Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính
Có thể bạn quan tâm
- Căn cứ Điều 9 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hướng dẫn về xử lý đối với hóa đơn điện tử đã lập:
“1. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua. Việc huỷ hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do các bên tham gia đã thoả thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới theo quy định tại Thông tư này để gửi cho người mua, trên hóa đơn điên tử mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Hoá đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn điện tử số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”
- Căn cứ Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/0/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
+ Tại khoản 2 Điều 17 quy định về xử lý hóa đơn có sai sót sau khi cấp mã:
“2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua có phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót hoặc thông báo về việc hóa đơn có sai sót (nếu sai sót thuộc trách nhiệm của người bán) và người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.”
+ Tại khoản 1 Điều 24 quy định về xử lý đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập:
“1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và gửi cho người mua có sai sót (do người bán hoặc người mua phát hiện) thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, đồng thời người bán thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót gửi cho người mua, cơ quan thuế.”
+ Tại Điều 35 quy định về hiệu lực thi hành:
“1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.
2. Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.
3. Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành.
4. Kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành.”
Căn cứ các quy định nêu trên và trình bày của Độc giả, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn Độc giả như sau:
Trường hợp Công ty của Độc giả (người bán) cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người mua, đã lập hóa đơn giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán đã kê khai thuế GTGT đối với hóa đơn đã lập nhưng sau đó phát hiện hóa đơn đã lập sai về giá trị hàng hóa, dịch vụ thì việc xử lý đối với hóa đơn điện tử đã lập thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Trong thời gian từ 01/11/2018 đến 31/10/2020, việc xử lý sai sót đối với hóa đơn điện tử đã lập trong trường hợp của Công ty Độc giả được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 32/2011/TT-BTC.
- Kể từ ngày 01/11/2020, việc xử lý sai sót đối với hóa đơn điện tử đã lập được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 17, Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
Đề nghị Độc giả căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, đối chiếu với các quy định nêu trên để thực hiện đúng quy định. Nếu còn vướng mắc, đề nghị Độc giả liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được giải đáp cụ thể.
Từ khóa » Hóa đơn điện Tử Bị Xuất Trùng
-
Hướng Dẫn Cách Xử Lý Khi Xuất Trùng Hóa đơn điện Tử - MIFI
-
Hướng Dẫn Về Việc Xử Lý Nếu Phát Hiện Sai Sót Sau Khi đã Xuất Hddt
-
[MỚI] Xử Lý Hóa đơn điện Tử Sai Sót Tại N Đ 123 & T T 78
-
Hướng Dẫn Xuất Hoá đơn điện Tử Thay Thế - Thuế & Kế Toán
-
Cách Xử Lý Khi Xuất Trùng Hóa đơn – Kế Toán Đức Minh.
-
Hướng Dẫn điều Chỉnh, Hủy, Lập Lại Hóa đơn điện Tử đơn Giản Và Chi ...
-
Giải đáp: Hủy Hóa đơn Không Xuất Lại Có được Không? - IHOADON
-
21 Câu Hỏi Về Hóa đơn điện Tử Cần Lưu ý
-
Cách Xử Lý HĐĐT đã Gửi Cơ Quan Thuế Có Sai Sót Theo Thông Tư 78 ...
-
Hướng Dẫn điều Chỉnh Hóa đơn điện Tử Khi Sai Sót Thông Tin Theo Quy ...
-
Quy định Về Xử Lý Sai Sót đối Với Hóa đơn điện Tử đã Lập
-
Xử Lý Trường Hợp Hóa đơn Bị Hủy Như Thế Nào Khi đã Kê Khai? Hồ Sơ ...
-
Cách Xử Lý Hóa đơn điện Tử Xuất Sai - Đại Lý Thuế Việt An
-
XỬ LÝ CÁCH XUẤT TRÙNG HÓA ĐƠN - Mạng Xã Hội Webketoan