Hội đồng Nhân Dân Là Gì? Cơ Cấu Tổ Chức, Nhiệm Vụ Chức Năng Của ...

Mục lục bài viết

  • 1 1. Hội đồng nhân dân là gì?
  • 2 2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân:
  • 3 3. Chức năng của Hội đồng nhân dân:
  • 4 4. Nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân:

1. Hội đồng nhân dân là gì?

Từ lâu, ta đã được nghe câu nói “Nhà nước nhân dân, do dân và vì dân”, vậy có ai đã thắc mắc vì sao lại có câu nói này. Chúng ta đã được biết đất nước ta đã trải qua bao giai đoạn chiến tranh tàn khốc và đã giành được độc lập dưới sự lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Song công sức lớn nhất chính là sự hy sinh, lòng yêu nước mãnh liệt của người dân nước ta đã đánh đổi mà giảnh lại được. Chính vì vậy, để thể hiện được quyền lực của nhân dân và thể hiện được sự giám sát hoạt động quản lý, xây dựng, nhà nước ta đã thành lập Hội đồng nhân dân các cấp tại mỗi tỉnh thành phố trên cả nước. Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì Hội đồng nhân dân được hiểu như sau:

“Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên.”

Chính vì vậy, Hội đồng nhân dân có vai trò rất lớn đối với cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và đặc biệt là đối với nhân dân cả nước.

Hội đồng nhân dân tiếng Anh là: People’s Council

Hội đồng nhân dân People’s Council
Đại biểu Delegate
Quốc hội Parliament
Đại biểu quốc hội The national assembly
Người ứng cử Candidate
Nhiệm kỳ Term
Phiếu cử tri Polling card
Cử tri Voter

2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân:

Hội đồng nhân dân có cơ quan thường trực là Thường trực Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

Cơ cấu của  hội đồng nhân dân các cấp sẽ được quy định như sau:

3. Chức năng của Hội đồng nhân dân:

Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà cấp trên.

  • Hội đồng nhân dân là một bộ phận cấu thành của chính quyền địa phương. Khoản 2 Điều 113 của Hiến pháp 2013 quy định: “Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân”. Từ đó, ta có thể khái quát chức năng của HĐND các cấp thành các nhóm hoạt động là quyết định và giám sát.
  • Căn cứ Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015. Có thể phân tích chức năng của Hội đồng nhân dân.

+ Quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề ở địa phương về xây dựng chính quyền; về công tác dân tộc, tôn giáo; trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường, trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, trong các lĩnh vực y tế, lao động và thực hiện chính sách xã hội, trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

+ Hội đồng nhân dân bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước ở địa phương như: bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp,…

+ Hội đồng nhân dân lấy ý kiến, phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm các chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước ở địa phương như: lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch HĐND, phó chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, phó chủ tịch UBND, ủy viên UBND cùng cấp, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do HĐND bầu, gồm cả phó trưởng ban của HĐND.

+ HĐND quyết định kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương; quyết định dự toán thu ngan sách Nhà nước trên địa bàn; quyết định biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; quyết định biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, accs quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân.

  • Trong công tác thực hiện chức năng của HĐND, từ căn cứ pháp lý là Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đến thực tế áp dụng vẫn tồn tại những vướng mắc như:

Việc ủy quyền của Hội đồng nhân dân cho Thường trực HĐND giữa 2 ký họp để thực hiện một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND. Thực tế,trong quá trình chỉ đạo, điều hành của UBND có nhiều vấn đề phát sinh, cần xin ý kiến của HĐND để giải quyết kịp thời, cần được bổ sung trong Luật. Tuy nhiên, HĐND chỉ hợp 2 kỳ trong một năm nên việc giải quyết không kịp thời. Đối với việc ban hành Nghị quyết là văn bản QPPL đã được hướng dẫn bởi Luật Ban hành văn bản QPPL, Nghị định 34/2016/NĐ-CP của chính phủ. Có thể thấy việc thực hiện chức năng của chính quyền địa phương cho đúng như mong đợi từ nhân dân, vẫn cần những văn bản hướng dẫn thi hành đối với Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 hoặc xa hơn là một cơ chế tân tiến mới hoặc cải  tổ một cách hiệu quả bộ máy hiện tại.

  • Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND là việc theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của các cơ quan, cá nhân cùng cấp hay các cấp dưới theo quy định của pháp luật.
  • HĐND thực hiện quyền giám sát của mình tại các kỳ họp HĐND và trên cơ sở hoạt đồn giám sát của Thường trực HĐND, các ban của HĐND, các tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND.
  • HĐND quyết định nội dung giám sát theo đề nghị của Thường trực HĐND trình trên cơ sở cac kiến nghị của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND, Ủy ban MTTQVN cùng cấp và các ý kiến, kiến nghị của nghị của cử tri địa phương.
  • HĐND thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động:

+ Xem xét báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, VKSND cùng cấp.

+ Xem xét báo cáo công tác  của Thường trực UBND cùng cấp về tình hình thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp.

+ Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch UBND, phó chủ tịch UBND, Ủy viên UBND, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng VKS nhân dân cùng cấp.

+ Thành lập đoàn giám sát về một vấn đề nhất định khi xét thấy cần thiết và xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát;

  • Trong lĩnh vực kinh tế Hội đồng nhân dân quyết định:

+ Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, chủ trương biện pháp nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế ở địa phương, đảm bảo quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế theo qui định của pháp luật, dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách của địa phương;

+ Chủ trương, biện pháp phân bố lao động và dân cư ở địa phương;

+ Biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở địa phương theo qui định của pháp luật;

+ Biện pháp thực hiện chính sách tiết kiệm trong hoạt động quản lý của Nhà nước trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, chống tham nhũng, chống buôn lậu.

4. Nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân:

Căn cứ vào kết quả giám sát, HĐND có các quyền như sau:

  • Yêu cầu UBND, chủ tịch UBND cùng cấp ban hành văn bản để thi hành Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của HĐND
  • Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp, cấp dưới trực tiếp trái với Hiến Pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND
  • Ra quyết định về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn khi xét thấy cần thiết
  • Miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh do HĐND bầu;
  • Giải tán HĐND cấp dưới trực tiếp trong trường hợp HĐND đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân;
  • Tuy chức năng giám sát đã được quy định cặn kẻ trong luật nhưng khi thi hành vẫn có những vấn đề uẩn khúc, bắt nguồn từ kẻ hở trong quy định hay sự khác, lệch giữa chính sách và thực tiễn. Cụ thể:
  • Phạm vi giám sát của HĐND các cấp là rất rộng. Trải từ cơ quan do Hội đồng nhân dân bầu đến các Hội đồng nhân dân và các cơ quan cấp dưới, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, sang đến cả nhánh tư pháp là Tòa án và Viện kiểm sát.
  • Tình trạng kiêm nhiệm và quan hệ tồn tại trong các đại biểu của HĐND dẫn đến tình trạng công tư bất minh, nể nang tứ phía bốn bề;
  • Những kiến nghị sau giám sát của HĐND nhiều khi không được các cơ quan dưới quyền tiếp thu và giải quyết triệt để. Phải nhiều lần đôn đốc, nhắc nhơt mới thực hiện…

Vì vậy để khắc phục những vấn đề trên cần phải xem xét các biện pháp sau để có thể chấn chỉnh phần nào:

  • Ra quy định rõ ràng, cụ thể chi tiết về phạm vi giám sát, có thể thu hẹp còn những cơ quan cùng cấp của Hội đồng nhân dân. Các cơ quan cấp dưới không nằm trong phạm vi giám sát liên tục nhưng sẽ tổ chức giám sát định kỳ và bất kỳ.
  • Cần đổi mới phương thức tổ chức chính quyền địa phương theo hướng đa dạng, tùy thuộc và nhu cầu quản lý, tính chất của đơn vị hành chính.
  • Cần có sự bảo đảm gắn bó giữa HĐND với cơ quan chấp hành của nó, không nên để cơ quan chấp hành lại đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước…

Như vậy, chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân rất nhiều và quan trọng.  Song để vận hành tốt cơ cấu tổ chức tại các địa phương, mỗi lãnh đạo cần phải làm gương, nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của bản thân từ đó tạo sự minh bạch, công bằng trong viêc quản lý, vận hành bộ máy đạt hiểu quả. Công việc đặt ra trước mắt là không đơn giản, yêu cầu phải có kế hoạch khoa học và cụ thể để khắc phục tận gốc những tồn tại của HĐND, để HĐND thực sự làm tốt những vai trò, chức năng được pháp luật quy định, những nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước và nhân giap phó.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

  • Hiến pháp 2013;
  • Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015;
  • Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015;

Từ khóa » Sơ đồ Cơ Cấu Tổ Chức Hội đồng Nhân Dân