Hội Nghị Toàn Quốc Sơ Kết 3 Năm Công Tác Nghiên Cứu, Biên Soạn ...
Có thể bạn quan tâm
Sáng ngày 23/12/2021, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết 3 năm công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng theo Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự, chủ trì và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
GS,TS Nguyễn Xuân Thắng Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu chỉ đạo Hội nghị Hội nghị được kết nối trực tuyến giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với 63 tỉnh, thành trong cả nước, các học viện khu vực và các trường chính trị tỉnh, thành phố. Tại điểm cầu Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, dự Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Học viện; đại diện các ban, bộ, ngành ở Trung ương và gần 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Học viện. Tại điểm cầu các địa phương trong cả nước, dự hội nghị có đại diện Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy, lãnh đạo Ban Tuyên giáo, trường chính trị và cán bộ làm công tác lịch sử Đảng các tỉnh, thành phố. Tại điểm cầu Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi, dự Hội nghị có đồng chí Võ Đình Trà, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy được ủy quyền đại diện cho Thường trực Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Đại diện Trường Chính trị tỉnh có đồng chí Trần Văn Dư – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng, cùng đại diện lãnh đạo các khoa, phòng nhà trường. Đồng chí Võ Đình Trà, Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trị Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng NgãiToàn cảnh Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Quảng Ngãi
Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS,TS Dương Trung Ý khẳng định: lịch sử Đảng là “pho lịch sử bằng vàng” - một tài sản vô cùng quý báu của Đảng và dân tộc ta. Với những kết quả đạt được trong 3 năm qua, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng theo tinh thần Chỉ thị số 20-CT/TW đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về vị trí, vai trò và thành tựu lãnh đạo của Đảng; đóng góp tích cực vào việc tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng; xây dựng Đảng ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới. PGS,TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện phát biểu tại Hội nghị Trong bối cảnh giai đoạn phát triển mới của đất nước, công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi vào chiều sâu, thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tổng kết đúc rút kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực và luận giải của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học lịch sử Đảng. Trước tình hình đó, công tác lịch sử Đảng càng có vai trò quan trọng và có quan hệ chặt chẽ với công tác tư tưởng lý luận của Đảng. Công tác lịch sử Đảng vừa phải làm sáng tỏ những vấn đề về lịch sử Đảng, vừa có trách nhiệm đấu tranh với các quan điểm sai trái, luận điệu phản động của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, chế độ và công cuộc đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân đang tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với quyết tâm, ý chí và khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ngành Lịch sử Đảng cần có những đóng góp tích cực vào công tác nghiên cứu, biên soạn, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng và khơi dậy niềm tự hào và khát vọng cống hiến cho của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, PGS,TS Dương Trung Ý nhấn mạnh trong phát biểu khai mạc. Báo cáo tại Hội nghị, PGS,TS Nguyễn Danh Tiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cho biết: Ngày 18/1/2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 20-CT/TW về "Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng". Sau ba năm thực hiện Chỉ thị, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đã đạt kết quả quan trọng. Cả nước đã hoàn thành và xuất bản 2.461 công trình lịch sử Đảng, trong đó có 122 công trình lịch sử Đảng bộ cấp tỉnh; 358 công trình lịch sử ban, ngành, đoàn thể; 265 công trình lịch sử Đảng cấp huyện; 1.716 công trình lịch sử Đảng cấp xã, phường, thị trấn. Kết quả công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đã góp phần vào việc giáo dục truyền thống, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng, làm cho lịch sử Đảng và lịch sử truyền thống cách mạng thấm sâu trong tâm trí mỗi cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân, giúp bạn bè quốc tế hiểu chân thực, sâu sắc hơn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, góp phần đấu tranh chống các luận điệu sai trái và âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, xuyên tạc lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc, phủ nhận sự thật lịch sử và vai trò lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng thời gian qua vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định. PGS,TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản phát biểu tại Hội nghị PGS,TS Nguyễn Danh Tiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng báo cáo tại Hội nghị Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong triển khai công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng theo Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Khẳng định những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, khó khăn, thách thức và đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng theo Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại địa phương. Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, Hội nghị là dịp quan trọng đề nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ, làm rõ những kết quả đạt được trong công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng thời gian qua; thảo luận những hạn chế, chia sẻ kinh nghiệm của các đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai Chỉ thị 20, đề xuất những nội dung trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đưa vào chương trình hành động của từng địa phương gắn với việc quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đánh giá cao công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng của các địa phương, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng cho biết, nhiều địa phương đã triển khai hiệu quả công tác này. Các công trình đã phản ánh đầy đủ, toàn diện, chân thực và sinh động lịch sử Đảng và lịch sử các địa phương qua các giai đoạn, đảm bảo tính Đảng, tính khoa học, góp phần quan trọng vào việc giáo dục truyền thống cách mạng, tổng kết lý luận và cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia hiệu quả vào cuộc đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử của các thế lực thù địch. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng đề nghị cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này; tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, vai trò của người đứng đầu. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trong hệ thống chính trị một cách thường xuyên, thống nhất. Chú trọng nâng cao chất lượng biên soạn; thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình quy định xuất bản, khắc phục cái tình trạng xuất bản tràn lan, thiếu kiểm soát. Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng theo Chỉ thị 20 cần được triển khai gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII. Hội nghị được kết nối trực tuyến giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với 63 tỉnh, thành trong cả nước, các học viện khu vực và các trường chính trị tỉnh, thành phố Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng chất lượng giảng dạy lịch sử Đảng, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu lồng ghép, tích hợp nội dung nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng vào chương trình giảng dạy cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và trong chương trình giảng dạy của các trường Đảng địa phương. Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, vận dụng linh hoạt các phương pháp tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng phù hợp với từng đối tượng cụ thể dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng để đạt hiệu quả cao. Xây dựng các chuyên đề dưới dạng tập bài giảng để làm tài liệu tuyên truyền, giáo dục lịch sử địa phương trong hệ thống giáo dục phổ thông cũng như ở các trường chính trị tỉnh, thành phố, các trung tâm chính trị cấp huyện, thị. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác sưu tầm tư liệu, nhất là tư liệu khai thác từ các nhân chứng lịch sử; số hóa tư liệu lịch sử Đảng, lịch sử địa phương, và chia sẻ nguồn tư liệu này trong hệ thống các trường chính trị. Đồng thời yêu cầu các đơn vị, bộ, ngành cần tiếp tục xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ ở địa phương, ban, ngành và tổ chức mình. Đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - cơ quan quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu phải tăng cường vai trò chỉ đạo, thúc đẩy một cách đồng bộ, toàn diện, đạt chất lượng tốt công tác lịch sử Đảng theo tinh thần chỉ thị số 20-CT/TW; tiến hành chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW để đánh giá kết quả, nhận rõ khó khăn, vướng mắc để kịp thời chỉ đạo khắc phục, tạo điều kiện để công tác lịch sử Đảng phát triển và phát huy vai trò phục vụ nhiệm vụ chính trị hiện nay. Là cơ quan nghiên cứu đầu ngành, Viện Lịch sử Đảng cần thực hiện tốt nhiệm vụ chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn nghiệp vụ nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; tiếp tục sưu tầm, xử lý, xác minh, có quy trình đánh giá chính xác những tư liệu lịch sử Đảng quý giá; có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, địa phương; tăng cường đội ngũ thực hiện công tác sưu tầm, nghiên cứu lịch sử Đảng, v.v.. Tại Hội nghị, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng đã trao tặng Bằng khen cho một số cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW về "Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng" thời gian qua. Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguồn: Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (www.hcma.vn) và BBT Trường chính trị tỉnh Quảng Ngãi.Từ khóa » Nguyễn Ngọc Hà Viện Trưởng Viện Lịch Sử đảng
-
Công Bố Quyết định Bổ Nhiệm Chức Danh Viện Trưởng Viện Lịch Sử ...
-
Bổ Nhiệm Chức Vụ Phó Giám đốc Học Viện Chính Trị ... - Hànộimới
-
Phó Giám đốc Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh Giữ Chức ...
-
Bổ Nhiệm Phó Giám đốc Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh
-
Phấn đấu để Tạp Chí Lịch Sử Đảng đến Nhiều Hơn, Thiết Thực Hơn ...
-
Viện Lịch Sử Đảng Làm Việc Tại Tỉnh Bình Thuận
-
Giới Thiệu Văn Kiện Đảng
-
[DOC] Tài Liệu Phục Vụ Hội Thảo 90 Năm Thành Lập Đảng CSVN
-
Công Bố Quyết định Của Ban Bí Thư Trung ương Đảng Về Công Tác ...
-
SỬ HỌC, KHẢO CỔ HỌC, DÂN TỘC HỌC - Quỹ Phát Triển Khoa Học ...
-
Bổ Nhiệm Chức Vụ Phó Giám đốc Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí ...
-
Không Có Tiêu đề
-
Viện Lịch Sử Quân Sự – Wikipedia Tiếng Việt