Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính
Có thể bạn quan tâm
|
Hỏi đáp CSTC
1. Về hạch toán kế toán:
- Trường hợp công ty thu tiền cho thuê TSCĐ, BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động nhiều kỳ thì công ty sẽ ghi nhận tổng số tiền thu của khách hàng trên TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện và định kỳ sẽ phân bổ số tiền này vào doanh thu của từng kỳ kế toán.
Nếu công ty miễn, giảm tiền thuê cho khách hàng do dịch bệnh, đóng cửa theo Chỉ thị của Chính phủ trong giai đoạn giãn cách xã hội thì về bản chất khoản tiền thuê mà khách hàng đã thanh toán trước sẽ được trừ trực tiếp vào các kỳ tiếp theo hoặc hoàn trả lại cho khách hàng tùy theo thỏa thuận. Do đó, tại thời điểm miễn, giảm tiền cho thuê cho khách hàng thì công ty ghi giảm doanh thu chưa thực hiện và ghi tăng khoản phải trả cho khách hàng.
- Trường hợp công ty cho thuê thu tiền theo tháng (định kỳ) thì khi công ty miễn hoặc giảm tiền thuê cho khách hàng trong giai đoạn giãn cách xã hội theo Chỉ thị của Chính phủ thì nếu công ty giảm tiền thuê cho khách hàng công ty ghi nhận doanh thu bằng số tiền mà công ty nhận được sau khi đã trừ đi số tiền đã giảm hoặc nếu công ty miễn tiền thuê cho khách hàng thì công ty không ghi nhận doanh thu trong những tháng miễn tiền thuê.
2. Về việc xác định nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước, công ty thực hiện theo quy định pháp luật về thuế.
Trên đây là ý kiến của Cục QLKT./.
Văn bản quy phạm, điều luật liên quan: Gửi phản hồi:Gửi
Câu hỏi khác- Hỏi: Tôi đang làm kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư 107/2017/TT-BTC, đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ.Năm 2023, hoạt động sản xuất dịch vụ của đơn vị bị lỗ (thâm hụt) là 500 triệu đồng, số dư bên nợ trên tài khoản 421 là 500 triệu đồng. Năm 2024, đơn vị muốn xử lý thâm hụt (lỗ) của năm 2023 từ nguồn quỹ của đơn vị được trích lập từ thặng dư (lãi) của các năm trước còn lại chuyển sang thì hạch toán: Nợ 431/Có 421: 500 triệu đồng (trong chế độ kế toán không thấy hướng dẫn), tại 3.6 xử lý thặng dư (thâm hụt) theo cơ chế tài chính hiện hành, ghi: Nợ 421/Có 431.Vậy, theo Thông tư 107/2017/TT-BTC cách xử lý thâm hụt như trên đúng không? 10/10/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Theo điều 93, Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về hạch toán Thu nhập khác từ tiền phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường như sau: "1a, - Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; - Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tương tự);2b, b) Khi có khả năng chắc chắn thu được các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng"Đối với trường hợp của tôi đã có kết luận của tòa án về số tiền phạt, bồi thường Hợp đồng, cho phép bên bồi thường thanh toán theo tiến độ và kỳ thanh toán trải qua hai niên độ kế toán. Bên phải bồi thường có thể không thanh toán khoản bồi thường này do bị mất khả năng thanh toán..Vậy cho tôi hỏi như vậy khoản phạt, bồi thường này sẽ chỉ được ghi nhận khi đã thu được tiền phải không ạ? Tại vì khi thu được tiền thì mới chắc chắn và nếu hạch toán theo số tiền phạt, bồi thường theo kết luận tòa án thì có khả năng không thu hồi được.Tôi xin chân thành cám ơn! 09/10/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Đơn vị tôi là Đơn vị SNCL do NSNN đảm bảo 1 phần chi thường xuyên. Ông A được bổ nhiệm chức danh Kế toán trưởng, thời hạn bổ nhiệm 5 năm từ 12/12/2019 đến hết 11/12/2024. Đầu năm 2023 đơn vị bị thanh tra sở Tài chính thanh tra việc chấp hành chế độ kế toán và quản lý tài chính của đơn vị. Kết luận thanh tra đã chỉ ra các sai phạm có liên quan đến viên chức phụ trách kế toán và chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra công an Tỉnh để tiến hành điều tra theo quy định đối với các vụ việc sai phạm nghiêm trọng dẫn đến làm phát sinh tăng chi phí dịch vụ trong năm, giảm lợi nhuận, gây thất thoát khoản thuế TNDN phải nộp trong năm, vi phạm nghiệm trọng các quy định pháp luật về tổ chức đấu thầu, thực hiện các gói đấu thầu, Luật phòng chống tham nhũng. Cho hỏi trường hợp chưa có kết luận của cơ quan điều tra về những sai phạm trên, mà đến hạn bổ nhiệm lại kế toán trưởng, đơn vị có được thực hiện quy trình đổ nhiệm lại cho ông A không? Trường chưa được bổ nhiệm lại, đơn vị có được bố trí phụ trách kế toán cho ông A tối đa 12 tháng không? Xin được tư vấn. Trân trọng cảm ơn.Đơn vị tôi là Đơn vị SNCL do NSNN đảm bảo 1 phần chi thường xuyên. Ông A được bổ nhiệm chức danh Kế toán trưởng, thời hạn bổ nhiệm 5 năm từ 12/12/2019 đến hết 11/12/2024. Đầu năm 2023 đơn vị bị thanh tra sở Tài chính thanh tra việc chấp hành chế độ kế toán và quản lý tài chính của đơn vị. Kết luận thanh tra đã chỉ ra các sai phạm có liên quan đến viên chức phụ trách kế toán và chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra công an Tỉnh để tiến hành điều tra theo quy định đối với các vụ việc sai phạm nghiêm trọng dẫn đến làm phát sinh tăng chi phí dịch vụ trong năm, giảm lợi nhuận, gây thất thoát khoản thuế TNDN phải nộp trong năm, vi phạm nghiệm trọng các quy định pháp luật về tổ chức đấu thầu, thực hiện các gói đấu thầu, Luật phòng chống tham nhũng. Cho hỏi trường hợp chưa có kết luận của cơ quan điều tra về những sai phạm trên, mà đến hạn bổ nhiệm lại kế toán trưởng, đơn vị có được thực hiện quy trình đổ nhiệm lại cho ông A không? Trường chưa được bổ nhiệm lại, đơn vị có được bố trí phụ trách kế toán cho ông A tối đa 12 tháng không? Xin được tư vấn. Trân trọng cảm ơn. 04/10/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Kính gửi Bộ tài chính! Tôi đang có thắc mắc về Tài khoản 611 và 612 theo Thông tư 24/2024/TT-BTC: - Tài khoản 611 - Chi phí hoạt động không giao tự chủ: mục 1.1 Thông tư có hướng dẫn Nguyên tắc hạch toán: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí phục vụ cho các hoạt động không được giao tự chủ tài chính, không được khoán chi (trừ chi phí hoạt động dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách theo hình thức giao nhiệm vụ). - Tài khoản 612 - Chi phí hoạt động giao tự chủ: mục 1.1 Thông tư có hướng dẫn Nguyên tắc hạch toán:Tài khoản này chỉ áp dụng đối với cơ quan nhà nước và các đơn vị khác không có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; dùng để phản ánh chi phí trong kỳ của các hoạt động mà đơn vị được giao tự chủ tài chính, được khoán chi, bao gồm cả các khoản phân phối từ kinh phí tiết kiệm được cuối kỳ để chi bổ sung thu nhập, khen thưởng, phúc lợi và trích lập các quỹ có tính chất phải trả (Quỹ dự phòng ổn định thu nhập,...). Tôi thấy thông tư chưa rõ về 2 Tài khoản này về quy định khi nào dùng Tài khoản 611 và khi nào thì dùng Tài khoản 612. 2 tài khoản này dựa vào loại hình đơn vị dựa vào nguồn thường xuyên và không thường xuyên để sử dụng. Và Tôi là đơn vị Trường học có nguồn thu học phí (là khoản thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ). Vậy đơn vị của tôi có sử dụng tài khoản 612 không? Cám ơn Bộ tài chính! 26/09/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Kính gửi Bộ Tài Chính! Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Thông tư 37/2019/TT-BTC ngày ngày 25 tháng 6 năm 2019 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về chế độ tài chính đối với chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ. Quy định: “Bộ Tài chính ban hành và giải đáp các vướng mắc về chế độ tài chính, hạch toán kế toán, báo cáo tài chính cho chương trình, dự án Tài chính vi mô”. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về “hạch toán kế toán” đối với chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ được thành lập và tổ chức hoạt động tại Việt Nam theo quy định Quyết Định 20/2017/TTg). Do đó tôi có câu hỏi muốn gửi đến Bộ Tài chính như sau: Đối với chương trình dự án tài chính vi mô thì thực hiện hạch toán kế toán theo văn bản nào ? Tôi xin trân trọng cảm ơn và mong sớm nhận được sự hướng dẫn ạ! 18/09/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Trân trọng kính gửi đến Bộ Tài chính một vấn đề cần được hướng dẫn và giải đáp! Công ty tôi đang hạch toán chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Năm 2015 UBND tỉnh có văn bản yêu cầu công ty tôi dừng hoạt động khai thác và nổ mìn tại mỏ đá vôi do mỏ này nằm trong quy hoạch di tích lịch sử quốc gia. Tại thời điểm mỏ đá vôi dừng hoạt động Tài sản cố định đang sử dụng và trích khấu hao nguyên giá 7 tỷ, Xây dựng cơ bản dở dang chưa kết chuyển sang tài sản cố định là 17 tỷ. Năm 2024, theo đề án đóng cửa mỏ công ty phải di dời, tháo dỡ toàn bộ tài sản thiết bị trên về nhà máy. Một phần thiết bị không tái sử dụng được bán phế liệu, phần xây dựng không di dời được sẽ tiến hành phá dỡ hủy bỏ và không có giá trị thu hồi. Công ty chỉ di dời thiết bị có thể dùng được mang về nhà máy. Theo tôi đọc hiểu quy định, tôi sẽ ghi giảm tài sản như sau: 1. Ghi giảm các tài sản đang treo trên tài khoản 241, hạch toán: Nợ TK 811-Chi phí khác/Có TK 241-XDCBDD : 17 tỷ 2. Ghi giảm các tài sản cố định đang treo tài khoản 211, đến thời điểm năm 2024 tài sản cố định này đã hết khấu hao hạch toán: Nợ TK 214-Hao mòn lũy kế/ Có TK 211-TSCĐ: 7 tỷ 3. Phần thiết bị không tái sử dụng được bán phế liệu ghi vào tài khoản 711-Thu nhập khác. Toàn bộ thiết bị tháo dỡ mang về nhà máy công ty tôi đang nhập kho theo dõi về mặt số lượng, giá trị bằng 0. Xin hỏi Quý Bộ, tôi hạch toán như trên có đúng quy định không? Chi phí ghi vào tài khoản 811 trên có được tính là chi phí hợp lý hay không? Tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ phản hồi của Bộ Tài Chính để thực hiện đúng. Xin chân thành cảm ơn! 13/09/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Kính gửi: Bộ tài chính Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC về Hướng dẫn chế độ kế toán DN và Thông tư 232/2012/TT-BTC về Hướng dẫn chế độ kế toán đối với Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quy định/hướng dẫn về lập Bảng cân đối kế toán như sau: - Phải thu về hợp đồng bảo hiểm (Mã số 131.1) phản ánh số tiền còn phải thu liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm có thời hạn thanh toán dưới 1 năm tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ chi tiết TK 131 “Phải thu của khách hàng” trên sổ kế toán TK 131. - Phải trả về hợp đồng bảo hiểm (Mã số 312.1) phản ánh số tiền còn phải trả liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm có thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc dưới 1 chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết TK 331 “Phải trả người bán” trên số kế toán TK 331. Tuy nhiên hiện tại, trên BCTC của công ty lại đang được lập và trình bày 2 chi tiêu này như sau: - Phải thu về hợp đồng bảo hiểm (Mã số 131.1): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ theo số dư Nợ chi tiết TK 131, Số dư Nợ TK 33111 “phải trả về chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm gốc”, số dư Nợ TK 33112 “phải trả chi hoa hồng bảo hiểm gốc”, số dư Nợ TK 33113 “Phải trả chi giám định bồi thường” - Phải trả về hợp đồng bảo hiểm (mã số 312.1): Số liệu ghi vào chỉ têu này căn cứ theo số dư Có chi tiết TK 331, Số dư Có TK 13111 “Phải thu phí bảo hiểm gốc”, Số dư Có TK 13118 “Phải thu hoạt động đồng bảo hiểm”, Số dư Có TK 13119 “Phải thu phí bảo hiểm qua đại lý”. Do kế toán công ty đang căn cứ vào tính chất số dư nợ các TK 331 và số dư có TK 131 đều liên quan đến hợp đồng bảo hiểm/hoạt động kinh doanh bảo hiểm nên đang lập 2 chỉ tiêu báo cáo như trên. Vậy việc Công ty tôi đang lập 2 chỉ tiêu (mã số 131.1) và (mã số 312.1) trên Bảng cân đối kế toán như trên có sai với quy định tại Thông tư 200 và Thông tư 232 không? Nếu sai thì Công ty phải đưa số dư Nợ các tài khoản 331 (như ở trên) và Số dư Có Tk 131 (như ở trên) vào chỉ tiêu nào trên Bảng cân đối kế toán? Xin Bộ tài chính phúc đáp! Xin cảm cảm ơn! 29/08/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính, Theo điểm b, khoản 3, Thông tư số 200/2014/TT- BTC thì: "Khi có quyết định hoặc thông báo trả cổ tức, lợi nhuận được chia cho các chủ sở hữu, ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388)." Đối với doanh nghiệp mới có Nghị quyết đại hội đồng cổ đông về tỉ lệ chi trả cổ tức, chưa có Nghị quyết HĐQT, chốt danh sách cổ đông và gửi thông báo chia cổ tức đến các cổ đông, kế toán có được ghi nhận luôn số phải trả cổ tức trên tài khoản 3388 không? Kính mong Bộ Tài chính giải đáp thắc mắc. Trân trọng cảm ơn. 02/08/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Căn cứ Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về Chế độ kế toán HCNS, theo đó việc hạch toán như sau: 1- Hạch toán nguồn cải cách tiền lương: - Khi phát sinh các khoản chi từ nguồn cải cách tiền lương, ghi: Nợ TK 611- Chi phí hoạt động Có TK 334- Phải trả người lao động - Khi chi trả cho người lao động, ghi: Nợ TK 334- Phải trả người lao động Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc. - Cuối năm, kết chuyển nguồn cải cách tiền lương đã tính trong năm, trước khi phân phối thặng dư (thâm hụt) theo quy định của quy chế tài chính, ghi: Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế Có TK 468- Nguồn cải cách tiền lương. - Cuối năm, đơn vị phải kết chuyển phần đã chi từ nguồn cải cách tiền lương trong năm, ghi: Nợ TK 468- Nguồn cải cách tiền lương Có TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế. xin hỏi bộ tài chính là việc hạch toán như vậy sẽ phát sinh chi phí 611 nhưng không đối ứng với tài khoản doanh thu, khi kết chuyển về báo cáo B02/BCTC: thặng dư/thâm hụt hoạt động sự nghiệp(09) = doanh thu(01) - chi phí (05) = số âm Nhưng thực tế, cuối năm có bút toán kết chuyển N468/C421 cấn trừ N4211/C911 khi kết chuyển chi phí từ N911/C611, số dư TK4211 bằng 0 Như vậy, khi xác định tổng thăng dư cuối năm trên B02/BCTC có cộng thêm số phát sinh bị thiếu đối ứng không? xin cảm ơn 11/07/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính ! Theo tôi được biết tại Điều 52 Luật Kế toán 2015 và Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP thì có quy định những người sau đây không được làm kế toán: (1) Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. (2) Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích. (3) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. (4) Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vậy tôi xin hỏi : Vậy thủ quỹ có được kiêm nhiệm làm kế toán viên không?? 24/05/2024 Xem trả lời
Họ và tên * |
Email * |
Số điện thoại * |
Địa chỉ * |
Đổi mã khác |
Nhập mã * |
Gửi Đóng |
|
|
Từ khóa » Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Của Doanh Nghiệp
-
CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU - Dịch Vụ Kế Toán - Uy Danh
-
Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu - Cập Nhật Mới Và Có Ví Dụ
-
Cách Hạch Toán Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu - Tài Khoản 521
-
Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Và Cách Hạch Toán Trong Doanh Nghiệp
-
Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Là Gì? Cách Hạch Toán Trong Doanh Thu
-
Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Theo Thông Tư 133
-
Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Là Gì? Hướng Dẫn Cách Hạch Toán ...
-
Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Là Gì? - Kiểm Toán TAF
-
Cách Hạch Toán Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Theo Thông Tư 133
-
Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu | Cách Hạch Toán Trong Doanh Thu
-
Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Khi Thực Hiện Bán Hàng Hóa?
-
Hạch Toán Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Theo Thông Tư 133/2016/TT ...
-
Cách Hạch Toán Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu