Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính
Có thể bạn quan tâm
- Căn cứ Điều 5 Thông tư số 16/2018/TT- BTC ngày 07/02/2018 của Bộ tài chính hướng dẫn về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định về nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
“Điều 5. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với các Khoản thu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại Điều 16 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP như sau:
1. Việc xác định doanh thu khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.
…
7. Đối với các Khoản phải thu đã hạch toán vào thu nhập nhưng sau đó được đánh giá không thu được hoặc đến kỳ hạn thu không thu được thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán giảm doanh thu nếu cùng kỳ kế toán hoặc hạch toán vào chi phí nếu khác kỳ kế toán và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào thu nhập.”
- Căn cứ Điều 3 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
2. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
a) Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
b) Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC.
…”
- Căn cứ Điều 6 Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp quy định về dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi
1. Đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu (bao gồm cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu) đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn, đồng thời đảm bảo điều kiện sau:
a) Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:
- Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;
- Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);
- Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);
- Bảng kê công nợ;
- Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).
b) Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
- Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên), doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.
- Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
…”
Căn cứ các quy định nêu trên, thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua (trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 96/2015/TT-BTC. Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi thì việc dự phòng nợ phải thu khó đòi thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 của Bộ Tài chính.
Đề nghị Độc giả nghiên cứu các quy định pháp luật nêu trên và đối chiếu với tình hình thực tế để thực hiện theo đúng quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc đề nghị Độc giả cung cấp hồ sơ cụ thể và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được giải đáp cụ thể.
Từ khóa » Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Hạch Toán Vào đâu
-
Cách Hạch Toán Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu - Tài Khoản 521
-
Hạch Toán Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Theo Thông Tư 133 Và TT 200
-
CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU - Dịch Vụ Kế Toán - Uy Danh
-
Cách Hạch Toán Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Theo Thông Tư 133
-
Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Và Cách Hạch Toán Trong Doanh Nghiệp
-
Hạch Toán Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Theo Thông Tư 133/2016/TT ...
-
Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu | Cách Hạch Toán Trong Doanh Thu
-
Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Là Gì? Cách Hạch Toán Trong Doanh Thu
-
Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu - Cập Nhật Mới Và Có Ví Dụ
-
Kế Toán Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Theo TT133
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Hóa đơn đầu Vào Có Chiết Khấu Thương Mại
-
Cách Hạch Toán Tiền Lương Và Bảo Hiểm Xã Hội - Đại Lý Thuế Việt An
-
Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Khi Thực Hiện Bán Hàng Hóa?