Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính

Skip to main content Trang chủ

Hỏi đáp CSTC

    Show More Links... >
  1. Trang chủ
  2. >
  3. Hỏi đáp CSTC
  4. >
  5. Chi tiết hỏi đáp
  6. Tài khoản Email *
    Mật khẩu *
    Tài khoản hoặc mật khẩu không đúng Tài khoản chưa được kích hoạt
    Đăng nhập Quên mật khẩu
    Mật khẩu hiện tại *
    Mật khẩu mới *
    Xác nhận mật khẩu mới *
    Lưu thay đổi
    Tài khoản Email *
    Gửi Email
    Đăng ký Đăng Nhập
CHI TIẾT HỎI ĐÁP Hỏi:

Đơn vị chúng tôi thường xuyên tổ chức các gói mua sắm hàng hóa để phục vụ sản xuất kinh doanh (mua sắm thường xuyên). Trước khi tổ chức mua sắm có lập dự toán và kế hoạch mua sắm (giá dự toán được lập trên cơ sở giá mua trước đó hợp đồng mua gần nhất).

Tuy nhiên, năm 2019 khi đơn vị tổ chức chào giá rộng rãi hoặc rút gọn thì giá chào của các nhà cung cấp thường vượt giá dự toán khoảng 5-7% (do đây là mua sắm thường xuyên để phục vụ sản xuất, nếu chào lại sẽ không đáp ứng kịp thời gian).

Tôi muốn hỏi, trong quá trình lập dự toán thì chi phí dự phòng do trượt giá được xác định thế nào? Nhà nước có quy định cụ thể về tỷ lệ % do yếu tố trượt giá trong dự toán mua sắm hàng hóa thường xuyên không?

28/03/2019 Trả lời:

 Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 35 Luật Đấu thầu: Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.

Do vậy, đề nghị căn cứ quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 35 Luật Đấu thầu và nội dung mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ để xác định toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.

          Trên đây là ý kiến của Bộ Tài chính, đề nghị quý độc giả nghiên cứu quy định hiện hành về đấu thầu để thực hiện theo đúng quy định. Văn bản quy phạm, điều luật liên quan: Gửi phản hồi:

Gửi

Câu hỏi khác
  • Hỏi: Kính gửi: Cơ quan tôi năm 2024 được giao khoảng 5 tỷ kinh phí đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên qua nghiên cứu thông tư 01/2018/TT-BTC ngày 02/1/2018 và Thông tư 28/2019/TT-BTC ngày 21/5/2019 của Bộ Tài chính, trong đó có nội dung chi như: Chi khắc phục sự cố đảm bảo an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông; Chi khác phục vụ khác phục vụ trực tiếp công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Vậy xin cho tôi được hỏi: Căn cứ nội dung được chi nêu trên thì cơ quan tôi có được dử dụng kinh phí này để chi thực hiện duy tu, dặm vá đường, sơn vạch kẻ đường, lắp đặt biển báo giao thông nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường đang khai thác hay không. Xin cảm ơn và mong nhận được sự hướng dẫn của Bộ Tài chính. Trân trọng. 22/11/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Cơ quan tôi là một đơn vị hành chính sự nghiệp, 100% sử dụng nguồn ngân sách để hoạt động. Cơ quan tôi muốn mở lớp “Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng lựa chọn nhà thầu và cập nhật văn bản quy phạm pháp luật mới về đấu thầu”. Theo Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 06/2023/TT/BTC ngày 31/01/2023, tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 36/2018/TT-BTC có phân biệt nội dung chi và mức chi đào tạo CBCC trong nước và chi bồi dưỡng CBCC trong nước. Theo đó có các nội dung chi và mức chi khác nhau giữa hai hình thức đào tạo và bồi dưỡng. Chi đào tạo thì cơ quan quản lý CBCC được trả chi phí đào tạo cho các cơ sở đào tạo theo hoá đơn chứng từ hoặc theo hợp đồng cụ thể, còn đối với hình thức bồi dưỡng CBCC thì chi thù lao cho giảng viên, báo cáo viên. Tôi muốn hỏi: 1. Vậy trường hợp cơ quan tôi mở lớp bồi dưỡng như trên thì thuộc diện chi đào tạo (ký hợp đồng đào tạo với 1 đơn vị tư nhân có đăng ký kinh doanh đào tạo về nghiệp vụ đấu thầu không với giá trị hợp đồng tính theo số lượng người tham gia) hay thuộc diện chi bồi dưỡng (tự tổ chức lớp mời giảng viên và trả thù lao)? Nếu cơ quan tôi có đầy đủ cơ sở vật chất, đủ điều kiện tự tổ chức lớp mà vẫn ký hợp đồng trả phí dịch vụ đào tạo cho một đơn vị tư nhân (100 học viên x 1 triệu đồng/học viên = 100 triệu đồng), đồng thời ký một hợp đồng khác thuê máy chiếu, laptop cho học viên thực hành trị giá hợp đồng 45 triệu, thì có phù hợp với quy định của Thông tư 36/2018/TT-BTC hay không? Trong trường hợp này, có phải cơ quan tôi chỉ được áp dụng hình thức tự tổ chức lớp, mời giảng viên về giảng dạy và trả thù lao, thực hiện các nội dung chi khác của chi bồi dưỡng hay không? 2. Căn cứ vào tiêu chí nào để phân biệt khi nào được chi đào tạo, khi nào chi bổi dưỡng? 3. Cả hai hình thức chi đào tạo và chi bồi dưỡng CBCC đều cho chi hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung, nhưng ở đoạn tiếp theo lại nêu: Căn cứ địa điểm tổ chức lớp học và khả năng ngân sách, các cơ quan, đơn vị cử CBCC đi học sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí khác để hỗ trợ một phần tiền ăn. Điều kiện thế nào được coi là đi học tập trung? Cơ quan tôi mở lớp bồi dưỡng trên tại trụ sở cơ quan nơi CBCC hàng ngày đến làm việc có được coi là học tập trung không và có được thanh toán tiền hỗ trợ một phần tiền ăn không? 22/11/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính. Tôi là Nguyễn Trung Kiên, Kế toán của UBND Phường An Bình, TX Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, tôi có một câu hỏi liên quan đến chi hỗ trợ cho cán bộ không chuyên trách đi tập huấn tại Tỉnh. Tại điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của BTC: “Cơ quan đơn vị cử CBCC, viên chức đi học không chi hỗ trợ tiền chi phí đi lại và tiền thuê chỗ nghỉ đối với các trường hợp là những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố ở phường, thị trấn đã được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo, bồi dưỡng CBCC chi hỗ trợ theo quy định tại tiết a khoản 3 nêu trên”. Trên thực tế, khoản chi mang tính chất hỗ trợ được thực hiện dựa trên Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (Đơn vị chi nguồn KP tự chủ 13). Khi đơn vị mang ra thì Kho bạc nơi giao dịch không thanh toán với lý do: Nội dung chi đã được đơn vị tập huấn chi hỗ trợ rồi. Kinh mong Bộ Tài chính hướng dẫn để thực hiện. Chân thành cảm ơn Quý Bộ. (gmail: trungkien.buonho@gmail.com) 22/11/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính. Tôi có thắc mắc mong cơ quan giải đáp. Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23-01-2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về hướng dẫn Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Tại khoản 2 mục I có hướng dẫn: "2. Điều kiện áp dụng a) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo; b) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau: - Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP; - Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng; - Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên; - Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành; - Thời gian bị đình chỉ giảng dạy." Như vậy nhà giáo có thời gian nghỉ thai sản, ốm đau đúng quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành vẫn được hưởng phụ cấp ưu đãi. Ngày 30-6-2024 Cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có văn bản số 649/NGCBQLGD-CSNGCB, trong đó có hướng dẫn: "Đối với nhà giáo nghỉ ốm đau, thai sản trong thời hạn theo quy định của pháp luật được hưởng lương theo quy định về bảo hiểm xã hội hiện hành, không trực tiếp tham gia giảng dạy và không thuộc đối tượng tính hưởng phụ cấp ưu đãi nhà giáo". Vậy bộ giải đáp cho tôi, nhà giáo có thời gian nghỉ thai sản, ốm đau đúng quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội ở địa bàn như tỉnh Bắc Ninh có được hưởng phụ cấp ưu đãi không ? hay phải thực hiện theo văn bản số 649/NGCBQLGD-CSNGCB. Xin cảm ơn! 22/11/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Tôi phụ trách trang thiết bị của trường cao đẳng nghề đào tạo ngành dược. Điều dưỡng trường tôi được cấp nguồn kinh phí tại Tiểu mục 4.1. Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn. Tại Khoản 2 Điều 60 Thông tư 55/2023/TT-BTC hướng dẫn: “2. Chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện đào tạo nhằm duy trì hoạt động thường xuyên: Đơn vị thực hiện mua sắm phù hợp với danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu, chương trình đào tạo trong phạm vi dự toán được giao và thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đấu thầu”. Tôi xin hỏi, nhà trường có nhu cầu mua sắm màn hình Led phục vụ cho sinh viên học tập tại hội trường, nhưng đèn Led không có trong danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu, vậy nhà trường có được phép mua sắm màn hình Led để phục vụ giảng dạy không? 22/11/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Tại điểm b khoản 2 Chương I tại Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/01/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập có nêu rõ đối tượng không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành. Vậy những trường hợp nhà giáo nghỉ ốm đau thai sản đúng theo quy định, không vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành thì có được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo không? 22/11/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Đơn vị BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông được giao tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên tại Điều 15 của Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, cụ thể hàng năm UBND tỉnh Bình Thuận đều có các quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho đơn vị là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó nguồn tài chính của đơn vị sẽ bao gồm: Ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên; Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật; Nguồn ngân sách cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên; Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật; Nguồn khác. Theo quy định này thì nguồn thu dịch vụ môi trường rừng sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần kinh phí này được sử dụng như kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên: quy định tại Khoản 3 Điều Điều 15 của Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ: Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định. Xin hỏi theo quy định này thì nguồn thu dịch vụ môi trường rừng sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần kinh phí này (phần chênh lệch thu - chi) được sử dụng như kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên: đơn vị được chi thu nhập tăng thêm cho viên chức và người lao động hay không. 22/11/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính! Tôi Xin hỏi về chế độ phụ cấp ưu đãi 50% và phụ cấp trách nhiệm đối với Giáo viên trực tiếp dạy, huấn luyện môn năng khiếu TDTT trong trường phổ thông năng khiếu TDTT theo Thông tư số 07/2021/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường chúng tôi được thành lập theo QĐ của UBND tỉnh là trường chuyên biệt dành cho thể thao; đội ngũ giáo viên gồm 2 bộ phận chuyên môn làm nhiệm vụ giảng dạy được gọi là giáo viên: - Giáo viên trung học phổ thông giảng dạy văn hóa phổ thông xếp mã ngạch theo Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT, ngày 02/02/2021. - Giáo viên dạy, huấn luyện các môn năng khiếu thể thao, xếp mã ngạch Huấn luyện viên theo Thông tư số 07/2022/TT-BVHTTDL, ngày 02/02/2022. Cả 02 mã gạch trên đều do nhà nước quy định - Xin hỏi Bộ tài chính các Giáo viên trực tiếp dạy, huấn luyện môn năng khiếu TDTT đáp ứng đầy đủ theo quy định tiêu chuẩn Theo khoản 2 Điều 5 Chương II Thông tư số 07/2021/TT-BGDĐT; về quy định tiêu chuẩn về trình độ của giáo viên dạy môn năng khiếu TDTT là: “Đảm bảo đủ đội ngũ giáo viên dạy môn năng khiếu TDTT đạt chuẩn về trình độ chuyên môn huấn luyện các môn thể thao theo quy định của ngành TDTT, có trình độ từ đại học TDTT trở lên và có chứng chỉ huấn luyện viên TDTT được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định”. Có được hưởng chế độ phụ cấp 50% và phụ cấp trách nhiệm 0,3 theo chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi khác đối với các đối tượng nhà giáo theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP không? Kinh mong Bộ Tài chính trả lời, để chúng tôi có cở sở thực hiên chế độ đúng quy định đối với các giáo viên dạy huấn luyện môn năng khiếu TDTT trong trường phổ thông năng khiếu TDTT. 22/11/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Hỏi: Kính thưa Bộ Tài chính. Đơn vị tôi là đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1 theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, có trích lập quỹ khen thưởng theo quy điinh. Như vậy theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì đơn vị tôi xây dựng quy chế tiền thưởng có áp dụng khoản 4 Điều 4 của Nghị định 73/2024/NĐ-CP "Quỹ tiền thưởng hằng năm quy định tại Điều này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng, được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương (không bao gồm phụ cấp) theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc và cấp bậc quân hàm của các đối tượng trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị. Đến hết ngày 31 tháng 01 của năm sau liền kề, nếu cơ quan, đơn vị không sử dụng hết quỹ tiền thưởng của năm thì không được chuyển nguồn vào quỹ tiền thưởng của năm sau" không ạ. Theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 thì quỹ khen thưởng được trích lập và dùng không hết năm này vẫn có thể để năm sau dùng tiếp 22/11/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính quy định: “Chi hỗ trợ cho các đối tượng là những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố ở phường, thị trấn trong những ngày đi tập trung học tại cơ sở đào tạo các khoản: Chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết); chi hỗ trợ tiền thuê chỗ nghỉ;”.Tại Khoản 6 Khoản 7 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 quy định: “6. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 chức danh (bao gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận) được hưởng phụ cấp hàng tháng. Trường hợp Luật có quy định khác thì thực hiện theo quy định của luật đó. Khuyến khích việc kiêm nhiệm chức danh Bí thư Chi bộ đồng thời là Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố.7. Người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố ngoài 03 chức danh quy định tại khoản 6 Điều này được hưởng hỗ trợ hàng tháng”. Trên thực tế, đối tượng người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố là đối tượng rất cần được hỗ trợ, khuyến khích tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhất là lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Tuy nhiên, khi thực hiện quy định trên thì đối tượng này nhiều nơi không được hỗ trợ. Cho tôi hỏi, người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố có được nhận hỗ trợ tiền đi lại, nghỉ khi tham gia học tập tại các cơ sở đào tạo không? Đơn vị nào chịu trách nhiệm chi tiền hỗ trợ cho đối tượng trên? 22/11/2024 Xem trả lời
Họ và tên *
Email *
Số điện thoại *
Địa chỉ *
Đổi mã khác
Nhập mã *
Gửi Đóng
lĩnh vực hỏi đáp cstc Tài chính tổng hợp Đầu tư Thuế Hải quan Kế toán và kiểm toán Tài chính hành chính sự nghiệp Ngân sách nhà nước Quản lý công sản Kho bạc Quản lý nợ Quản lý giá Bảo hiểm Chế độ kế toán Chứng khoán Tài chính doanh nghiệp Chính sách thuế Khác Tổ chức, cán bộ Dự trữ Chỉ đạo điều hành Khen thưởng - xử phạtThống kê tài chínhThông báo - chỉ đạo điều hànhLịch công tácTuyển dụngĐảng bộ Bộ Tài chínhCông khai ngân sách Bộ tài chính BTC với công dân Dự thảo văn bảnTrao đổi trực tuyếnLịch tiếp công dânKiến nghị cử triPhản ánh, kiến nghị BTC với doanh nghiệp Quản lý Tài chính doanh nghiệpThông tin doanh nghiệp thuộc BộThông tin dịch vụ tài chínhThông tin đấu thầuTỷ giá hạch toánDanh mục điều kiện đầu tư, kinh doanh Chuyên mục khác Chiến lược và kế hoạch hành độngKBNN công khai tình hình giải ngân vốn DTXDCB thuộc kế hoạch 2016 qua KBNNKhung điều kiện vay của 06 NHPTBản tin nợ công70 năm Tài chính Việt Nam đồng hành cùng đất nướcVấn đề Quốc hội quan tâmCông khai danh mục giao dịch bắt buộc thanh toán qua ngân hàngCác dự án thuộc bộThông tin điều hành giáCải cách thủ tục hành chínhDanh mục chế độ báo cáo định kỳTiếp cận thông tinChi phí cung cấp thông tinHội nghị ngành Tài chínhCông khai danh mục giao dịch bắt buộc thanh toán qua ngân hàngMột số chỉ tiêu tổng hợpPhiếu điều tra ICT Index 2019Chuyển đổi số
OK
OKCancel

Từ khóa » Dự Toán Mua Hàng được Lập Trên Cơ Sở Nào