Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính

               Trả lời phản ánh, kiến nghị của ông Châu Nguyên Dũng về quản lý và sử dụng phí, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

- Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí thì:

2. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này được chi dùng cho các nội dung sau đây:

a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập):...

b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập):…

4. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí chi cho các nội dung tại khoản 2 Điều này, đối với cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 130/2005/NĐ-CPngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước quy định:

Điều 5.Nguồn kinh phí quản lý hành chính của cơ quan nhà nước

Kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chÕ ®é tù chñtừ các nguồn sau:...

2. Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định”.

  - Tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 117/2013/NĐ-CPngày 07/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CPquy định như sau: Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:

1. Kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phí thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm;...

2. Phạm vi sử dụng kinh phí tiết kiệm được:

a) Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức…

b) Chi khen thưởng…

c) Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của cán bộ, công chức; trợ cấp khó khăn đột xuất cho cán bộ, công chức, kể cả đối với những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế;…”

Căn cứ quy định nêu trên, Sở Công thương (tổ chức thu phí) thuộc diện khoán chi theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP thì được trích để lại tiền phí thu được để trang trải chi phí cung cấp dịch vụ, thu phí.

Kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, tổ chức thu phí thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phí thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm và được sử dụng theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/11/2013; Trường hợp số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ.

                Bộ Tài chính trả lời để ông Châu Nguyên Dũng được biết./.

Từ khóa » Tự Chủ Theo Nghị định 130