Hội Nghị Công Tác Phòng Chống Thiên Tai Năm 2021 Tại Các Tỉnh Miền ...
Có thể bạn quan tâm
Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài phát biểu khai mạc Hội nghị.
Hội nghị nhằm đánh giá các kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế; trao đổi về các chế độ chính sách mới có liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai và những công việc cần triển khai trong thời gian tới. Hội nghị tập trung vào các nội dung trọng tâm: Đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong công tác khắc phục hậu quả bão, mưa lũ năm 2020 tại các tỉnh miền Trung; Trao đổi về các chính sách mới có liên quan đến công tác khắc phục hậu quả thiên tai vừa được ban hành; Bàn các giải pháp và công việc cần triển khai trong thời gian tới.
Báo cáo tại Hội nghị ông Nguyễn Văn Hải Phó cục trưởng Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai cho biết: năm 2020, tại khu vực miền Trung, mưa lũ lịch sử, lũ quét, sạt lở đất trên diện rộng xảy ra tại khu vực miền Trung, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, làm 249 người chết, mất tích; 1.531 nhà sập, 239.341 nhà bị hư hại, tốc mái, 473.449 lượt nhà bị ngập; nhiều công trình phòng, chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, dân sinh bị hư hỏng, sạt lở. Ước tính thiệt hại về kinh tế trên 36.000 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Hải Phó cục trưởng Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai báo cáo công tác phòng chống thiên tai khu vực miền Trung.
Từ giữa tháng 9/2021 đến nay, khu vực miền Trung chịu ảnh hưởng liên tiếp 04 cơn bão (số 5, 6, 7, 8) và 05 đợt mưa lớn với tổng lượng phổ biến từ 800-1.500mm, một số nơi mưa lớn hơn trên 2.000mm. Bão, mưa, lũ đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản và làm ảnh hưởng đến công tác khắc phục hậu quả, phục hồi tái thiết sau thiên tai, nhất là trong bối cảnh covid kéo dài, diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, công tác khắc phục hậu quả mưa, lũ năm 2020 tại một số địa phương còn chậm tiến độ, nhiều hạng mục công trình hạ tầng chưa hoàn thành.
Bà Đoàn Thị Tuyết Nga, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Phòng chống, thiên tai báo cáo kết quả hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai của các tổ chức quốc tế năm 2020. Theo báo cáo của Văn phòng đôi tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai, tính tới tháng 11/2020, đã có 32 tổ chức chung tay cứu trợ cho nhân dân các tỉnh bị ảnh hưởng tại Miền Trung với tổng giá trị hỗ trợ hơn 25,1 triệu USD thông qua ba hình thức chủ yếu (i) Thông qua Tổng cục Phòng, chống thiên tai; (ii) Các tổ chức tự thực hiện hoặc thông qua các cơ quan khác.
Bà Đoàn Thị Tuyết Nga, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế báo caó kết quả hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai của các tổ chức quốc tế năm 2020.
Tham dự Hội nghị có 10 tinh, tp khu vực miền Trung và một số Bộ ngành. Ngoài ra Hội nghị còn kết nối trực tuyến tới các huyện, xã trọng điểm về PCTT thuộc 10 tỉnh từ Nghệ An đến Phú Yên.
Trong năm 2021, các tỉnh miền Trung đã chịu ảnh hưởng của 05 cơn bão (bão số 2, bão số 5, bão số 6, bão số 7, bão số 8) tuy không khốc liệt như năm 2020 nhưng hoàn lưu các cơn bão đã gây ra các đợt mưa lũ lớn gây thiệt hại không nhỏ cho người dân các tỉnh miền Trung, điển hình là các cơn bão số 5 và số 6.
Thiên tai từ đầu năm 2021 tại khu vực miền Trung đã làm 38 người chết, mất tích; 39 nhà bị sập đổ hoàn toàn, 970 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 85.806ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; 109.771m đê, kè, kênh mương bị sạt lở; nhiều tuyến giao thông bị tắc nghẽn do ngập lụt, sạt lở với khối lượng 1.077.556m3. Ước tính tổng giá trị thiệt hại trên 2.100 tỷ đồng.
Khi xảy ra thiên tai, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về PCTT, các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương triển khai quyết liệt, chủ động phương án ứng phó kịp thời. Các địa phương đã phối hợp với các lực lượng quân đội, công an trên địa bàn huy động hàng trăm nghìn lượt cán bộ chiến sĩ và hàng nghìn phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn và hỗ trợ người dân.
Trong giai đoạn 2017-2020, Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT đã chủ trì, phối hợp với các bộ tổng hợp nhu cầu và đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 4.215 tỷ đồng cho các tỉnh trong khu vực để khắc phục hậu quả thiên tai; hiện đang tổng hợp thiệt hại và đề xuất hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ năm 2021.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc ứng phó với thiên tai vừa qua cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: Thông tin cảnh báo thiên tai, bão, lũ lớn chưa được thông tin một cách chi tiết đến tận người dân; lực lượng PCTT&TKCN còn thiếu chuyên nghiệp; thiếu trang thiết bị chuyên dùng, chưa đáp ứng yêu cầu trong nhiều tình huống cứu hộ trên biển, sạt lở đất vùng núi; chưa dự báo được chính xác mưa cực đoan cường độ lớn trong thời gian ngắn; chưa dự báo sớm được lũ đặc biệt lớn, lũ lịch sử. Bên cạnh đó, chưa có bản đồ phân vùng, cảnh báo sạt lở đất với tỉ lệ lớn; nguồn lực cho khắc phục hậu quả còn rất hạn chế; công tác khắc phục hậu quả hầu như chỉ tập trung một phần vào hỗ trợ khẩn cấp, chưa bố trí nguồn lực và tập trung cho hỗ trợ trung hạn, dài hạn...
Tại hội nghị, ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, trong PCTT, vai trò công tác dự báo rất quan trọng. Nếu như làm chính xác, thu hẹp được phạm vi dự báo thì công tác ứng phó, chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở thuận lợi và chủ động hơn.
“Hiện Quảng Ngãi đã chỉ đạo các địa phương quan tâm đến công tác ứng phó trước khi bão lũ xảy ra. Điều mà địa phương cần là kinh phí để hỗ trợ cho người dân để họ gia cố lại nhà cửa, công trình trường học, trạm y tế công cộng. Nếu chúng ta ưu tiên ứng phó trước khi bão lũ đến thì sẽ giảm thiệt hại nhiều hơn khi bão lũ xảy ra”, ông Trần Phước Hiền cho biết.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay hầu hết các địa phương ở miền Trung đều có sự tương đồng về địa hình, khí hậu... nên Tổng cục PCTT cần tổ chức những hội thảo để các địa phương cùng chia sẻ cách làm hay, từ đó có cách làm chung hiệu quả và tốt nhất.
Là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng: Khi bị thiên tai, yếu tố "4 tại chỗ" là đặc biệt quan trọng, nhất là ứng cứu người bị thương rất hiệu quả; tuy nhiên nói thì dễ nhưng để làm được cần phải đẩy mạnh tuyên tuyền và Quảng Nam luôn luôn tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về công tác “4 tại chỗ” này.
Năm 2021, tỉnh Quảng Nam đã thông qua Nghị quyết về sắp xếp, di dời 7.000 hộ dân, đặc biệt là người dân vùng núi, vùng có nguy cơ sạt lở, đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho người dân bị ảnh hưởng.
“Ngoài hỗ trợ, chúng tôi hiện cũng tích cực trồng rừng sinh kế theo hình thức tăng cường trồng sâm ngọc linh tại các huyện với phương châm "có cánh rừng mới trồng sâm", vừa mang lại kinh tế cho dân vừa bảo vệ rừng, thích ứng an toàn với biến đổi khí hậu”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng cho rằng, để công tác PCTT hiệu quả, thì cần phát huy đội xung kích trong PCTT và Trung ương nên nghiên cứu khung phòng chống thiên tai thích ứng cho cả ba miền, làm sao để người dân sống an toàn trong biến đổi của khí hậu hiện nay.
Tại hội nghị, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT đánh giá cao những nỗ lực của các địa phương trong thời gian qua, đồng thời cho rằng, công tác dự báo rất là khó khăn, tuy nhiên cần tăng cường hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT đề nghị các địa phương cần xây dựng đề án trồng rừng theo từng khu vực, đặc biệt rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển. Ban Chỉ đạo sẽ xem xét, nghiên cứu để giải quyết bài toán ngập lụt ở khu vực miền Trung, đặc biệt là thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) sao cho phù hợp điều kiện thực tiễn mưa, bão lũ, tập quán sinh sống con người đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, các địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các công trình khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020; sẵn sàng ứng phó với bão, mưa lũ còn có thể xảy ra trong tháng 12 này, đảm bảo an toàn về người và sản xuất, nhất là sắp đến vụ Đông Xuân 2021-2022…
“Hiện không chỉ số lượng dân số tăng lên mà số lượng khu công nghiệp, trung tâm kinh tế - xã hội tại miền Trung ngày càng nhiều. Nếu xảy ra tình trạng ngập lụt thì thiệt hại vô cùng lớn. Chúng tôi sẽ nghiên cứu để giải quyết, góp phần hoàn thiện chương trình tổng thể về PCTT của quốc gia”, Trần Quang Hoài cho hay.
Từ khóa » Các Tỉnh Bị Lũ Lụt Miền Trung
-
Lũ Lụt Miền Trung Việt Nam Năm 2020 - Wikipedia
-
Cận Cảnh Lũ Lụt Tại Miền Trung Việt Nam - UNICEF
-
Lũ Lụt Tại Miền Trung Khiến 13 Người Thiệt Mạng, 4 Người Mất Tích
-
Bão, Lũ Năm 2020 Khiến Miền Trung Thiệt Hại Hơn 36.000 Tỉ đồng
-
Lũ Lụt Miền Trung: Đừng đổ Do Trời! - Báo Tuổi Trẻ
-
Mưa Lũ Gây Thiệt Hại Nặng Cho Các Tỉnh Miền Trung - Báo Thanh Niên
-
Khẩn Trương Khắc Phục Nhanh Hậu Quả Mưa Lũ Tại Các Tỉnh Miền Trung
-
Lũ Lụt ở Miền Trung: Tin Tức, Hình ảnh, Thiệt Hại, Cứu Trợ Mới Nhất - 24H
-
Chung Tay Giúp đỡ Các Tỉnh Miền Trung Bị Thiệt Hại Do Mưa Lũ.
-
Lũ Lụt Miền Trung: Sự Kiện, Tin Tức, Hình ảnh, Video... - VnExpress
-
Trường Tiểu Học Ninh Sơn Quyên Góp ủng Hộ đồng Bào Miền Trung ...
-
Hơn 50 Xã ở Quảng Nam, Quảng Ngãi Ngập Lụt, Miền Trung Mưa ...
-
5 Tỉnh Miền Trung Dồn Sức Cứu Trợ Người Dân