[Hỏi đáp] Văn Phòng Công Chứng Có Làm Việc Thứ 7 Không?
Có thể bạn quan tâm
Đối với những văn bản hành chính, việc công chứng là điều không thể thiếu để công nhận độ chính xác của văn bản. Đó sẽ là căn cứ để cơ quan tiếp nhận hồ sơ xác nhận được độ đáng tin của văn bản. Vậy công chứng là gì? Có thể công chứng ở đâu? Và văn phòng công chứng có làm việc vào thứ 7 không?
Toc
- 1. Thời gian làm việc Văn phòng công chứng
- 2. Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7, Chủ nhật không?
- 3. Related articles 01:
- 4. Văn phòng công chứng là gì?
- 4.1. Các dịch vụ tại văn phòng công chứng
- 5. Related articles 02:
- 5.1. Đặc điểm của văn phòng công chứng
- 5.2. Văn phòng công chứng có Quyền và Nghĩa vụ gì?
- 6. Kết luận
Mời bạn đọc cùng BankTop tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Làm CMND vào ngày nào trong tuần?
- Checking Account là gì?
Thời gian làm việc Văn phòng công chứng
Lịch làm việc phòng công chứng được quy định như sau:
Thứ | Buổi sáng | Buổi chiều |
Thứ 2 | 8h – 11h | 13h – 17h |
Thứ 3 | 8h – 11h | 13h – 17h |
Thứ 4 | 8h – 11h | 13h – 17h |
Thứ 5 | 8h – 11h | 13h – 17h |
Thứ 6 | 8h – 11h | 13h – 17h |
Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7, Chủ nhật không?
Vậy, một câu hỏi được đặt ra rằng: Văn phòng công chứng có làm việc vào thứ 7 không. Theo nghĩa vụ đã được nêu ở phần trên thì các tổ chức hành nghề công chứng:
- Làm việc theo ngày, giờ hành chính do Nhà nước quy định
- Có thể phục vụ vào những ngày cuối tuần cho nhân dân
Vậy tức phòng công chứng có thể làm việc vào thứ 7 và chủ nhật để phục vụ nhu cầu cho nhân dân. Một số tổ chức còn có thể cung cấp dịch vụ công chứng tại nhà để thêm phần tiện lợi cho người dân. Trên thực tế, mình cũng đã rất nhiều lần đến công chứng giấy tờ tại văn phòng công chứng vào sáng thứ 7 nên bạn có thể yên tâm về điều này.
Nếu bạn chưa yên tâm, hãy tham khảo quy định của Luật công chứng về giờ làm việc dưới đây:
1. https://banktop.vn/lich-nghi-tet-am-lich-ngan-hang-vietinbank
2. https://banktop.vn/gio-lam-viec-ngan-hang-shb
3. https://banktop.vn/gio-lam-viec-mbbank
4. https://banktop.vn/lich-nghi-tet-ngan-hang-agribank
5. https://banktop.vn/gio-lam-viec-viettel-post
Theo Điều 32 Luật Công chứng 2014 quy định:
“Điều 32. Quyền của tổ chức hành nghề công chứng
- Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.
- Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.
- Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.
- Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”
Như vậy, văn phòng công chứng có làm việc thứ 7, chủ nhật không? Câu trả lời là Có.
Tuy nhiên trước khi mang giấy tờ đi công chứng như công chứng để vay thế chấp sổ đỏ chẳng hạn bạn cũng nên kiểm tra lịch hoạt động của phòng, văn phòng công chứng ở địa phương mình. Thường thì các phòng, văn phòng sẽ phục vụ người dân trong 4 tiếng buổi sáng bắt đầu từ 7h30, và chiều là 3 tiếng rưỡi trong khoảng từ 13h đến 17h.
Thêm vào đó, bạn nên chú ý công chứng trước những đợt nghỉ lễ lớn (Quốc khánh, Tết, …) vì trong những khoảng thời gian đó khả năng cao là văn phòng công chứng sẽ không mở cửa.
Văn phòng công chứng là gì?
Văn phòng công chứng là cơ quan, đơn vị hay tổ chức được nhà nước cấp có thẩm quyền cấp phép trong hoạt động công chứng. Văn phòng công chứng hoạt động dựa theo Luật Công chứng và các văn bản pháp luật có liên quan.
Văn phòng công chứng được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có con dấu riêng, tài khoản ngân hàng riêng và tài sản chính là mức thu nhập của văn phòng. Văn phòng công chứng với chức năng chính là chứng thực, xác minh tính chính xác của văn bản hay giấy tờ trong hợp đồng hay giao dịch dân sự.
Các dịch vụ tại văn phòng công chứng
Văn phòng công chứng hoạt động theo Luật Công chứng, cung cấp các dịch vụ sau:
1. https://banktop.vn/lich-nghi-tet-am-lich-ngan-hang-vietinbank
2. https://banktop.vn/gio-lam-viec-ngan-hang-scb
3. https://banktop.vn/gio-lam-viec-vietinbank
4. https://banktop.vn/gio-lam-viec-bidv
5. https://banktop.vn/gio-lam-viec-eximbank
- Công chứng hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng, mua bán, thế chấp nhà đất;
- Sang tên sổ đỏ
- Công chứng văn bản dịch thuật, sao y bản chính
- Công chứng văn bản thỏa thuận giữa vợ và chồng
- Công chứng di chúc và các văn bản liên quan đến di sản thừa kế
- Công chứng những giao dịch khác
Đặc điểm của văn phòng công chứng
Căn cứ điều 22 Luật công chứng thì Văn phòng công chứng có các đặc điểm sau:
- Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
- Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
- Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
- Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định. Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Văn phòng công chứng có Quyền và Nghĩa vụ gì?
Để tìm hiểu rõ hơn, bạn đọc hãy tham khảo tại điều 32 của Luật Công chứng 2014. Dưới đây là một số điểm đáng lưu ý:
Tổ chức hành nghề công chứng có quyền:
- Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác. Thường những chi phí này không đắt.
- Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân. Như vậy có nghĩa là các tổ chức có thể hoạt động ngoài giờ hành chính.
Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ:
- Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc hành chính. Thường là những ngày trong tuần và có thể là buổi sáng của thứ 7.
- Niêm yết rõ ràng lịch làm việc, thủ tục, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí, thù lao công chứng và chi phí khác.
Kết luận
Vậy là ta đã trả lời được câu hỏi văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không. Mong rằng quý độc giả đã hiểu thêm về công việc công chứng và các để xác nhận một văn phòng công chứng có hợp lệ hay không, cũng như được giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này.
Từ khóa » Giờ Làm Việc Văn Phòng Công Chứng Số 4
-
Giờ Làm Việc Phòng Công Chứng Số 4
-
Phòng Công Chứng Số 4
-
Phòng Công Chứng Số 4 Tp.HCM | Địa điểm 247
-
Phòng Công Chứng Số 4 TP.Hà Nội (Tầng 1 Tòa Nhà N4D
-
Lịch Làm Việc Của Phòng Công Chứng Mới Nhất
-
Văn Phòng Công Chứng Số 4, 25/5 Hoàng Việt, Phường 4, Tân Bình
-
Phòng Công Chứng Số 4 Hà Nội, N4D Lê Văn Lương - Tìm Đường Đi
-
Văn Phòng Công Chứng Có Làm Việc Thứ 7 Không?
-
[Thông Tin Liên Hệ] Văn Phòng Công Chứng Tại TP.Hồ Chí Minh
-
Phòng Công Chứng Số 4 - TPHCM - Dịch Thuật Globallotus
-
Địa Chỉ Phòng Công Chứng Số 1 Và Lịch Làm Việc Tại đây
-
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG QUẬN 3 - VPCC NGUYỄN THÀNH ...
-
Văn Phòng Công Chứng Hoàng Xuân Hoan
-
Danh Sách Văn Phòng Công Chứng Tại Hồ Chí Minh 2022