có TK 515- Doanh thu tài chính.
Việc tính toán, xác định và nộp thuế TNDN, đơn vị thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về thuế.
Đề nghị độc giả nghiên cứu, thực hiện./.
Từ khóa » Hạch Toán Tk 353
-
Cách Hạch Toán Quỹ Khen Thưởng, Phúc Lợi Tài Khoản 353 Theo TT 133
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Tài Khoản 353: Quỹ Khen Thưởng, Phúc Lợi Của ...
-
QUỸ KHEN THƯỞNG, PHÚC LỢI (Thông Tư 200/2014/TT-BTC)
-
Giới Thiệu Tài Khoản 353 - Quỹ Khen Thưởng Phúc Lợi Theo Thông Tư 133
-
Sơ đồ Chữ T Tài Khoản 353"Quỹ Khen Thưởng Phúc Lợi" Theo TT133
-
Phương Pháp Hạch Toán Tài Khoản 353 - Quỹ Khen Thưởng Phúc Lợi
-
Cách Hạch Toán Tài Khoản 353-Quỹ Khen Thưởng, Phúc Lợi Theo ...
-
Tài Khoản 353 Theo Thông Tư 200/2014/TT-BTC
-
Hạch Toán Tài Khoản 353 Theo Thông Tư 133
-
Quỹ Khen Thưởng, Phúc Lợi áp Dụng Cho Ban Quản Lý Dự án đầu Tư
-
Nguyên Tắc Kế Toán Quỹ Khen Thưởng Phúc Lợi Theo Thông Tư 133
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Tài Khoản 353 – Quỹ Khen Thưởng, Phúc Lợi
-
Tài Khoản 334, Hạch Toán Tiền Lương, Tiền Công, Tiền Thưởng, Bảo ...