Hội Nghị Toàn Quốc Nghiên Cứu, Học Tập, Quán Triệt Nghị Quyết Hội ...
Có thể bạn quan tâm
Hội nghị có sự hiện diện của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp…
Tại Bộ Công Thương, Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của đồng chí Đặng Hoàng An - Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Công Thương, các đồng chí Lãnh đạo các đơn vị của Tổng cục, Cục, Vụ, Viện, Văn phòng Bộ, Công đoàn Công Thương Việt Nam, Văn phòng Ban Cán sự Đảng và các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương.
Mục đích của Hội nghị nhằm nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai các nội dung văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tới cấp ủy các cấp, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở đó, định hướng cấp ủy các cấp, các ban, bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong cơ quan, đơn vị, tổ chức và nhân dân; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết, quyết định của Hội nghị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, góp phần đưa Nghị quyết Hội nghị nhanh chóng đi vào thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra.
Hội nghị sẽ diễn ra trong 02 ngày 21-22/7/2022, các đại biểu sẽ được học tập, quán triệt, các chuyên đề gồm: chuyên đề "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa đất nước trở thành nước phát triển có thu nhập cao" do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền đạt; chuyên đề: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" do Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh truyền đạt; chuyên đề: "Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới" do Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái truyền đạt; chuyên đề “Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới” do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai truyền đạt.
Trong chuyên đề “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, quản lý và sử dụng đất đai là vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm, có sức ảnh hưởng đến hiện tại, tương lai. Nguồn lực đất đai cần được tiếp tục quản lý, khai thác, sử dụng bảo đảm tiết kiệm, bền vững, đạt hiệu quả cao nhất nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo động lực để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Theo Thủ tướng, cần đưa ra những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn như: đến năm 2023, phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất. (Chính phủ sẽ trình dự thảo Luật Đất đai 2013 sửa đổi vào kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV); đến năm 2025, hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu số và hệ thống thông tin quốc gia về đất đai tập trung, thống nhất, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông.
Trong chuyên đề do Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh truyền đạt "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã nhấn mạnh: nông nghiệp, nông dân, nông thôn là ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời; có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, mục tiêu tổng quát đến năm 2030 Nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tầm nhìn đến năm 2045 là, nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao. Nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hoá quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại, xuất khẩu nhiều loại nông sản đứng hàng đầu thế giới. Nông thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc.
Trong chuyên đề "Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới" do đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ truyền đạt, đã tập trung vào các nội dung chính như: tính cấp thiết ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về "tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới"; nội dung cơ bản của Nghị quyết số 20-NQ/TW, đặc biệt những nội dung mới; các cấp, các ngành, các địa phương cần làm gì để thực hiện có kết quả Nghị quyết, sớm đưa Nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống.
Theo Phó Thủ tướng, mục tiêu đến năm 2030 cả nước có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 hợp tác xã với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp hợp tác xã với 1.700 hợp tác xã thành viên; bảo đảm trên 60% tổ chức kinh tế tập thể đạt loại tốt, khá, trong đó có ít nhất 50% tham gia liên kết theo chuỗi giá trị. Tầm nhìn đến năm 2045: Phấn đấu thu hút tối thiểu 20% dân số tham gia các tổ chức kinh tế tập thể. Mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, chất lượng hoạt động ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm trên 90% tổ chức kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả, trong đó có ít nhất 75% tham gia các chuỗi liên kết. Phấn đấu có ít nhất 3 tổ chức kinh tế tập thể nằm trong bảng xếp hạng 300 hợp tác xã lớn nhất toàn cầu do Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA) công nhận.
Tại ngày làm việc thứ 02 (22/7) các đại biểu sẽ nghe về chuyên đề "Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới" do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai truyền đạt.
Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 là hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng. Với tinh thần, trách nhiệm cao trong triển khai nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và thực hiện các văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của toàn Đảng, hệ thống chính trị, sự đoàn kết, đồng lòng của mọi người dân, tinh thần chỉ đạo của Hội nghị Trung ương 5 sẽ sớm đi vào cuộc sống, đạt nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần thiết thực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong thời gian tới, phấn đấu hoàn thành mục tiêu chiến lược "đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Từ khóa » Kế Hoạch Học Tập Nghị Quyết đại Hội 13
-
Kế Hoạch Nghiên Cứu Học Tập, Quán Triệt, Tuyên Truyền Và Triển Khai ...
-
Kế Hoạch Triển Khai Thực Hiện Nghị Quyết Đại Hội XIII - Đảng Ủy
-
KẾ HOẠCH Nghiên Cứu, Học Tập, Quán Triệt, Tuyên Truyền Và Triển ...
-
Kế Hoạch Học Tập, Triển Khai Thực Hiện Nghị Quyết Đại Hội Đảng Toàn ...
-
Kế Hoạch Về Việc Học Tập, Quán Triệt, Tuyên Truyền Và Triển Khai Thực ...
-
Kế Hoạch Tổ Chức Nghiên Cứu, Học Tập, Quán Triệt, Tuyên Truyền Và ...
-
Kế Hoạch Tổ Chức Học Tập, Quán Triệt, Tuyên Truyền Và Triển Khai Thực ...
-
Kế Hoạch Tổ Chức Học Tập, Quán Triệt, Tuyên Truyền Và Triển Khai Thực ...
-
Kế Hoạch Nghiên Cứu, Học Tập, Quán Triệt, Tuyên Truyền Và Triển Khai ...
-
KẾ HOẠCH Học Tập, Nghiên Cứu, Quán Triệt Nghị Quyết Đại Hội đại ...
-
Kế Hoạch Nghiên Cứu, Học Tập, Quán Triệt, Tuyên Truyền Nghị Quyết ...
-
Kế Hoạch Học Tập Chuyên đề Toàn Khóa Nhiệm Kỳ Đại Hội XIII Của ...
-
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG Thực Hiện Nghị Quyết Đại Hội đại ...
-
Mẫu Bài Thu Hoạch Học Tập Nghị Quyết Đại Hội Đảng Bộ Huyện ...