Hồi Ký: Thép Đen - Đặng Chí Bình - Tin Trong Ngày - Vietbao

Hồi ký: Thép Đen - Đặng Chí Bình

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

(Tiếp theo...)

Ngồi nhìn chị Hằng Nga nhấp nháy, trong nước triều dâng mấp mé, tôi đã trang trọng nói với cả hai vợ chồng Lộc:- Dưới là mặt trăng và trên là chị Hằng (một chị Hằng dưới nước), tôi xin cúi đầu biết ơn Lộc Liên, lời của một người tự trọng hàm ơn. Khi đến nước thứ ba, tôi sẽ nỗ lực với trí óc và đôi bàn tay, bằng mọi cách tôi sẽ thanh toán 3 cây vàng ân tình, ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống.Cả hai vợ chồng đều cười:- Chúng em đã đòi đâu"- Còn 6, 7 người nữa ở trong thuyền, nhưng anh là người nói đầu tiên, chúng em vui lòng rồi!Khoảng 5 ngày sau, một đêm đang mê mệt trong giấc ngủ nhiều mầu xanh dương, tôi giật mình thức giấc. Tiếng gào, tiếng rú của gió Ku Ku, xa xa nghe tiếng biển, sôi lên ùng ục. Gió réo vào mái, vào vách, mưa như đổ nước, căn barrack rung lên như động đất. Chiếc thuyền 61 người tối hôm qua ghé đến Ku Ku, đang ở barrack bên cạnh. Mấy ông bà chạy túa ra cửa nhìn nhớn nhác. Barrack bên này cũng nhốn nháo dậy cả, dưới ngọn đèn 100 watts của cả khu, hai bên nhìn nhau bằng những đôi mắt chẳng có lòng đen. Chẳng ai nói một lời, nhưng hẳn tự thầm súyt soa nổi da gà: "Nếu thuyền mình còn ở ngoài khơi, chắc chẳng còn nhìn nhau bằng những đôi mắt thất thần"" Gió hung hãn xoáy rồn rột như cây đổ, đá rơi.Sáng sớm hôm sau, tin tức còn tối đất, do phòng kiểm thính Ku Ku, có một chiếc tầu chở 106 người đã chìm xuống đáy biển bên phiá đảo Bin KuLu, cách Ku Ku 16 hải lý.Xin cảm ơn những tâm hồn "đứng thẳng "của các vị Cao ủy ở Indo. Mới tờ mờ sáng, một chiếc tầu của Cao ủy với dáng dấp của mấy vị, đã xét hỏi tôi mấy ngày trước. Họ đã rẽ sóng tiến về Bin KuLu, may ra còn cứu vớt được người nào. Cả hai con thuyền 53 người và 61 người đều ra mé biển, ngóng về hướng con tầu đắm, cầu xin trời Phật hãy cứu giúp những kẻ khốn cùng.Mãi gần buổi chiều, con tầu Cao ủy mới trở lại, tôi làm sao quên được cái hình ảnh một đời. Cái ông Cao ủy bụng to, bước lên bờ đầu tiên, tên ông là Bob người Canada, người đã đếm đốt ngón tay cười với tôi, khi biết tôi tù 18 năm: "Như thế cả tuổi trẻ của anh trong nhà tù" "Ông Bob hai tay cằm hai cái que gỗ dài, mỗi que xọc đeo hơn chục chiếc dép, guốc xanh đỏ, cả dép Thái Lan. Theo ông, tầu Cao ủy đã cố công tìm kiếm phía sau đảo san hô Bin KuLu. Chỉ có hơn một chục xác chết đàn ông, đàn bà, con gái trẻ con dạt vào bãi, vài chục chiếc dép guốc rải rác đó đây, còn tất cả, cả con tầu đều biến mất, chỉ còn nước với trời.Điều đặc biệt, tầu đã kiếm được một người duy nhất còn sống, anh ta nằm rúc đầu vào một tảng san hô. Khi lôi ra thì tim anh còn đập, nhưng không hề biết một điều gì, trong giấy tờ tên là Lý Minh, người Việt, gốc Tầu 34 tuổi. Cao ủy đã đưa trước về phía bên kia Ku Ku, có bệnh xá. Do tính xục xạo tò mò, ba ngày sau, tôi đã rủ cậu Thiện đi bộ hơn ba cây số, đến tận bệnh xá, để nhìn cái người duy nhất còn lại, của một chuyến tầu định mệnh 106 người. Sau một lúc tìm tòi, thăm hỏi, chúng tôi đã đến chỗ giường nằm của cậu Lý Minh, mặt và mắt của cậu trắng bệch như không còn máu. Có thể qúa hãi hùng nổi chìm trong nước, trong những cơn sóng thần sầu, để rồi thần biển đã nhét đầu cậu vào một tảng san hô.Cả 106 người, chỉ còn một mình cậu sống sót, nhưng hồn viá cũng chẳng còn. Không biết bố mẹ cậu, vợ con cậu, anh chị em của cậu, có cùng đi chuyến tầu xóa sổ này không" Có chăng chỉ xin hỏi ông trời, nỗi uất nghẹn thương đau này vì đâu"Tôi vừa về tới barrack thì cậu bé đã đến bên, ghé tai:- Chú ơi! Chị Hằng mời chú, ra phố uống nước"Ngạc nhiên, đắn đo, nhưng những chuyện khác thường vẫn có sức lôi cuốn lòng tôi, nghĩ thế tôi đã gật đầu với cậu bé. Cậu bé về một lúc, Hằng và cậu bé đi ra phố, tôi để cho Hằng đi một quãng, tôi đi theo.Cô Hằng như có mắt phía sau, cô đi vòng đến gần một đồn cảnh sát, nơi có một số nhà, mấy cửa hiệu tạp hóa. Đặc biệt chỉ có một tiệm bán đồ giải khát, thấy cô và cậu bé ngồi mãi một cái bàn phía trong, tôi cứ tiến vào. Trước mặt cô và cậu bé, mỗi người có một lon Coca với cái ly, một lon và một ly để đối diện, cô đã giơ tay mời tôi ngồi. Thực sự, tôi cũng chưa bao giờ nhìn thấy Coca, chứ đừng nói là thưởng thức, tôi cũng nói thực, tôi chưa hề uống cái loại này. Cô vừa mở, vừa rót vào ly cho tôi và cũng chân thành:- Hằng... cũng mới uống một lần ở... Sài Gòn!Hôm nay Hằng lại xưng tên, tôi cũng ngập ngừng nhìn vào đôi mắt nhiều điện từ, hỏi thẳng:- Làm sao.... tôi được ngồi đây.... hôm nay"Hằng nhìn ra một khung trời, ngoài cửa sổ:- Để mừng... chúng ta còn sống... và cảm tạ đất trời!Tôi vẫn không rời đôi mắt, nhiều điện thế:- Rồi sẽ đi... một con đường thật dài!Hằng đã biết ý lấp lửng, nên cằm cô hơi ưỡn ra một cái, một tí lưỡi đỏ, lè ra giữa cặp môi mím, giống hệt một nụ đào đầu xuân bắt đầu hé. Tôi quờ quạng, vớ vào ly coca đưa lên miệng, như muốn đè bớt nguồn rạo rực bốc lên hừng hực. Giữa lúc ấy, vợ chồng Phạm Lộc từ ngoài cửa bước vào. Đôi mắt của Lộc Liên quắc lên như xì khói, nhìn Hằng và tôi, rồi quay ngoắt ra. Cậu bé, tôi đã biết tên là Thành, gọi với theo: "Cô Liên ơi! "Nhưng hai người như không nghe thấy, đi khuất vào đám đông. Tôi đang dự định uống hết ly nước, rồi kiếu từ, nhưng trước thái độ của Lộc Liên, tôi lại ngồi lại nữa. Nụ đào hơi nhếch lên như cười, nhưng rèm mi hơi khép lại, nét mặt rắn cương ra. Hằng quay lại tôi, rành rọt:- Chú... có thích thiên nhiên"Câu này đáng lẽ tôi hỏi Hằng, nhưng tôi lại nói một câu không đâu:- Trăng nước KuKu vừa dữ lại vừa hiền!Hằng nhìn như muốn vẽ, vào miệng tôi:- Chú có thể... nói rõ với Hằng"Cô này có trình độ, nên tôi cứ thực lòng:- Tôi ngắm mãi nàng trăng tối hôm qua, nét mặt chất phác hiền hòa, nhưng tôi có một cảm giác không lành. Dù bộ mặt như "ma soeur" nhưng cứ nghĩ chuyến tầu 106 người, tôi lại thấy nàng trăng, KuKu nhiều bí hiểm.Đã hơn một giờ chuyện trò ngoài quán nước, tôi xin từ giã, vì có hẹn với cậu Thiện. Được biết cô Thu Hằng ở phía bên Tân Thuận, vì trục trặc hơn hai năm, nên bây giờ cô vẫn còn đang học lớp 11. Tôi cũng hơi ngạc nhiên về thái độ của vợ chồng Lộc Liên; định hôm nào thuận tiện, tôi sẽ hỏi thẳng. Giống như tối hôm qua, lại một mình tôi mò ra phía cầu gỗ phía sau barrack, để nhìn nàng trăng lạ KuKu. Để nghe nước biển chuyện trò với gió lộng và để nhìn về phía quê hương, và có lúc lắng đọng để nghe lòng mình nhún nhẩy, đong đưa với cảnh đời mới. Quê nhà đã vào tháng củ mật, nên đêm thật dài, mới hơn 6 giờ chiều chim muông đã sải cánh về tổ ấm, gà qué đã ậm oẹ lên chuồng.

Bốn mươi tám: Võng lòng đu đưa

Mãi 8 giờ chị Hằng mới mò lên, chịu soi gương xem mặt mình. Nước triều lênh láng, gió dìu dịu như đèn cạn dần dầu. Tiếng quậy của một con cá ở dưới cầu, tôi ngoái lại, một làn hương lạ, quẩn vào gió chiều, tôi không tin được. Trong bóng tối sáng lờ mờ, cô Hằng đang lò dò tiến ra cầu, dáng đi rụt rè vì sợ té, hay vì ngại ngần" Vì cái gì, tôi cũng quay lại. Tôi đã cầm tay Hằng dẫn cô đi một đoạn cầu, không biết tay tôi run hay tay cô run, nhưng rõ ràng mát như lụa, mát như cái cảm giác ban đầu cô ngủ mê, gác chân lên ngực tôi. Do mỗi người đều có lòng tự trọng, nên tôi và Hằng đã ngồi cách xa nhau một cánh tay, cô Hằng giọng ngọt như nước mưa, đầu mùa:- Chú... hay ra đây, ngồi một mình"Nhìn làn tóc óng ả đen huyền, mềm như sóng lùng trong vụng, tôi nôn nao, thở nhè nhẹ, lẫn vào gió:- Để.... nhìn về... quê hương! Hằng "hứ" lên một cái, nghe như tiếng con nai tơ "hực" lên một cái, mỗi khi gặp con dê mật, đang gãi sừng trong rừng Thu. Nhìn vào hai đốm sáng, tôi hỏi đùa:- Đã khi nào Hằng nhìn thấy ba mặt trăng, một lúc chưa"Giọng cười khèn khẹt như gà giò, mới biết gọïi trống:- Thôi! "Đốt "chú đi!Tôi định nói cho vui như nỗi niềm hơ hớ nhựa trong lòng: "đốt" tức là "nướng", vậy Hằng định ăn hết hay một nửa" Nhưng khi nghe những tiếng cười khúc khích của mấy đôi, phía bên cầu barrack kia, tôi nói như giải lý nghiêm trang:- Một chị Hằng ở trên trời, một chị ở dưới biển và một cô em tên Hằng ngồi trước mặt!Trong barrack tự nhiên có tiếng đập vào cửa phành phạch liên hồi, như tiếng xe bình bịch nổ máy. Hằng đứng lên, đưa Hằng trở vào rồi, tôi trở lại, ra cầu tiêu. Tôi đã chỉ cho Hằng một ngọn thông cao nhất, trong một khoảnh rừng non sát mé biển. Xa chừng 300 mét phía trong phố, để cho Hằng yên lòng, tôi nhấn mạnh rõ ràng: "Đúng 6 giờ chiều mai tôi đã có mặt ở đấy rồi ", Hằng yên lặng gật đầu.Thật sự cái đêm hôm ấy, tôi nằm mà cứ như đang bơi trong nước, hay bay trong mây. Tôi nằm để nghe, để cảm nhận từng ngóc ngách tâm trạng của một người có "hẹn hò" nó sẽ như thế nào" Mỗi ai hồi tưởng lại, cái buổi "hẹn hò" đầu đời của mình, mới thấy cái rạo rực, run rẩy. Lúc thì rõ ràng quang đãng, như trời không mây; lúc lại lờ mờ, như sương mù tháng củ mật, của lòng tôi lúc này. Chuyện riêng... ai chẳng... một lần mím môi" Ngỡ ngàng là... tiếng lòng tôi! Bâng khuâng là cả... nẻo trời bâng khuâng.Chiều hôm sau, tôi đã rời barrack ngay từ 5:30, tôi len lỏi đến tận gốc thông già, và đã vặt những cành lá thì mới lớn, để chuẩn bị một chỗ ngồi. Tiếng dạt dào, xao xác của sóng biển vọng đến, lẫn với những tiếng re re của dế cơm, dế chũi. Mà cũng lạ, tiếng dế chiều của Indo, khác hẳn với tiếng dế của quê nhà. Tiếng dế của đồng nội quê hương mình nó ngọt, nó êm; nó không dằn dỗi tức tưởi, như tiếng dế ở đây.Một chiếc lá rơi, một tiếng chim hắng dặng, cũng làm tôi quay lại, tưởng như "người ấy" đã... thập thò. Rồi một làn hơi lạ, thoang thoảng như mùi hoa móng rồng xoắn cuộn vào hơi lá cây rừng. Trong ánh lờ mờ, Hằng từ trong ấy rụt rè tiến ra, không một lời nói, như có một lực hút của nam châm, tôi và Hằng đã ôm chặt, như không còn ôm được nữa, Hằng hổn hển áp mũi và mặt vào cổ tôi. Cái mùi hoa móng rồng, như cả chùm, úp chặt vào mũi tôi, tay của tôi tự nhiên như mất hết sức, rủn ra. Tôi tưởng như phải ngã đổ kềnh ra, thì một hồi trống cà rùng gióng lên, ngay phía bên ngoài. Năm, sáu cậu thiếu niên 14- 15 tuổi đuổi nhau, chạy xổ vào trong đám rừng non. Các cậu mặc quần áo boy scoot, hò hét tiếng Indo, tôi và Hằng chẳng hiểu gì. Như một thùng nước lạnh dội vào người đang ngủ, Hằng đã lủi ra đường, và tôi đờ đẫn nhìn mấy cậu Indo đùa dỡn, như chiếc thuyền câu, gió đổi chiều. Tôi chưa muốn trở về barrack, tôi lang thang đi vào mấy phố lạ, trong bóng điện mập mờ chỗ sáng, chỗ tối. Tay này sờ tay kia, tôi sờ cổ, sờ má. Thậm chí, tôi sờ, tôi xoa cả bên ngoài chiếc áo sơ - mi như tôi muốn tìm lại, một chút quen quen vừa mới đây. Cả cái mùi nhè nhẹ vương vấn, của móng rồng còn quấn, quẩn vào quần áo của tôi.Đến một con đường hẹp, từ trong một ngõ hẻm, bóng một phụ nữ Indo, bế một đứa con nhỏ đi ra, tóc của người mẹ thật dài, đứa nhỏ cứ vơ lấy cuốn vào cổ nó. Cũng như có một lực hút ngầm, chân tôi đã quẹo đi theo hai mẹ con. Một luồng lực âm từ, chui xộc vào tâm hồn, làm tôi quặn thắt lại. Em Hoa, người vợ tận tụy thủy chung của tôi, đang mòn mỏi ở quê nhà, tại sao tôi còn đu đưa tìm hương sắc lạ" Tôi đã đi theo hai mẹ con cả một đường phố dài, cho đến khi họ rẽ. Tôì lững thững lần ra nơi có tiếng sóng gọi, mời. Tôi cứ bước những bước đi vô định, trên bãi cát lạ, vắng người. Tai nghe tiếng sóng gầm ghì dạt dào, như những lời oán trách, chửi bới của người mẹ mù lòa, và người vợ thơ dại trằn trọc trong những canh khuya. Người con, người chồng đã ra đi vào giông bão để cứu mình, cứu gia đình và may ra góp phần nhỏ bé, cứu quê hương" Chân tôi đã mỏi dừ, mà lòng vẫn còn vặn vò khắc khoải. Tôi ngồi hẳn xuống một phiến đá lồi, dõi mắt về hướng quê nhà. Tôi cứ nhìn mãi về phía xa xôi mờ mịt ấy, như muốn nguồn cơn với biển, với trời, chẳng lẽ con người của tôi lắt lay không có hướng như vậy"Mới đến Ku Ku gần 10 ngày, đang chờ tầu cao ủy đến đón, đưa về nơi chính là trại Galang. Những buổi chiều muộn, buổi tối khuya từng cặp của cả hai barrack, ở trên cầu hay ngoài bãi.Không thể phủ nhận được một điều, sau một chuyến hãi hùng đi qua một cửa tử thần. Riêng tư, cá biệt không kể, hầu hết tâm tư của mỗi người đều mở rộng, như một kiếp đời mới để đón nhận, một cảnh đời nhiều mầu xanh phía trước. Nếu không nhìn rõ tâm trạng này, sẽ không thể thấu triệt, nhìn những sự việc khác thường, trong cảnh đời tị nạn nơi xứ người.Tôi cứ ngồi mãi, để lòng tôi tâm tình, chuyện trò với sóng, với gió, với đất, với trời và với mây. Chẳng phải do những tiếng phành phạch đập cửa, càng không phải do những cái quắc mắt của vợ chồng Phạm Lộc. Những cái đó chỉ càng làm cho tôi chạy nhanh, chạy đường hoàng hơn tìm cái tôi muốn.Cái khác, cái không nhìn thấy nhưng lại có sức mạnh áp đảo là nhân cách, đạo đức của một người. Mấy tiếng đồng hồ, tôi ngồi một mình trong khu biển vắng, đã phân định rõ con đường phía trước, dù cho có nhiều chông gai, lầy lội cũng chẳng thể làm đổi hướng. Tôi chỉ nỗ lực vượt qua, như tôi đã vượt qua những hầm hố, tử sinh của đời.Tôi trở về đến barrack đã 11:30 đêm, để rồi sáng hôm sau, 6 giờ tôi đã ra khỏi barrack, lại trở ra vùng sóng gió, tôi cứ dọc theo ven bờ, tôi đi mãi để nhìn những cảnh vật chưa bao giờ thấy. Điều chính yếu, tôi nói với tôi, chưa đủ uy lực để chống đỡ với sóng điện từ, của một đôi mắt trong như nước giếng chùa Láng, giữa Thu.Mãi chiều tối hôm ấy, tôi mới trở về, được tin sáng mai có tầu Cao ủy từ Galang, đến đón cả hai thuyền. Sáng sớm hôm sau, một chiếc tầu tương đối, ghé bến Ku Ku đón cả hai thuyền, thuyền buồm chúng tôi 53 người, và thuyền kia 61 người. Đó là ngày 30-01-1983.Vì tôi thích gió, nên tôi ngồi ngay mũi của chiếc tầu, ngồi nhìn những lớp sóng bạc đầu đuổi nhau, tư tưởng của tôi bay nhẩy như một cánh bướm, trong một vườn hoa nhiều loại, nhiều mầu. Chợt một thoáng về con tị "nạn ", lại lang bang về bến bãi Chu Hải Vũng Tầu. Tầâu đi cứ mỗi ngày mỗi to hơn, Natuna tới KuKu, rồi hôm nay từ KuKu đến Pulau Galang.Nhìn những làn sóng cuồn cuộn đầu trắng như bông lại thấy thơ mộng, chẳng còn thấy hung dữ, bí hiểm như ở Chu Hải. Nhìn một đám mây vàng đang lướt thướt ở trên cao, cái đúng với lúc này, lại sai ở lúc khác. Chỉ mấy tháng trước, tôi thành khẩn làm đơn xin Đảng, và nhà nước mở rộng bàn tay nhân đạo, cho tôi trở lại nhà tù. Nếu khi ấy Đảng lại chấp nhận lời xin xỏ của tôi, thì làm sao tâm hồn tôi lại la đà bay trên ngọn sóng, hôm nay" Cho nên ngay công lý không những phụ thuộc vào không gian, thời gian, mà còn phụ thuộc theo điều kiện, hoàn cảnh nữa. (Còn tiếp...)

  • NS Grassley: Nên Để 2 Bên Điều Trần Vụ Tố Cáo Ứng Viên TCPV
  • Dù Che Nắng, Có Gắn Quạt Máy
  • Dự Thi Gia Chánh : Cá Trout Kho Rục
  • Tt Bush Ca Ngợi Quốc Hội Thông Qua Ngân Sách Mới

Từ khóa » đặng Chí Bình Wiki