Hói đầu Di Truyền Có Chữa Trị được Không? Trả Lời Chi Tiết!

Hói đầu di truyền không phải là bệnh. Hói đầu di truyền có liên quan sâu sắc đến tính chất gia đình, hormone cơ thể và yếu tố lão hóa. Nó là hiện tượng thường gặp và có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới.

Mục lục

  • 1. Hói đầu di truyền là gì?
  • 2. Các triệu chứng hói đầu di truyền
    • 2.1. Triệu chứng hói đầu di truyền ở nam giới
    • 2.2. Biểu hiện hói đầu di truyền ở nữ giới
  • 3. Hói đầu di truyền do đâu gây ra?
    • 3.1. Do gen di truyền
    • 3.2. Do nồng độ hormone DHT dư thừa
    • 3.3. Do quá trình lão hóa
  • 4. Hói đầu di truyền khi nào cần gọi cho bác sĩ?
  • 5. Hói đầu di truyền có chữa được không?
    • 5.1. Chữa trị hói đầu di truyền bằng thuốc
    • 5.2. Dùng kết hợp TPCN Maxxhair – Hỗ trợ kích thích mọc tóc từ bên trong
    • 5.3. Chữa trị hói đầu bằng phương pháp cấy tóc

Hói đầu di truyền là gì?

Hói đầu di truyền là một nguyên nhân phổ biến nhất gây chứng rụng tóc. Hói đầu di truyền thực sự không phải là bệnh. Nó là một tình trạng tự nhiên xảy ra do sự kết hợp giữa di truyền (cấu trúc gen truyền từ đời trước), nồng độ hormone trong cơ thể và quá trình lão hóa gây ra.

Thông thường, một sợi tóc từ khi hình thành phát triển và rụng đi phải trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn tăng trưởng (Anagen): nang tóc bắt đầu kích thích và làm hình thành chân tóc. Từ đó, sợi tóc được nhú lên khỏi da đầu, mọc dài ra và bắt đầu hoàn thiện quá trình sừng hóa để bảo vệ sợi tóc. Giai đoạn này kéo dài từ 2 – 4 năm ở nam giới; từ 3 – 7 năm ở nữ giới.

Giai đoạn dừng tăng trưởng (Catagen): nang tóc ngừng tổng hợp chất dinh dưỡng. Phần chân tóc nằm sâu trong nang tóc bắt đầu thoái hóa và mất dần khả năng bám trụ. Giai đoạn này kéo dài 2 – 3 tuần.

Giai đoạn thoái hóa (Telogen): Phần chân tóc nằm sâu trong nang tóc bắt đầu co lại và tách rời khỏi nang tóc => xảy ra hiện tượng rụng tóc. Giai đoạn này kéo dài 1 – 4 tháng. Sau đó nang tóc bắt đầu tiếp tục tổng hợp chất dinh dưỡng để hình thành sợi tóc mới.

Nhưng ở người bị hói đầu di truyền, chu kỳ sinh trưởng của một sợi tóc ngắn hơn bình thường, và tỉ lệ tóc con mọc lại sau khi rụng ít dần.

Ban đầu, người hói đầu di truyền có thể bị rụng tóc ở đỉnh đầu hoặc 2 bên thái dương. Sau đó vùng hói có thể lan rộng tạo nên kiểu hói chữ U; chữ O hoặc hói chữ M nếu không được cải thiện kịp thời.

Các triệu chứng hói đầu di truyền

Hói đầu di truyền có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, tỉ lệ nam giới mắc hói đầu di truyền cao hơn và có các triệu chứng rõ rệt hơn so với nữ giới. Cụ thể:

Triệu chứng hói đầu di truyền ở nam giới

Các triệu chứng hói đầu di truyền ở nam giới thường gặp như:

Lượng tóc rụng trung bình nhiều hơn hoặc bằng 100 sợi/ngày.

Lượng tóc mỏng đi nhiều, vùng rụng tóc thường tập trung thành một vùng hoặc một mảng rõ rệt trên da đầu.

Nam giới thường bắt đầu bị rụng tóc – hói đầu ở 2 bên thái dương hoặc trên đỉnh đầu. Lâu dần gây ra các kiểu hói ở nam giới:

  • Kiểu hói chữ M: Hai bên thái dương bị rụng tóc đồng thời tóc vùng trán vẫn được giữ nguyên, làm hình thành vòng cung giống chữ M.
  • Kiểu hói chữ U ngược (hình móng ngựa): Tóc bị rụng hói từ đỉnh đầu rồi lan rộng hói hết phần trán tạo thành hình chữ U ngược.
  • Kiểu hói chữ O: Tóc cũng bắt đầu rụng hói từ đỉnh đầu nhưng không lan rộng hết phần trán mà tập trung lan đều hình chữ O ra cả phần sau gáy.

Biểu hiện hói đầu di truyền ở nữ giới

Ở phụ nữ, hói đầu di truyền không có xu hướng lan rộng và rõ rệt như nam giới. Thường vùng hói đầu ở nữ giới vẫn có tóc mọc nhưng mật độ tóc thấp hơn nhiều so với vùng da đầu bình thường khác.

Phần đỉnh đầu kéo về phần trán là vùng hói đầu nữ giới thường gặp nhất.

Hói đầu di truyền do đâu gây ra?

Nguyên nhân hói đầu di truyền thường bắt nguồn từ các yếu tố gen di truyền, nồng độ hormone trong cơ thể hoặc quá trình lão hóa.

Do gen di truyền

Có nhiều nguồn tin cho rằng hói đầu di truyền đến từ người mẹ dựa trên nhiễm sắc thể X.

Tuy nhiên, một công bố của Pibmed.gov cho thấy đã tìm thấy 63 mã gen đóng vai trò trong sự hình thành hói đầu di truyền, trong đó chỉ có 6 mã gen được tìm thấy có nhiễm sắc thể X. Bởi vậy, có thể nói hói đầu di truyền do ảnh hưởng gen di truyền từ cả bố và mẹ.

Do nồng độ hormone DHT dư thừa

Hormone Dihydrotestosterone (DHT) bị dư thừa được cho là nguyên nhân chính gây tình trạng hói đầu di truyền ở cả nam giới và nữ giới bởi nó có khả năng làm rút ngắn chu kỳ sinh trưởng của tóc, khiến nang tóc yếu và dần teo nhỏ đi => nang tóc không thể tổng hợp tái tạo chân tóc mới.

Trong cơ thể con người, hormone DHT được sinh ra nhờ sự chuyển hóa từ hormone testosterone – một hormone sinh dục nam chính. Quá trình chuyển hóa này diễn ra càng mạnh thì tỉ lệ nam giới bị hói đầu càng cao.

Nồng độ hormone DHT dư thừa gây hói đầu di truyền

Ở nữ giới, testosterone được sinh ra bởi buồng trứng và tuyến thượng thận nhưng với lượng rất nhỏ (so với nam giới). Điều này cũng giải thích vì sao chứng hói đầu di truyền ở nữ giới không rõ ràng như nam giới.

Do quá trình lão hóa

Khi bước vào độ tuổi trung niên, các bộ phận trong cơ thể bắt đầu lão hóa và hoạt động kém dần, nang tóc cũng yếu dần làm tác động gây tình trạng rụng tóc hói đầu.

Bên cạnh đó, tuổi trung niên cũng là thời điểm mãn dục ở nam giới; là thời điểm tiền mãn kinh, mãn kinh ở nữ giới – thời điểm nội tiết tố nam, nội tiết tố nữ bị mất cân bằng nên tác động gây tình trạng rụng tóc hói đầu.

Hói đầu di truyền khi nào cần gọi cho bác sĩ?

Hãy đi thăm khám hoặc liên hệ tư vấn bác sĩ của bạn nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện và kéo dài nhiều ngày không tự cải thiện dưới đây:

  • Tóc bị rụng đột ngột hoặc tóc rụng từng mảng
  • Da đầu xuất hiện những vùng loang lổ không có tóc với kích thước nhỏ hoặc to.
  • Da đầu bị đỏ, bong tróc hoặc có sẹo ở vùng rụng tóc
  • Phụ nữ bị rụng tóc nhiều trên 100 sợi/ngày ở độ tuổi dưới 30.
  • Có các biểu hiện bất thường liên quan nồng độ testosterone cao như: chu kỳ kinh nguyệt không đều, giọng trầm, xuất hiện mụn trứng cá; bị mọc hoặc bị rụng lông, tóc bất thường ở mặt, ngực, chân…

Hói đầu di truyền có chữa được không?

Hói đầu di truyền không thể tự khỏi và tình trạng hói đầu sẽ nặng hơn nếu không có biện pháp cải thiện kịp thời.

Hói đầu di truyền có liên quan đến tính chất gia đình, các nhiễm sắc thể và nội tiết tố trong cơ thể. Bởi vậy, hói đầu di truyền không thể chữa trị tận gốc.

Tuy nhiên hiện nay, ngành Y khoa có thể ức chế làm chậm quá trình hói đầu di truyền đồng thời cải thiện sức khỏe nang tóc, hỗ trợ kích thích mọc tóc ở vùng da hói bằng một số biện pháp như:

Chữa trị hói đầu di truyền bằng thuốc

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt hai loại thuốc để điều trị chứng hói đầulà: Finasteride và Minoxidil

Mặc dù có tác dụng chữa trị rụng tóc hói đầu nhưng hiệu quả mang lại trên từng đối tượng người bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan.

Thuốc Finasteride

Thuốc Finasteride là dạng thuốc uống. Việc dùng Finasteride chữa trị hói đầu di truyền cần phải được sử dụng theo đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Finasteride điều trị hói đầu di truyền

Tác dụng của Finasteride:

Finasteride hoạt động dựa trên nguyên lý ngăn chặn và ức chế quá trình chuyển đổi hormone testosterone sang hormone DHT (dihydrotestosterone).

=>Từ đó sẽ làm giảm lượng DHT dư thừa trong cơ thể, các nang tóc không bị teo lại và có thể tổng hợp tái tạo chân tóc mới.

Việc dùng Finasteride điều trị cần được thực hiện liên tục trong ít nhất 6 tháng, tính từ thời điểm bắt đầu. Nếu Finasteride đem lại hiệu quả kích thích mọc tóc thì vẫn cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để duy trì hiệu quả.

Trước khi quyết định dùng Finasteride, hãy dành thời gian nói chuyện với bác sĩ của bạn để tìm hiểu xem liệu Finasteride có phù hợp với bạn hay không?

Finasteride được khuyến cáo không điều trị hói đầu di truyền ở phụ nữ.

Thuốc Minoxidil (Rogaine®)

Thuốc Minoxidil (Rogaine®)

Thuốc Minoxidil có nhiều tên biệt dược như: Minoxidil, Rogaine®… là dạng thuốc bôi điều trị hói đầu di truyền.

Cũng giống như Finasteride, thuốc Minoxidil (Rogaine®) cần được sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị theo một liệu trình thích hợp để đạt được hiệu quả tốt cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe người bệnh.

Tác dụng của Minoxidil (Rogaine®): Minoxidil có khả năng cải thiện chức năng nang lông kích thích sợi tóc phát triển, đồng thời nó cũng giúp làm giãn mạch máu ở da đầu, tăng quá trình vận chuyển máu tới nuôi dưỡng các nang tóc.

Sau khi đạt hiệu quả mọc tóc, người dùng vẫn cần phải sử dụng Minoxidil duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ để giữ được tóc.

Trước khi quyết định dùng Minoxidil (Rogaine®), bạn hãy dành thời gian nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu xem liệu Minoxidil (Rogaine®) có phù hợp với tình trạng hói đầu di truyền hiện tại của bạn hay không?

Dùng kết hợp TPCN Maxxhair – Hỗ trợ kích thích mọc tóc từ bên trong

Bên cạnh việc dùng thuốc chữa trị hói đầu di truyền, người bệnh có thể tham khảo sử dụng kết hợp thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị rụng tóc và kích thích mọc tóc từ bên trong Maxxhair.

TPCN Maxxhair hỗ trợ giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc từ bên trong

Được cấu tạo từ 9 thành phần tự nhiên an toàn, Maxxhair là viên uống chăm sóc sức khỏe mái tóc với các công dụng chính được nhiều người bệnh rụng tóc hói đầu lựa chọn:

1.Hỗ trợ giảm rụng tóc và kích thích mọc tóc

Hoạt chất POLYAKTIV trong Maxxhair được chiết xuất từ mầm gạo Ozyra Sativa – có chứa Polyamine đã được chứng minh có tác dụng kép:

  • Hỗ trợ giảm rụng tóc gần tương đương với thuốc chống rụng tóc hói đầu Minoxidil.
  • Thúc đẩy nang tóc phát triển, hỗ trợ kích thích tóc mọc nhanh hơn 60% so với bình thường. Nhờ đó giúp tóc nhanh dài và tăng độ phủ trên các vùng da hói.

Phức hợp Kẽm và L’arginin hỗ trợ ức chế sự hoạt động của các hormone DHT dư thừa, nhờ đó nang tóc nhận được nhiều dưỡng chất, phát triển khỏe mạnh và ít gãy rụng hơn.

2. Nuôi dưỡng sợi tóc chắc khỏe từ bên trong

Vitamin B, Biotin, bột nấm tai mèo, Hà thủ ô đỏ chứa trong Maxxhair là những vitamin cần thiết bổ sung nuôi dưỡng cho tóc phát triển khỏe mạnh. Nhờ vậy, sợi tóc dần phục hồi và đen bóng, khỏe đẹp hơn.

Để tìm nhà thuốc Maxxhair chính hãng mời bấm Ở ĐÂY

Hoặc đặt mua trực tiếp TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà)

Chữa trị hói đầu bằng phương pháp cấy tóc

Với trường hợp người bệnh bị hói đầu lâu năm, các nang tóc đã bị tổn thương và teo nhỏ hoàn toàn không còn khả năng tổng hợp tái tạo chân tóc thì cấy tóc vào vùng da hói đầu là một phương pháp bạn có thể tham khảo thêm.

Phương pháp cấy tóc được thực hiện dựa trên tách ghép nhằm phân bố lại vị trí các đơn vị nang tóc trên da đầu được đều nhau. Vùng da hói đầu sẽ được cấy nang tóc khỏe mạnh tách từ vùng da không bị hói đầu.

Hiện nay có 2 phương pháp cấy tóc chính là:

  • Cấy ghép đơn vị nang tóc (FTU)
  • Chiết tách đơn vị nang tóc (FUE)

Tìm hiểu chi tiết: Tổng hợp các cách chữa trị hói đầu

Nguồn tham khảo:

  • https://www.health.harvard.edu/a_to_z/hereditary-patterned-baldness-a-to-z
  • https://www.healthnavigator.org.nz/health-a-z/h/hair-loss-normal-or-hereditary/
  • https://www.regaine.com.au/conditions/hereditary-hair-loss#:~:text=Hereditary%20hair%20loss%20(also%20known,the%20crown%20starts%20to%20thin.
Chia sẻ

Từ khóa » điều Trị Hói đầu Di Truyền