Hội Họa Thời Kì Phục Hưng (Phần 1) - Đôi Nét Khái Quát
Có thể bạn quan tâm
Trong series này, chúng ta sẽ đi qua một thời kì hội họa phát triển ở mức đỉnh cao nhất của nhân loại, cũng là một thời kì mà con người vĩnh viễn có thể không bao giờ đạt tới trình độ văn hóa nghệ thuật như Phục Hưng. Mở đầu series bài viết về thời kì huy hoàng này sẽ là đôi nét phác họa khái quát về thời kì Phục Hưng, các trường phái nhỏ cũng như các thay đổi giữa những khoảng thời gian nhỏ. Sau đó sẽ là các bài viết sâu hơn về 3 danh họa vĩ đại nhất thời kì này của Ý, cũng là 3 danh họa có nhiều tác phẩm kinh điển vẫn còn được mọi người nhớ tới, đó là Raphael, Michelangelo và Leonardo da Vinci. Trong các bài viết này, Chim cũng sẽ trình bày về ý nghĩa của một số bức tranh nổi tiếng mà chúng ta có thể bắt gặp khi tới Châu Âu(ví dụ hầu hết là ở Ý :D).
Giờ bắt đầu với những nét phác họa đầu tiên về thời kì Phục Hưng
Thời kì Phục Hưng thường được người ta miêu tả ở khoảng thế kỉ thứ 16 nhưng ngay từ thế kỉ thứ 14, những mầm mống đầu tiên của phong trào này đã bắt đầu nhem nhóm từ Ý(Quatrocento – 1400). Trong thời kì này, sự trỗi dậy của tầng lớp giàu có – tiền thân của giai cấp tư sản sau này đã tạo ra một làn sóng xây dựng một nền văn hóa mới để chống lại giai cấp phong kiến lạc hậu. Phục Hưng có gốc từ tiếng Pháp (Renaissance – nghĩa là sự tái sinh), điều này ám chỉ tinh thần của nó là thời kỳ làm sống lại những tinh hoa văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ. Người ta hiểu cụm từ “Tái sinh” ở đây theo hai nghĩa:
– Một là sự khám phá lại các sách vở cổ điển và đem ứng dụng vào trong khoa học và nghệ thuật.
– Hai là để chỉ kết quả của các hoạt động văn hóa đó mang lại sự hồi sinh cho văn hóa châu Âu nói chung.
Như vậy Phục Hưng có thể hiểu theo hai cách chính, tuy khác biệt nhưng đều có ý nghĩa là sự tái sinh của nền giáo dục cổ điển Tây phương thông qua sách vở, tài liệu kinh điển của phương Tây và hồi sinh của văn hóa châu Âu nói chung. Vào thời kỳ này, khi khen một hoạ sĩ nào, người ta thường có thói quen nói rằng : tác phẩm của hoạ sĩ đó có thể sánh ngang với “người xưa”, người xưa đây là những hoạ sĩ Hy Lạp, La Mã cổ điển.
Được khởi nguồn từ thành phố Florence – cái nôi của văn hóa Phục Hưng, tại Ý, phong trào này đã nhanh chóng lan rộng ra toàn châu Âu. Trong thời kì này, các tác phẩm nghệ thuật đạt tới đỉnh cao, hoàn thiện, mẫu mực và định hình về phong cách. Ở thời kỳ tiền phục hưng, mĩ thuật đã đạt được nhiều thành tựu. Song ở một vài tác giả, xét về tranh của họ, bên cạnh sự đổi mới về phong cách vẫn còn đôi chút ảnh hưởng của nghệ thuật thời trung cổ. Nhất là sự thiếu vắng tình cảm thực của con người, sự biểu cảm chưa thật sâu sắc. Nhưng sang thế kỷ XVI, mĩ thuật Ý đã thực sự phục hưng. Một nền nghệ thuật đi theo hướng hiện thực, tự nhiên đã phát triển rực rỡ, để lại nhiều tác giả và tác phẩm có giá trị trường tồn – một phong cách nghệ thuật mới đã thực sự định hình. Thời kỳ này chứng kiến sự phát triển của hội hoạ, điêu khắc và những công trình kiến trúc.
Trước Phục Hưng, tranh trên giá chưa thực sự phát triển. Suốt thời kỳ cổ đại và trung cổ, thể loại tranh được sử dụng nhất là bích hoạ(tranh vẽ trên tường) – luôn gắn với kiến trúc. Đến thời kỳ Phục Hưng, nhất là trong thế kỷ XVI nhiều hoạ sỹ với những tác phẩm của họ được nhiều đương thời yêu thích. Chưa bao giờ hội hoạ lại phát triển và đạt được nhiều thành công như ở thời kỳ Phục Hưng. Các thể loại tranh đều được các hoạ sỹ thích thú thể hiện. Được ưa thích nhất là tranh chân dung, tranh tôn giáo, thần thoại, tranh sinh hoạt.
Các giai đoạn phát triển của hội họa Phục Hưng ở Ý
Nghệ thuật hội hoạ thời kì phục hưng được chia làm ba giai đoạn cơ bản – Giaiđoạn 1 – Thời kì Mở đầu: Bắt đầu từ khoảng thế kỉ XIII tại Ý với những tên tuổi như: Sipawe, Giotto di Bontone(1267 – 1337), Donatello(1386 – 1486)… Tranh của Giotto bắt đầu khám phá không gian vào trong tranh, có sự xa gần mặc dù chưa cụ thể, mới chỉ là sơ khai, chưa tách bạch, chiều sâu chưa lớn, chưa rõ ràng…
Kế tục của ông là Sipawe , ở ông đã bắt đầu có sự xuất hiện của ánh sáng trong tranh nhưng vẫn chưa tập chung, chưa đúng vị trí, chưa cụ thể…Hình chưa chính xác, cơ thể được vẽ bao bọc bởi những trang phục kín từ đầu đến chân bằng những mảng lớn, giải phẫu, cấu trúc, tạo hình chưa chính xác. Tuy nhiên nếu so sánh với tranh thời Trung cổ thì tranh ở thời kì này đã có những điểm rất khác biệt(tranh thời trung cổ mang tính trang trí, không đề cập đến không gian ba chiều, chưa diễn tả chiều sâu của không gian, hình tượng nhân vật vẽ mảng bẹt, phẳng, ít tả khối, hoặc chỉ là khối đơn giản).
– Giai đoạn 2: Kéo dài khoảng 200 năm từ thế kỉ XIV Đến cuối thế kỉ XV. Với những tên tuổi nổi tiếng như: Masaccio, Angelico hay nổi bật là Sandro Botticelli.
Với Masaccio, ông là người mở đầu cho cho nghệ thuật thế kỉ XV. Ông được thừa hưởng thành tựu về phép phối cảnh, hình hoạ, điêu khắc, ánh sáng trong tranh rõ ràng, các mảng sáng tối trên nhân vật sắc nét, tương phản, được gợi khối tròn và có sự mềm mại. Chiều thứ ba của không gian được diến tả tốt nhờ sự chắc chắn về hình đậm nhạt và tương quan nóng lạnh của màu sắc trong tranh. Ngoài cái đẹp vè hình thể, khối, ông còn thể hiện được rõ tình cảm trên khuôn mặt nhân vật trong tranh như bức tranh ở trên.
Tuy nhiên, khi nói tới giai đoạn này, người để lại nhiều tác phẩm còn giữ được khá nguyên vẹn và nổi tiếng cho tới nay đó là Botticelli. Nói tới ông, người ta hay nhớ tới các bức: Mùa xuân, Sự sinh ra của thần vệ nữ, Lễ truyền tin, …với đề tài tôn giáo và thần thoại. tranh của ông diễn tả rất thành công cơ thể mềm mại, da thịt căng tròn, đầy cảm xóc, thân hình mượt mà, sống động của thần Vệ Nữ, một cái đẹp tổng thể, hài hoà của nhiều yếu tố tạo hình như đường nét, màu sắc, chất biểu cảm của bức tranh đã làm mờ đi những khiếm khuyết trên cơ thể của nàng. Bức tranh này hiện đang được trưng bày trong bảo tàng Uffizi tại Florence.
Ở thời kì này, mỹ thuật đã được đẩy lên một mức cao hơn so với giai đoạn mở đầu.
+ Về bố cục chặt chẽ hơn, nhiều kiểu bố cục mới, đa dạng hơn.
+ Hình khối chắc chắn, rõ ràng, mạch lạc.
+ Tỉ lệ, giải phẫu nhân vật cơ bản hoàn chỉnh, chính xác, cân đối .
+ Không gian trong tranh rõ ràng cụ thể, có sự tách bạch giữa nhân vật và khung cảnh xung quanh.
+ Xa gần trong tranh được áp dụng một cách triệt để.
+ Màu sắc tương đối hài hoà, Êm cúng, tương phản nhẹ.
+ Tình cảm trong tranh được thể hiện rõ ràng, nhiều cảm xúc của các nhân vật được miêu tả xinh động.
+ Ánh sáng trong tranh giai đoạn 2 được sử dụng một cách triệt để và sử dụng linh hoạt, tập chung, chính xác, bước một bước xa hơn với giai đoạn đầu.
– Giai đoạn 3: Từ khoảng 1490/ 1500 cho đến 1520. Đây được coi là thời kì đỉnh cao của nghệ thuật Phục Hưng, các tác phẩm đạt tới sự hoàn mĩ, tinh tế và trở thành các tác phẩm kinh điển. Các danh họa thời kì này có thể kể tới là tam trụ của nền Phục Hưng: Raphael, Michelangelo và Leonardo da Vinci. Với Michelangelo, hầu hết các tác phẩm để đời của ông đều là điêu khắc, xét về hội họa thì người ta nhớ đến ông qua bức “Ngày phán xét cuối cùng” được vẽ trên tường nhà nguyện Sistine trong 04 năm liên tục và hoàn thành trong khoảng 1536 and 1541.
Trước đó, ông cũng đã treo mình liên tục 4 năm nữa từ 1508 tới 1512 để vẽ nên bức tranh trên toàn bộ trần của nhà nguyện này
Nói về Leonardo da Vinci thì người ta không thể không nhắc tới bức tranh “Nàng Mona Lisa” vốn chưa bao giờ ngừng làm vơi giấy mực để bình phẩm về nó (đang được lưu giữ ở bảo tàng Louvre, Pháp).
Hay những bức tranh đầu màu sắc, tinh tế, tỉ mỉ sống động trong bảo tàng Vatican của Raphael.
Tranh của thời kì này chặt chẽ hơn về bố cục, nhiều kiểu bố cục mới, đa dạng hơn và đạt đỉnh cao của nghệ thuật.
+ Hình khối chắc chắn, rõ ràng, mạch lạc, tả khối chi tiết của từng bộ phận, từng nếp vải, đạt chuẩn cho tất cả các hình thức thể hiện.
+Tỉ lệ, giải phẫu nhân vật hoàn chỉnh, chính xác, cân đối về tỉ lệ. Giai đoạn này là đỉnh cao về tỉ lệ con người (7 1/2), chuẩn mực về con người, là một trong những yếu tố tạo thành nghệ thuật Phục Hưng độc đáo.
+ Không gian trong tranh rõ ràng cụ thể, rộng, có sự kết hợp con người với thiên nhiên, có sự tách bạchgiữa nhân vật và khung cảnh xung quanh, giữa các nhân vật chính phụ với nhau…đây cũng là một trong những yếu tố tạo thành nghệ thuật Phục Hưng vô cùng Phục Hưng độc đáo.
+ Xa gần trong tranh được áp dụng một cách triệt để, trong tranh thể hiện rõ được đường tầm mắt, điểm tụ…xa gần cả về đậm nhạt, cả về hình. Đạt chuẩn về luật xa gần như bức trường học Athen.
+ Màu sắc tương đối hài hoà, chắc chắn, ấm cúng tình cảm, tương phản nhẹ, thể hiện được gam màu chủ đạo.
+ Tình cảm trong tranh được thể hiện rõ ràng, nhiều cảm xúc của các nhân vật được miêu tả xinh động, buồn, vui mừng, giận giữ, đau khổ, lo sợ, hãi hùng, kính phục…
+ Ánh sáng trong tranh giai đoạn 3 – giai đoạn Phục Hưng được sử dụng một cách triệt để và sử dụng linh hoạt, tập chung, chính xác, bước một bước xa hơn với giai đoạn 2, đi đến thời hưng thịnh, đỉnh cao về hội hoạ mà không thể không kể đến yếu tố ánhsáng trong tranh.
(tạm hết phần 1)
———————
Credit:
—-
Bài viết có sử dụng thông tin tham khảo trên Internet. Ảnh lấy từ wikipedia.
– Bản quyền bài viết © by Chimkudo | Studio – Chụp ảnh sản phẩm –
Mọi trích dẫn phải đính kèm link gốc tới bài viết
Từ khóa » Những Họa Sĩ Nổi Tiếng Thời Phục Hưng
-
Nghệ Thuật Thời Kỳ Phục Hưng – Wikipedia Tiếng Việt
-
8 Nghệ Sĩ Thời Phục Hưng Và Những Tác Phẩm Vĩ đại - IDesign
-
10 Họa Sĩ Thời Phục Hưng Ý Bạn Nên Biết
-
Các Họa Sĩ Thời Phục Hưng Nổi Tiếng Nhất - Postposmo
-
Các Họa Sĩ Thời Kỳ Phục Hưng - Tranh Sơn Dầu
-
Top 10 Họa Sĩ Huyền Thoại Nổi Tiếng Nhất Thế Giới | Mỹ Thuật Bụi
-
Tính Hiện Sinh Trong Các Bức Họa Thời Phục Hưng - MyThuatMS
-
10 Tác Phẩm Hội Hoạ Nổi Tiếng Thời Kỳ Phục Hưng — Phượng
-
10 Tác Phẩm Hội Hoạ Nổi Tiếng Thời Kỳ Phục Hưng - VP ART GALLERY
-
Bộ Ba Bậc Thầy Vĩ đại Của Thời Kỳ Phục Hưng, Họ Là Ai? - DKN News
-
Ý Nghĩa ẩn Trong 4 Kiệt Tác Hội Họa Thời Phục Hưng Mà Giới Quý Tộc ...
-
Những điều Thú Vị Về Raphael, Bậc Thầy Hội Họa Phục Hưng Ý