Hội Nghị Tập Huấn Trực Tuyến Triển Khai Hướng Dẫn Chẩn đoán, điều ...
Có thể bạn quan tâm
Chiều ngày 07/10/2021 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến triển khai Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 phiên bản lần thứ 7 cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc qua hơn 1.000 điểm cầu tại các tỉnh/thành phố/quận/huyện/thị xã trên cả nước. PGS.TS.Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì Hội nghị.
PGS.TS.Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, PGS.TS.Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: ngày 06/10/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4689/QĐ-BYT về việc ban hành "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19". Đây là bản Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị được cập nhật lần thứ 7 của Bộ Y tế theo Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Bản hướng dẫn này cập nhật, bổ sung một số điểm tiêu biểu so với hướng dẫn đã được ban hành tháng 7/2021.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh: thời gian qua cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã cùng ngành y tế đã đồng lòng, chung sức vượt qua những khó khăn để chống dịch trong làn sóng thứ 4 với biến chủng Delta
Tính đến thời điểm này, kết quả phòng, chống dịch COVID-19 đã đạt được những hiệu quả tích cực đáng ghi nhận. Bên cạnh trụ cột phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng, xét nghiệm… ngành Y tế đã luôn chú trọng cập nhật những kiến thức, thông tin về điều trị, kế thừa học hỏi các kinh nghiệm, nghiên cứu, thành công trong điều trị của thế giới một cách khoa học… để ban hành các phiên bản khác nhau hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh nhân COVID-19.
Hình ảnh trực tuyến từ các điểm cầu
Tại Hội nghị, đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh đã phổ biến các điểm mới của Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 phiên bản lần thứ 7 của Bộ Y tế theo Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và kinh nghiệm của các nước trên thế giới với các điểm mới sau:
1. Về Hướng dẫn đã đưa nguyên tắc sử dụng các thuốc kháng vi rút, kháng thể kháng vi rút, ức chế IL-6:
- Đối với thuốc chưa được WHO khuyến cáo sử dụng, chưa được cấp phép lưu hành, chưa được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại bất kỳ nước nào trên thế giới: việc sử dụng phải tuân thủ các quy định về thử nghiệm lâm sàng của Bộ Y tế.
- Thuốc đã được WHO khuyến cáo sử dụng hoặc được cấp phép lưu hành, hoặc được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại ít nhất 1 nước trên thế giới thì có thể được chỉ định điều trị theo diễn biến bệnh lý của người bệnh.
Ngoài những thuốc có trong hướng dẫn và trong quyết định 2626/QĐ-BYT:
- Đối với người có bệnh nền, bệnh mạn tính: tiếp tục điều trị phối hợp với điều trị COVID-19 bằng các thuốc trong danh mục sẵn có của cơ sở thu dung điều trị.
- Sử dụng thuốc sẵn có trong danh mục của cơ sở để điều trị triệu chứng, xử trí cấp cứu người bệnh (nếu có)
Về công tác quản lý điều trị:
Đối với COVID-19 tổn thương gây ra không chỉ là hô hấp mà trên đa cơ quan do đó hướng dẫn điều trị lần này đã lồng ghép các chuyên khoa, điều trị toàn diện từ hô hấp, tuần hoàn, lọc máu, ECMO, cocticoid, kiểm soát đường huyết, điều trị nguyên nhân, PHCN, tâm lý, dinh dưỡng
2. Định hướng điều trị theo phân tầng người bệnh.
Trên cơ sở của hướng dẫn, theo thẩm quyền và trách nhiệm của Sở Y tế, cơ sở thu dung điều trị trích tóm tắt các nội dung phù hợp theo phân tầng để áp dụng cho cơ sở mình một cách phù hợp và linh hoạt
3. Một số hướng dẫn tổ chức triển khai:
- Hướng dẫn cấp cứu trước viện đối với đội cấp cứu lưu động khi tiếp nhận người nhiễm, nghi nhiễm COVID-19
- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch chăm sóc người bệnh COVID-19 theo mức độ bệnh
5. Tách hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 đối với trẻ em thành hướng dẫn riêng
Hướng dẫn chẩn đoán điều trị COVID-19 phiên bản lần thứ 7 cũng tổng hợp các hướng dẫn về chăm sóc, dinh dưỡng, phục hồi chức năng… nên có độ dài nhất từ trước đến nay là 137 trang. Hướng dẫn còn được làm dưới dạng sách điện tử với các chỉ mục để thuận tiện cho việc tra cứu và sử dụng.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Bộ Y tế
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng được nghe nội dung: Cập nhật nội dung mới của hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 phiên bản lần thứ 7; Kết quả hoạt động của các Trung tâm Cấp cứu-Hồi sức tích cực của Bộ Y tế; Kết quả của các biện pháp giảm tử vong tại các Trung tâm và Bệnh viện và một số nội dung liên quan khác.
Qua Hội nghị Bộ Y tế hy vọng Hướng dẫn sẽ là cẩm nang để các cán bộ y tế chăm sóc, điều trị và quản lý người bệnh COVID-19./.
Từ khóa » Chẩn đoán Bệnh Trực Tuyến
-
Dịch Vụ Y Tế Từ Xa Là Gì? - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
3 Nhóm ứng Dụng Khác Nhau Của Telemedicine
-
Khám, Chữa Bệnh Từ Xa để Người Dân được Chăm Sóc Từ Những Bác ...
-
Telemedicine “cây đèn Thần” Của Y Học
-
Ấn Tượng Với Hệ Thống Chẩn đoán Trực Tuyến Công Nghệ 4.0 Của ...
-
Cục Quản Lý Khám Chữa Bệnh
-
Ung Thư Đại Trực Tràng – Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
-
Những Lợi ích Của “khám Bệnh Online”? | Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh
-
Giải Pháp Y Tế Trực Tuyến Poly Telehealth - UCBI Technology
-
Tại Sao Tôi Nên Cân Nhắc Sử Dụng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Từ Xa?
-
NỀN TẢNG HỖ TRỢ, TƯ VẤN KHÁM CHỮA BỆNH TỪ XA (Viettel ...
-
Chương Trình Tư Vấn Trực Tuyến "Ung Thư Thực Quản - Bệnh Viện K
-
KHÁM BỆNH TỪ XA: CHỌN BÁC SĨ GIỎI – TIẾT KIỆM CHI PHÍ
-
Thực Hiện Có Hiệu Quả Chương Trình Khám Chữa Bệnh Từ Xa