Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính
Có thể bạn quan tâm
|
Hỏi đáp CSTC
* Căn cứ CĐKT Hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính, đối với các khoản thu hồi do đơn vị chi sai phải nộp trả NSNN:
- Khi thu được tiền, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước.
- Khi nộp trả NSNN, ghi:
Nợ TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước
Có TK 111- Tiền mặt.
Văn bản quy phạm, điều luật liên quan: Gửi phản hồi:Gửi
Câu hỏi khác- Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính, tôi đang công tác tại Đơn vị sự nghiệp nhóm 3, (đảm bảo 30-70%). Hiện nay trong đơn vị vừa có tài sản mua từ nguồn ngân sách, vừa có tài sản mua từ nguồn thu dịch vụ. Thanh tra hướng dẫn: Quỹ hoạt động sự nghiệp được trích lập từ 2 nguồn:. - Từ nguồn lợi nhuận trích lập các quỹ - Từ nguồn khấu hao TSCD của ngân sách trích lập và thanh tra sở tài chính bắt phải đưa vào quỹ Phát triển sự nghiệp Và đơn vị được hướng dẫn trích khấu hao, hao mòn với tài sản cố định mua từ ngân sách nhà nước có dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: Tỉ lệ hao mòn (tài sản mua từ nguồn NSNN) trong năm là 16.000.000đ Doanh thu năm 2024 là: 1 tỉ đồng, nguồn ngân sách cấp là 500 triệu đồng thì phân bổ hao mòn vào chi phí với tỉ lệ: 16 triệu / (1 tỉ + 500 triệu) = 10.66.667 Phần còn lại hạch toán toàn bộ vào hao mòn: 16 triệu - 10.666.667 = 5.333.333 Hạch toán N6423/C43141: 10.666.667 N61123/C2141: 5.333.333 n36611/c5112: 5.333.333 Nếu hạch toán như vậy thì 2141 qua các năm sẽ rất ít so với con số thực tế. Rất mong được Bộ Tài chính giải đáp. Trân trọng cám ơn. 02/01/2025 Xem trả lời
- Hỏi: Kính gửi Bộ Tài Chính! Trong năm 2024, công ty chúng tôi có phát sinh giao dịch chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, cụ thể như sau: Vào tháng 7 năm 2024, thông qua họp cổ đông, công ty chúng tôi đã quyết định chuyển một phần lợi nhuận ra nước ngoài (cho công ty mẹ) bằng USD thông qua tài khoản vốn của công ty. Tỷ giá xác định chuyển trên biên bản họp là 25,550 VNĐ/USD. Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả hồ sơ, chúng tôi đã lập lệnh chuyển khoản qua ngân hàng, theo quy định của ngân hàng về việc việc lợi nhuận bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi trên biên bản họp đại hội cổ đông không được chênh lệch trên dưới 5% tại ngày chuyển và ngân hàng đã xác định chuyển thành công với tỷ giá 25,440 VNĐ/USD. Chúng tôi đang thực hiện hạch toán khoản này như sau: Nợ Tài khoản 421 tỷ giá tại ngày chuyển của ngân hàng (25,440) Có Tài khoản 112 tỷ giá ghi sổ tài khoản 112 (24,400) Có Tài khoản 515 40 (chênh lệch tỷ giá) Tuy nhiên, theo tìm hiểu, phần chênh lệch tỷ giá này không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thì có được ghi nhận bình thường như một khoản chênh lệch tỷ giá do thanh toán hay không, hay phải loại ra khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp? Ngoài ra, có một vài quan điểm khác cho rằng, việc chuyển lợi nhuận sẽ không phát sinh chênh lệch tỷ giá theo cách chúng tôi đang hạch toán ở trên mà sẽ được ghi nhận chung bằng tỷ giá ghi sổ của tài khoản 112. Kính mong nhân được sự phản hồi từ Bộ Tài Chính. Trân trọng cảm ơn! 30/12/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Ngày 12/07/2023 công ty chúng tôi ký hợp đồng thuê cơ sở hạ tầng và thuê lại đất với diện tích 20.000 m2 , tổng số tiền thuê cơ sở hạ tầng trong suốt thời gian thuê đã bao gồm VAT là: 31.425.614.000 VND. Năm 2023 Công ty đã thanh toán hết toàn bộ tiền thuê cơ sở hạ tầng và đã nhận đủ 03 hóa đơn cho toàn bộ tiền thuê cơ sở hạ tầng theo hợp đồng trên. Thời hạn thuê cơ sở hạ tầng và thuê lại đất sẽ được tính từ ngày bàn giao Lô Đất Thuê đã san nền thể hiện trên Biên bản bàn giao đất và sẽ hết hạn vào ngày 14/03/2069. Ngày 01/08/2023 Công ty chúng tôi ký Biên bản bàn giao đất với tổng diện tích lô đất: 20.000 m2. Ngày 01 tháng 08 năm 2024, Theo Bản đồ trích đo thực địa thực tế để xin cấp chứng nhận quyền sử dụng đất Công ty chúng tôi có ký bổ sung Biên bản bàn giao đất và Phụ lục 4 về điều chỉnh diện tích của khu đất thuê có tổng diện tích là 20.000,4m2 thay vì 20.000m2. Tổng tiền thuê cơ sở hạ tầng trong suốt thời gian thuê đã bao gồm VAT của 20.000,4m2 là: 31.426.185.375 VND. Tiền thuê cơ sở hạ tầng trong suốt thời gian thuê đối với diện tích 0.4m2 đất thuê thêm : 571.375 VND. Hóa đơn tiền thuê cơ sở hạ tầng đối với diện tích 0.4m2 đất thuê thêm đã xuất cho Công ty chúng tôi ngày 13/08/2024. Cơ quan thuế quản lý có hướng dẫn công ty chúng tôi thực hiện kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế năm 2023 nhưng không hướng dẫn về hạch toán kế toán do không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Thuế. Công ty chúng tôi hạch toán và phân bổ như dưới đây có đúng không? Trường hợp không đúng mong Bộ tài chính có hướng dẫn cụ thể về cách hạch toán, phân bổ để công ty chúng tôi thực hiện kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế năm 2023 và kê khai hồ sơ khai thuế năm 2024. Trân trọng cảm ơn! Hạch toán lại hồ sơ khai thuế năm 2023: - Ngày 01/08/2023 khi ký Biên bản bàn giao đất với tổng diện tích lô đất: 20.000 m2, hạch toán: Nợ TK 242: Giá trị trước VAT của tiền thuê cơ sở hạ tầng của 20.000,4 m2. Có TK 335: Giá trị trước VAT của tiền thuê cơ sở hạ tầng của 20.000,4 m2. - Định kỳ hạch toán phân bổ tiền thuê đất vào chi phí sản xuất kinh doanh từ tháng 08/2023 ( thời gian phân bổ tiền thuê đất từ 01/08/2023 đến 14/03/2069: 548 tháng). Nợ TK 6422: Có TK 242: - Khi nhận hóa đơn tiền thuê đất, hạch toán: Nợ TK 335 Nợ TK 1331 Có TK 331 - Khi thanh toán tiền thuê đất: Nợ TK 331 Có TK 112 Hạch toán năm 2024: - Ngày 13/08/2024 khi nhận hóa đơn của tiền thuê cơ sở hạ tầng đối với diện tích 0.4m2 đất, hạch toán: Nợ TK 335: Có TK 331: - Khi thanh toán tiền thuê cơ sở hạ tầng đối với diện tích 0.4m2 đất, hạch toán: Nợ TK 331 Có TK 112 30/12/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Đôn vị là đơn vị sụ nghiệp công lập nhóm 2 thuộc lĩnh vực y tế. Đơn vị đang có như cầu mua Hệ thống CT scan để phục vụ chuyên môn của bệnh viện từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị với giá dự kiến 12 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi lập tờ trình xin chủ trương mua sắm thì Sở Kế hoạch đầu tư TP. Cần thơ trả lời: mua sắm, sữa chữa thiết bị y tế phục vụ hoạt động chuyên môn từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp thì phải lập Dự án đầu tư công về đầu tư mua sắm thiết bị, được bổ sung vào kế hoạch trung hạn của đại phương để có quyết định giao vốn thì đơn vị mới thực hiện mua sắm nên khuyên đơn vị mua sắm thiết bị này từ nguồn thu hoạt động thường xuyên của đơn vị như vậy thủ tục mua sắm sẽ được nhanh hơn. Nên giờ hiện tại đơn vị có 2 câu hỏi xin Quý cơ quan giải đáp như sau: 1/ Nếu sử dụng quỹ PTHĐSN để cữa chữa CSVC, mua sắm, sữa chữa trang thiết bị để phục vụ các hoạt động thường xuyên của đơn vị, không hình thành Dự án đầu tư, bất kể giá trị thực hiện lớn hay nhỏ, nhiều hay ít thì đơn vị đều phải lập Dự án đầu tư công để đưa vào kế hoạch trung hạn của địa phương thì khi đó đơn vị mới được thực hiện theo như hướng dẫn của Sở KHĐT đúng không? 2. Trường hợp mua sắm máy móc, thiết bị từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo đề nghị của Sở KHĐT thì đơn vị lại không thể hạch toán kế toán theo quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC (được thay đổi bới Thông tư 24/2024/TT-BTC) quy định chế độ kế toán HCSB vì theo quy định tại thông tư chỉ có hướng dẫn mua sắm tài sản cố định từ nguồn kinh phí NSNN cấp, nhận tài trợ viện trợ, điều chuyển từ đơn vị khác, hình thành từ nguồn quỹ phúc lợi, nguồn quỹ PTHĐSN của đơn vị . Đề nghị Quý cơ quan hướng dẫn hạch toán TSCĐ hình thành từ mua sắm d9au7 vào sử dụng ngay từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Xin chân thành cảm ơn 30/12/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Hỏi: Kính chào Bộ Tài Chính xin vui lòng cho em hỏi doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực vàng bạc , khi phát sinh thuế GTGT trên phần giá trị gia tăng thì em hạch toán N511/C33311 sau khi nộp hạch toán N33311/C1121 theo thông tư 200 có hướng dẫn về phần bên nợ của TK 511 :có phần thuế gián thu (thuế gián thu là GTGT trực tiếp trên GTGT, TTĐB và thuế môi trường ..), Căn cứ theo hướng dẫn trong thông tư em hạch toán như trên đúng không ạ, em xin chân thành cảm ơn Bộ 25/12/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Công ty tôi có thuê nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh (nhà xưởng thuê đã có sẵn nhà xưởng và máy móc, nhà kho, văn phòng, thiết bị). Trên hợp đồng thuê có nội dung: trong quá trình sử dụng nếu bên đi thuê có nhu cầu cải tạo, nâng cấp nhà xưởng thì chi phí đó bên thuê phải chịu. Sau thời gian thuê công ty chúng tôi có cải tạo, nâng cấp, mở rộng nhà xưởng: trát lại tường, sơn lại nền, ngăn chia nhà kho, ...(nhưng không làm thay đổi kết cấu tổng quan bên ngoài nhà xưởng). Vậy chi phí cải tạo nhà xưởng này công ty chúng tôi có được đưa vào làm tài sản cố định và khấu hao không, hay chỉ được cho vào chi phí phân bổ không quá 3 năm. 25/12/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Kính chào Bộ Tài chính! Phần giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán tài khoản 211 - Tài sản cố định của đơn vị theo Thông tư số 24/2024/TT-BTC, tại mục 3.6 có hướng dẫn như sau: "3.6. Trường hợp TSCĐ nhận viện trợ, nhận tài trợ, được cho tặng, căn cứ hồ sơ tài liệu có liên quan, ghi: Nợ TK 211- Tài sản cố định của đơn vị Có các TK 512, 711." Xĩn hỏi Bộ Tài chính, với hướng dẫn như trên thì trường hợp đơn vị sự nghiệp tự chủ nhóm 2 trong năm có nhận TSCĐ từ tài trợ, cho tặng sẽ được tính vào Thu nhập khác. Như vậy thì: thu nhập khác trong trường hợp này có phải giữ lại ở số dư tài khoản 421 - Thặng dư (thâm hụt) lũy kế (xem như là giá trị còn lại của TSCĐ) hay không? hay sẽ được tính vào thu nhập và phân phối thặng dư vào các quỹ theo cơ chế tự chủ của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP? Rất mong nhận được câu trả lời từ Bộ Tài chính. Tôi xin cảm ơn! 22/11/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính, tôi có một vấn đề cần được giải đáp giúp: Theo Điểm a Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020 thì Giá trị hao mòn tài sản cố định từ thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần đã được ghi giảm nguồn kinh phí nhà nước tương ứng thì được tính vào giá trị phần vốn nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Công ty phải hạch nghiệp vụ kế toán như thế nào gì để tổng tài sản bảng tổng nguồn vốn đúng theo Thông tư số 200/2014 ngày 22/12/2014? 02/10/2024 Xem trả lời
- Hỏi: Tôi có 1 câu hỏi xin được hỏi BTC như sau: Đơn vị tôi là đơn vị tự chủ 100% chi thường xuyên từ năm 2017 đến nay. Năm 2024 khi được cơ quan bảo hiểm xã hội có Thông báo thanh quyết toán bổ sung chi phí liên quan đến định mức kỹ thuật đồng thời là chi phí vượt trần đa tuyến của năm 2016 và chi phí liên quan đến định mức kỹ thuật đồng thời là chi phí trong trần đa tuyến của năm 2018 số tiền 4,4 tỷ thì tôi hạch toán vào năm 2024 như nào cho đúng? * Phương án 1. Hiện tôi đang coi số quyết toán bổ sung này như nguồn thu sự nghiệp hợp pháp trong năm 2024 và hạch toán vào Doanh thu năm 2024 sử dụng để chi hoạt động thường xuyên của đơn vị trong năm. Cuối năm sau khi xác định KQKD, DT - CP = Thặng dư thì tôi mới trích lập các quỹ theo QCCTNB thì có đúng không? * Phương án 2: Coi số 4,4 tỷ này như khoản thặng dư của năm trước chính là số thặng dư trong năm 2024 và Hạch toán trích lập các quỹ áp dụng theo Quy chế CTNB của năm 2024 toàn bộ số 4,4 tỷ và không được phép sử dụng số 4,4 tỷ này để chi hoạt động thường xuyên. => Vậy đơn vị theo phương án 1 hay 2 là đúng? vì hiện nay theo tìm hiểu tôi cũng không thấy có VĂN BẢN nào quy định các khoản quyết toán bổ sung của các năm trước được trả vào năm sau thì không được coi là doanh thu trong năm và sử dụng để chi thường xuyên mà bắt buộc phải coi đó là thặng dư và chỉ được sử dụng trích lập các quỹ và sử dụng các quỹ. Như đơn vị tự chủ 100% chi thường xuyên phải tự đảm bảo hoạt động của toàn đơn vị không được NSNN hỗ trợ, trong năm 2024 với mức lương cơ sở tăng từ 01/7/2024 trong khi giá dịch vụ chưa tăng cũng là một thách thức, khó khăn cho các đơn vị tự chủ. Do đó đơn vị phải tự cân đối các nguồn thu sao cho đảm bảo chi hoạt động thường xuyên trong năm, cuối năm xác định KQKD có thặng dư mới trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định. Đây là vướng mắc đang rất gấp của đơn vị và kính mong nhận được sự tư vấn, giải đáp của BTC. Xin chân thành cảm ơn !. 18/09/2024 Xem trả lời
- Hỏi: - Tình hình của công ty: Để hệ thống máy móc sản xuất từ cấp nước, xử lý khí thải được bố trì phù hợp với nhà xưởng sản xuất từ khâu thiết kế lắp đặt. Công ty ký hợp đồng hợp đồng với Công ty A ngày 09/03/2022 .Nội dung bao gồm xây dựng nhà xưởng, cung cấp lắp đặt hệ thống máy móc, thiết bị.. Công trình nghiệm thu với Công ty A ngày 29/12/2022. Ngày 09/11/2023 Công ty nghiệm thu hoàn thiện các hạng mục phụ trợ như PCCC và hệ thống điện Và được Sở xây dựng nghiệm thu ngày 26/01/2024 Trong quá trình xây dựng công ty có phát sinh chi phí lãi vay từ sau khi ký hợp đồng xây dựng với Công ty A đến nay tháng 7 năm 2024. Hiện dự án chưa đi vào hoạt động chưa ghi nhận tăng tài sản vẫn hạch toán ở tài khoản 2412. Các tài sản cũng chưa đưa vào sử dụng do Công ty đang trong quá trình xin giấy phép sản xuất kinh doanh hóa chất theo quy định về kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện. - Cơ sở pháp lý: + Điểm d1 Khoản 1 Điều 35 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn chế độ thanh toán doanh nghiệp quy định: “d1) Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm bao gồm: Giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Chi phí lãi vay phát sinh khi mua sắm TSCĐ đã hoàn thiện (TSCĐ sử dụng được ngay mà không cần qua quá trình đầu tư xây dựng) không được vốn hóa vào nguyên giá TSCĐ”. +Theo quy định tại Điều 46 Thông tư 200, Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang, có 3 tài khoản cấp 2 là 2411, 2412, 2413. Trong đó, Tài khoản 2411 - Mua sắm TSCĐ: Phản ánh chi phí mua sắm TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí mua sắm TSCĐ trong trường hợp phải qua lắp đặt, chạy thử trước khi đưa vào sử dụng (kể cả mua TSCĐ mới hoặc đã qua sử dụng). Nếu mua sắm TSCĐ về phải đầu tư, trang bị thêm mới sử dụng được thì mọi chi phí mua sắm, trang bị thêm cũng được phản ánh vào tài khoản này. +Điểm g Khoản 1 Điều 54 Thông tư 200 quy định: “Việc xác định chi phí lãi vay được vốn hóa phải tuân thủ Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”. Việc vốn hóa lãi vay trong một số trường hợp cụ thể như sau: Đối với khoản vay riêng phục vụ việc xây dựng TSCĐ, BĐSĐT, lãi vay được vốn hóa kể cả khi thời gian xây dựng dưới 12 tháng”. -Vấn đề của công ty: 1.Căn cứ các quy định trên Công ty hiểu rằng chi phí lãi vay cho hệ thống máy móc thiết bị cũng được vốn hóa. 2.Quý bộ cho công ty hỏi thời điểm tính vốn hóa lãi vay sẽ đến thời điểm nào? 3.Tài sản hiện đã đã hoàn thành việc mua sắm xây dựng nhưng Công ty chưa đưa tài sản vào sử dụng , chưa tính khấu hao vì công ty chưa có giấy phép sản xuất kinh doanh hóa chất theo quy định về kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có vi phạm gì không? Công ty Kính mong nhận được câu trả lời của Quý Bộ. 08/08/2024 Xem trả lời
Họ và tên * |
Email * |
Số điện thoại * |
Địa chỉ * |
Đổi mã khác |
Nhập mã * |
Gửi Đóng |
|
|
Từ khóa » Nguyên Tắc Ghi Nhận 341
-
Hệ Thống Tài Khoản - 341. Vay Và Nợ Thuê Tài Chính. - NiceAccounting
-
Cách Hạch Toán Vay Và Nợ Thuê Tài Chính Tài Khoản 341 Theo TT 133
-
Hệ Thống Tài Khoản - 341. Vay Và Nợ Thuê Tài Chính.
-
Hạch Toán Tài Khoản 341 - Vay Và Nợ Thuê Tài Chính Theo Thông Tư ...
-
Cách Hạch Toán Tài Khoản 341–Vay Và Nợ Thuê Tài ... - Tin Tức Kế Toán
-
Nguyên Tắc Kế Toán Tài Khoản 341 - Vay Và Nợ Thuê Tài Chính
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Hạch Toán Tài Khoản 341 Theo Thông Tư 133
-
Nguyên Tắc Kế Toán Tài Khoản 341 - Vay Và Nợ Thuê Tài Chính Theo ...
-
Điều 58. Tài Khoản 341 – Vay Và Nợ Thuê Tài Chính
-
Cách Hạch Toán Chi Phí Tài Chính - Tài Khoản 635
-
Cách Hạch Toán Tài Khoản 341–Vay Và Nợ Thuê Tài Chính Theo Thông ...
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Hạch Toán Vay Và Nợ Thuê Tài Chính Theo Thông Tư ...
-
Sơ đồ Chữ T Tài Khoản 341 Theo Thông Tư 133