Hội Nghị Đối Ngoại Toàn Quốc Triển Khai Thực Hiện Nghị Quyết Đại Hội ...
Có thể bạn quan tâm
Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương và các điểm cầu trong toàn quốc có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, các Tỉnh ủy, Thành ủy, Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội của Trung ương và địa phương, các Đại sứ và Tổng Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài; các đồng chí nguyên lãnh đạo: Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Liên hiệp các Hội hữu nghị Việt Nam. Dự hội nghị tại điểm cầu cơ quan Thanh tra Chính phủ có Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm, UV Ban Thường vụ, UV Ban Chấp hành Đảng bộ; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị; Trưởng các đoàn thể; cấp ủy các đảng bộ, chi bộ trực thuộc; công chức Văn phòng Đảng – Đoàn thể và Vụ Hợp tác quốc tế.
Tại Hội nghị các đại biểu đã nghe tham luận của các lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cùng các lãnh đạo TP Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.
Báo cáo về tình hình, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho biết, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công tác đối ngoại. Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình quốc tế và trong nước, Đảng ta đã xác định hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ đó có những chủ trương, chỉ đạo đúng đắn cho công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, trên tất cả các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, bất kỳ quốc gia, dân tộc nào trong quá trình hình thành và phát triển của mình cũng đều phải xử lý hai vấn đề cơ bản là đối nội và đối ngoại. Hai vấn đề này có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau như hai cái cánh của một con chim, tạo thế và lực cho nhau, gắn kết và đan xen ngày càng chặt chẽ với nhau, nhất là trong điều kiện toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ và sâu rộng. Đối ngoại ngày nay không chỉ là sự nối tiếp của chính sách đối nội, mà còn là một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của các quốc gia, dân tộc.
Đề cập đến các nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới liên qua đến công tác đối ngoại, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu lên một số nội dung lớn như sau:
Thứ nhất, cần tiếp tục thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, nắm chắc diễn biến tình hình để kịp thời đổi mới tư duy và có giải pháp thích hợp trong công tác đối ngoại. Bên cạnh đó, cần xây dựng vị thế và tâm thế mới của Việt Nam trong ứng xử và xử lý mối quan hệ với các nước, song phương cũng như đa phương. Đặc biệt, các vấn đề thuộc lợi ích cốt lõi, mang tầm chiến lược của Việt Nam đòi hỏi nước ta phải thể hiện tiếng nói mạnh mẽ hơn và lập trường đối ngoại tích cực hơn, trước hết ở trong khu vực. Đồng thời, cũng phải đẩy mạnh đổi mới tư duy, mạnh dạn đột phá, sáng tạo trong công tác, tìm ra cách làm mới, mở rộng ra các lĩnh vực mới, tìm kiếm các đối tác mới, hướng đi mới. Đổi mới phải trên cơ sở giữ vững nguyên tắc, chắc chắn, thận trọng, kiên định mục tiêu và chân thành, khiêm tốn.
Thứ hai, tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện đúng đắn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, vì lợi ích quốc gia - dân tộc; vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vận dụng đúng đắn quan điểm về "đối tượng", "đối tác"; tăng cường hợp tác, tiếp tục tạo thế đan xen lợi ích chiến lược giữa nước ta với các nước. Trong đó, mục tiêu bao trùm là giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện các nhiệm vụ chiến lược về phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích chính đáng của ta phù hợp với luật pháp quốc tế.
Thứ ba, phát huy tối đa mọi yếu tố thuận lợi của đất nước để chủ động, tích cực tham gia đóng góp, xây dựng, định hình các cơ chế đa phương.
Thứ tư là cần mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động đối ngoại, nhất là hợp tác kinh tế, văn hoá và hợp tác trên lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng với các nước; tiếp tục đưa các mối quan hệ với các đối tác mà nước ta đã có khuôn khổ quan hệ, trước hết là các nước láng giềng và các nước lớn, đi vào chiều sâu, ổn định, hiệu quả; ưu tiên duy trì ổn định và giữ đà quan hệ, tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, đồng thời xử lý các khác biệt và vấn đề nảy sinh trên tinh thần hợp tác, hữu nghị, kiểm soát bất đồng, dựa trên luật pháp quốc tế và thông lệ khu vực…
Thứ năm, hết sức coi trọng, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác nghiên cứu và dự báo chiến lược, tập trung đánh giá kỹ các xu hướng vận động trong chính sách và quan hệ giữa các nước lớn, các nước láng giềng, khu vực, các xu hướng chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội trên thế giới và khu vực, nhất là trước tác động như vũ bão của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số và sự nguy hại của dịch bệnh và biến đổi khí hậu.
Thứ sáu, để hoàn thành được những nhiệm vụ nêu trên, phải đặc biệt chú trọng công tác xây dựng tổ chức, bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó liên quan đến nội dung về đào tạo đội ngũ cán bộ.
Cuối cùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trước đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ, chúng ta cần tiếp tục coi trọng hơn nữa công tác đào tạo cán bộ ngoại giao, cán bộ đối ngoại cả về trình độ, năng lực lẫn bả lĩnh chính trị, đặc biệt là bản lĩnh chính trị. Cán bộ ngoại giao, cán bộ đối ngoại phải không ngừng rèn luyện vững vàng về chính trị, luôn tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng, với lợi ích của dân tộc, tỉnh táo trước sự tác động, lôi kéo của các thế lực thù địch, chủ động tích cực phòng ngừa không để ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hoá’, vướng vào tham nhũng, tiêu cực. Càng hội nhập sâu với thế giới, chúng ta càng cần có các nhà ngoại giao, các nhà hoạt động đối ngoại có bản lĩnh chính trị vững vàng; đủ trình độ, uy tín, phong cách để sánh vai với các nước, bạn bè quốc tế; toàn tâm, toàn ý phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Từ khóa » Bộ Máy Chính Trị Việt Nam Sau đại Hội 13
-
Hệ Thống Chính Trị - Cổng Thông Tin điện Tử Chính Phủ
-
DANH SÁCH BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ, ỦY BAN KIỂM TRA ...
-
Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Xây Dựng đội Ngũ Cán Bộ Trong Bộ Máy Nhà Nước Pháp Quyền Xã ...
-
Chân Dung 28 Thành Viên Chính Phủ Sau Kiện Toàn
-
Công Bố Danh Sách Bộ Chính Trị Và Ban Bí Thư Khóa XIII - Báo Tuổi Trẻ
-
Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Các Kỳ Đại Hội
-
Đại Hội 13: Đảng Nâng Số Nhân Sự Cao Cấp Gốc Miền Nam Bằng ...
-
Chính Trị - Đảng Bộ Tỉnh Bình Định
-
đưa Nghị Quyết đại Hội Xiii Của đảng Vào Cuộc Sống
-
Danh Sách 18 Ủy Viên Bộ Chính Trị Khóa XIII
-
Một Số Tiếp Cận Mới Của Đại Hội XIII Về Xây Dựng Hệ Thống Chính Trị ...
-
Tiếp Tục Xây Dựng Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước Tinh Gọn, Hoạt động ...
-
Đại Hội XIII Của Đảng Thành Công Tốt đẹp - Chi Tiết Tin
-
Đại Hội đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ XIII Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Toàn Văn Nghị Quyết Đại Hội đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ XIII Của Đảng
-
Đại Hội XIII Của Đảng - Báo Hà Nam điện Tử