HỘI LỄ MẪU LIỄU HẠNH - Tử Vi Sơn Long

Thờ Mẫu là một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của người Việt, nhất là cư dân khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Sự phát triển mạnh mẽ của nó  xuất phát từ tính nhân văn, tính nghệ thuật và khả năng đáp ứng nhu cầu tâm linh con người. Tục thờ Mẫu Liễu Hạnh nói riêng, thể hiện một cách độc đáo tinh thần yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn thông qua việc tôn vinh những người có công với đất nước. Các nhân vật được thờ ở các phủ, điện thờ Mẫu.

Thời gian lễ hội

Mẫu Liễu Hạnh là một vị thánh linh thiêng bậc nhất trong hệ thống các vị Thánh Mẫu của đạo Mẫu. Vì vậy mà đi lễ Mẫu Liễu Hạnh ngày nào trong năm cũng rất dễ linh ứng. Để đật hiệu quả tốt nhất, người đi đến Mẫu nên chọn những ngày rằm, mồng Một đầu tháng hay những ngày đầu năm để dâng lễ Mẫu.

Đặc biệt, ngày 3/3 Âm lịch hàng năm được biết đến là ngày tiệc Mẫu Liễu Hạnh. Trong ngày này, tất cả mọi đền thờ Mẫu đều tổ chức đại lễ và hầu đồng để thỉnh Mẫu hiển linh. Đi lễ  Mẫu vào ngày này là tốt nhất.

Các Đền Mẫu Liễu Hạnh linh thiêng

Nhiều nơi duy trì tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh, đền chùa trải dài toàn quốc. Hiện nay,  linh thiêng nhất vẫn là những đền, phủ sau:

  • Phủ Dầy – Nam Định: Phủ tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Phủ cách Hà Nội khoảng 80km về phía Nam. Bạn có thể dễ dàng di chuyển tới đây bằng ôtô hoặc xe máy thông qua tuyến cao tốc Hà Nội – Ninh Bình hoặc Quốc Lộ 1A. Đến giao cắt Hà Nam – Phủ Lý, tiếp tục rẻ xuống đường 21A cũ tiếp tục đi theo về Nam Định chừng 12km. Đi qua cầu Họ, qua công viên nghĩa trang Thanh Bình và rẽ phải vào đường tỉnh lộ 56. Tiếp tục đi khoảng 10km, qua Ngã tư Đồng Đội là tới địa phận Phủ Dầy.

Đền phủ Dầy là một quần thể đền thơ gồm nhiều ngôi đèn nhỏ ghép lại. Nhưng đặc biệt nhất là kiến trúc đền thờ bà chúa Liễu Hạnh tại phủ chính, ngay sát chợ Viềng. Phủ Tiên Hương là đền chính của Mẫu Liễu Hạnh và thờ bên chồng của Mẫu, còn phủ Vân Cát và Phủ Tổ là nơi thờ Mẫu và bên ngoại bố mẹ đẻ của Mẫu.

  • Đền Mẫu Đồng Đăng: Đền Mẫu tại Đồng Đăng, Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng 150km về phía Bắc. Vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm nơi này diễn ra lễ hội đầu xuân chào đón nhiều du khách đến chơi hội và thắp hương thờ cúng. Nhằm mùng Một hay Ngày rằm hoặc ngày lễ Tết thì đền Mẫu Đồng Đăng rất đông.

Bên trong đền Mẫu Đồng Đăng gồm 5 gian thờ.  Một gian thờ Tam Bảo, nơi thờ Phật Chuẩn Đề và Phật Bà Quan Âm. Gian ngoài thờ Tam tòa Thánh mẫu, nơi thờ Mẫu đệ nhất Thượng thiên, Mẫu đệ nhị Thượng ngàn và Mẫu đệ tam Thoải phủ.. Gian giữa ngoài cùng chính điện thờ Mẫu Liễu Hạnh, hai bên là Chầu Bơ và Chầu Lục. Ngoài ra cũng như một số nơi khác, đền còn thờ thánh cô, thánh cậu… Phía sau đền còn có một bảo tháp với các tầng cung cấm nhưng lối này chỉ được mở vào các ngày lễ hội.

Phủ Tây Hồ: Phủ tọa lạc tại quận Tây Hồ, Hà Nội, ở ngay sát Hồ Tây. Trong những ngày bình thường, Phủ đều mở cửa từ 5h đến 19h, đảm bảo thời gian thờ cúng và tham quan, cúng lễ. Vào hai ngày lễ chính đó là mồng 3 – 3 Âm lịch và 13 – 8 Âm lịch, Phủ sẽ đóng cửa muộn hơn do số lượng người đến đây sẽ tăng lên đáng kể. Ngày  1, 2, 3 Tết Nguyên Đán và vào khoảng thời gian 10h – 16h hàng ngày nơi đây sẽ có lượng khách đông nhất. Khách vãn cảnh nên sắp xếp thời gian đi phủ du xuân đầu năm sẽ hợp lý hơn.

 

Phủ Tây Hồ gồm: Phủ chính, Điện Sơn Trang, lầu cô, lầu cậu bài trí từ trong ra ngoài. Phủ có ba lớp. Lớp thứ nhất thờ Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh và Hội đồng các quan. Lớp thứ hai là cung Tam toà, ban thờ này không có tượng mà chỉ có ngai và ở đây không có ban thờ Tứ phủ chầu Bà. Lớp thứ ba thờ Tam tòa Thánh Mẫu.

Hậu cung ban thờ Mẫu và là Tam tòa Thánh Mẫu theo tín ngưỡng của người Việt. Tượng Mẫu Liễu Hạnh được đặt ở giữa, mặc áo đỏ và trùm khăn đỏ. Bên trái thấp hơn sẽ là Mẫu Thượng Ngàn, mặc áo xanh và trùm khăn xanh. Bên phải là ban thờ Mẫu Thoải, mặc áo trắng và chùm khăn trắng. Ba vị mẫu là đại diện cho năng lực tạo nên chúng sinh muôn loài, là cội nguồn của sự sống và đưa đến cho con người cuộc sống hạnh phúc ấm no.

Truyền thuyết, thân thế mẫu Liễu Hạnh

Mẫu Liễu Hạnh một vị Thánh Mẫu trong đạo Mẫu của người Việt. Mẫu xếp hàng thứ hai và được dân gian gọi với cái tên tôn kính là Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên. Bên cạnh đó, Mẫu còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Vân Hương Thánh Mẫu, Mã Hoàng Bồ Tát, Chế Thắng hòa Diệu Đại Vương, Thiên Tiên Thánh Mẫu,…Mẫu Liễu Hạnh được phong là tứ Thánh bất tử, sống mãi trong lòng con dân và trường tồn cùng trời đất. Mẫu Liễu Hạnh nhiều lần hiển linh. Bà giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, phát triển sản xuất trồng trọt, buôn bán, chăn nuôi, trừ gian diệt ác.

Chuẩn bị lễ đền mẫu Liễu Hạnh

Lễ vật để dâng lên Mẫu không quan trọng ở số lượng đồ lễ mà cốt ở tấm lòng của người dâng lễ. Để được Mẫu phù hộ độ trì, người dâng lễ cần có thái độ thực sự thành tâm và thành kính khi chuẩn bị đồ lễ.

Lễ vật được chọn để dâng lên Mẫu Liễu Hạnh phải là những vật phẩm tươi ngon, không được ôi thiu hay đã qua sử dụng. Một mâm lễ đầy đủ dâng lên Mẫu cần chuẩn bị đầy đủ những vật phẩm sau:

  • Hoa tươi và một đĩa quả tươi.
  • Thịt luộc hoặc 1 con gà luộc kèm một đĩa xôi và rượu trắng.
  • Một cơi trầu.
  • Một mâm tiền vàng.
  • Một lá sớ.
  • Một đĩa oản đỏ.

Lưu ý khi dâng lễ Mẫu

  • Lời nói: Ý tứ, lịch sự, nhỏ nhẹ nơi của Mẫu.
  • Về trang phục khi dâng lễ: phải ăn mặc chỉnh tề, kín đáo và lịch sử để thể hiện lòng thành kính trước Mẫu.
  • Khi cầu khấn: Chỉ nên cầu khấn sức khỏe và một phần tài lộc, công danh sự nghiệp. Không mong cầu quá nhiều, thể hiện điều tham lam. Tuyệt đối không cầu khấn điều trái đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục.
  • Thắp hương, dâng lễ theo đúng thứ tự các ban thờ.
  • Khi dâng lễ phải dùng 2 tay và cẩn trọng đặt lên ban thờ, chỉ sau khi đặt lễ xong tất cả các ban mới được thắp hương.
  • Nên chuẩn bị trước lễ chay, lễ mặn ở nhà. Đặc biệt vào các dịp đông như Tết Nguyên Đán. Đối với ban thờ Phật tuyệt đối không lễ mặn và dùng vàng mã.
  • Khi hóa tiền phải hóa từng lễ theo thứ tự từ ban chính cho đến các ban khác.
  • Khi hạ lễ phải hạ từ ban ngoài cùng rồi mới đến ban chính.

Văn khấn Thánh mẫu Liễu Hạnh

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc đủ 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.

Hương tử chúng con kính lạy:

Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hoà Diệu, Đại vương “Tối linh chí linh”!

Mẫu Đệ nhất thiên tiên!

Mẫu Đệ nhị thượng ngàn!

Mẫu Đệ tam thuỷ cung!

Hương tử con là :

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày: …

Tại: Phủ Tây Hồ, phường Quảng Bá, quận Tây Hồ (dành cho người đi phủ Tây Hồ)

Phủ Dầy, xã Kim Thái, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định (nếu  lễ ở phủ Dày)

Đồng Đăng linh tự, thị trấn Đồng Đăng (nếu lễ ở phủ Mẫu Đồng Đăng)

Thành kính dâng lễ vật.

Cung thỉnh Tam Toà Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng,

Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh,

Hội đồng các quan, Bát bộ Sơn trang,

Thập nhị quan Hoàng, Thập nhị chầu cô,

Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng,

Ngũ hổ thần quan, Thanh Bạch xà thần linh,

Chấp kỳ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng: Gia quyến bình an, tài lộc hưng vượng, vạn sự cát tường …

Chúng con thành tâm kính lễ, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Bà Phật! (vái lạy 3 lần)

Đánh giá post

Từ khóa » Tiệc Mẫu Liễu Hạnh