Hội Nghị Yalta – Wikipedia Tiếng Việt

Hội nghị YaltaHội nghị CrimeaTên mã: Argonaut
Lãnh đạo của "Tam đại cường quốc" tại Hội nghị Yalta: Winston Churchill, Franklin D. Roosevelt và Joseph Stalin. Đằng sau họ, từ bên trái, là Thống soái lục quân Sir Alan Brooke, Đô đốc hạm đội Ernest King, Đô đốc hạm đội William D. Leahy, Thống tướng George Marshall, Thiếu tướng Laurence S. Kuter, Tướng quân Aleksei Antonov, Phó đô đốc Stepan Kucherov, và Đô đốc hạm đội Nikolay Kuznetsov.
Nước chủ nhà Liên Xô
Thời gian4–11 tháng 2 năm 1945
Địa điểmCung điện Livadia
Thành phốYalta, Crimea ASSR, Nga Xô Viết, Liên Xô
Tham giaLiên Xô Joseph StalinVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Winston ChurchillHoa Kỳ Franklin D. Roosevelt
Trước đóHội nghị Tehran
Kế tiếpHội nghị Potsdam
Map

Hội nghị Yalta, còn gọi là Hội nghị Crimea với tên mã Argonaut, diễn ra ngày từ 4 đến ngày 11 tháng 2 năm 1945, là cuộc gặp giữa nguyên thủ quốc gia của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Liên Xô khi Chiến tranh thế giới thứ hai gần kết thúc nhằm thảo luận việc tái cấu trúc Đức và châu Âu hậu chiến tranh. Đại diện ba nước lần lượt là Tổng thống Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Winston Churchill, và Tổng bí thư Joseph Stalin. Hội nghị được tổ chức gần Yalta ở Crimea, Liên Xô, tại Cung điện Livadia, Yusupov, và Vorontsov.

Mục đích của cuộc hội nghị là để thiết lập một nền hòa bình hậu chiến với cả trật tự an ninh tập thể và quyền tự quyết cho người dân châu Âu. Với chủ đề chính là sự tái thiết của những quốc gia châu Âu bị chiến tranh giày xéo, hội nghị trở thành một chủ đề gây tranh cãi khi mà Chiến tranh Lạnh chia cắt châu Âu chỉ vài năm sau.

Yalta là hội nghị thứ hai trong ba hội nghị thời chiến quan trọng giữa Tam đại cường quốc, sau Hội nghị Tehran tháng 11 năm 1943 và trước Hội nghị Potsdam tháng 7 năm 1945. Trước Yalta còn có một hội nghị ở Moscow tháng 10 năm 1944, không có mặt Roosevelt, nơi Churchill và Stalin bàn về phạm vi ảnh hưởng của Tây Âu và Xô viết.[1]

Hội nghị

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà ngoại giao Anh, Mỹ, và Liên Xô trong hội nghị Yalta
Crimean conference Left to right: Secretary of State Edward Stettinius, Maj. Gen. L. S. Kuter, Admiral E. J. King, General George C. Marshall, Ambassador Averell Harriman, Admiral William Leahy, and President F. D. Roosevelt. Livadia Palace, Crimea, Russian Soviet Federative Socialist Republic
Phái đoàn Hoa Kỳ tại Yalta ở Cung điện Livadia từ trái sang phải: Bộ trưởng Ngoại giao Edward Stettinius, Thiếu tướng L. S. Kuter, Đô đốc E. J. King, Tướng quân George C. Marshall, Đại sứ Averell Harriman, Đô đốc William Leahy, và Tổng thống F. D. Roosevelt. Cung điện Livadia, Crimea, RSFSR

Bắt đầu hội nghị Yalta, phe Đồng Minh phía Tây đã giải phóng toàn bộ Pháp và Bỉ và đang chiến đấu ở biên giới phía tây của Đức. Ở phía đông, quân Xô viết chỉ cách Berlin 65 km, sau khi đẩy lùi quân Phát xít khỏi Ba Lan, Romania, và Bulgaria. Sự thất bại của Đức gần như đã ngã ngũ. Vấn đề còn lại là cục diện hậu chiến của châu Âu.[2][3][4]

Lãnh đạo Pháp-Tướng Charles de Gaulle không được mời tới cả Hội nghị Yalta lẫn Potsdam, một sự sỉ nhục ngoại giao gieo mầm cho những hiềm khích sâu sắc sau này.[5] De Gaulle cho rằng ông không được mời đến Yalta vì mối thù hằn của Roosevelt, nhưng phía Xô viết cũng phản đối mời ông đến hội nghị. Tuy nhiên, sự vắng mặt của đại diện Pháp tại Yalta khiến cho việc mời de Gaulle đến Hội nghị Postdam sẽ rất khó xử, bởi ông sẽ yêu cầu xét lại những vấn đề đã được nhất trí ở Yalta.[6]

Sáng kiến cho một hội nghị "Tam đại cường quốc" thứ hai do Roosevelt khởi xướng, ban đầu mong cuộc gặp diễn ra trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm 1944 nhưng rồi muốn cuộc gặp vào đầu năm 1945 ở một địa điểm trung lập tại Địa Trung Hải. Những đề xuất ban đầu bao gồm Thuộc địa vương thất Malta, Cyprus, Sicily, Athens, và Jerusalem. Stalin bác bỏ tất cả những đề xuất đó, nói rằng bác sĩ của ông khuyến cáo ông không thực hiện chuyến đi xa nào.[7][8] Ông đề xuất gặp nhau tại khu nghỉ dưỡng Biển Đen Yalta tại Crimea. Chứng sợ bay của Stalin được cho là một nguyên nhân dẫn đến quyết định này.[9] Mặc dù vậy, Stalin vẫn để Roosevelt "chủ trì" cuộc hội nghị, và tất cả phiên họp toàn thể diễn ra tại nơi ở của phái đoàn Mỹ tại Cung điện Livadia, và Roosevelt luôn ngồi giữa trong những bức ảnh chụp chung, tất cả đều được chụp bởi nhiếp ảnh gia của Roosevelt.

Mỗi nguyên thủ có tầm nhìn riêng cho Đức và châu Âu thời hậu chiến. Roosevelt muốn Liên Xô hỗ trợ trong Chiến tranh Thái Bình Dương chống lại Nhật Bản, cụ thể cho kế hoạch xâm lược Nhật Bản (Chiến dịch Mãn Châu), cũng như sự tham gia của Liên Xô trong Liên Hợp Quốc. Churchill kêu gọi bầu cử tự do và chính quyền dân chủ ở Trung và Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan. Stalin yêu cầu phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bao gồm Đông và Trung Âu như một thành phần cốt lõi của chiến dịch quốc phòng của Liên Xô, và lập trường của ông cứng rắn đến mức ông phần nào có toàn quyền quyết định. Theo thành viên phái đoàn Mỹ và Bộ trưởng Ngoại giao tương lai James F. Byrnes, "câu hỏi đặt ra không phải là chúng ta để người Nga làm gì, mà là chúng ta có thể thuyết phục người Nga làm gì."[10]

Ba Lan là vấn đề đầu tiên trên nghị trình của Liên Xô. Stalin nói rằng, "Với chính phủ Liên Xô, Ba Lan là một vấn đề về danh dự" và an ninh vì trong lịch sử, Ba Lan đóng vai trò hành lang cho những cuộc hành quân xâm lược Nga.[11] Ngoài ra, Stalin bàn về lịch sử cho rằng "vì người Nga đã gây tội lớn lên Ba Lan", "chính phủ Liên Xô mong muốn bù đắp lại cho những tội lỗi đó".[11] Stalin kết luận rằng "Ba Lan phải trở nên mạnh mẽ" và "Liên Xô mong muốn thiết lập một Ba Lan cường hào, tự do và độc lập". Theo đó, Stalin nói rằng yêu cầu của chính quyền Ba Lan lưu vong là không đàm phán được, và rằng Liên Xô sẽ giữ phần lãnh thổ đông Ba Lan mà Liên Xô sáp nhập năm 1939, còn Ba Lan sẽ được bù đắp với việc mở rộng biên giới phía tây, vào trong lãnh thổ của Đức. Trái với quan điểm trước đó của ông, Stalin hứa sẽ tổ chức bầu cử tự do ở Ba Lan, mặc cho sự hiện diện của một chính phủ lâm thời do Liên Xô chống lưng cai quản những vùng bị Hồng Quân chiếm.

Roosevelt muốn Liên Xô tham chiến ở mặt trận Thái Bình Dương chống lại Nhật Bản, với hy vọng sẽ nhanh chóng kết thúc chiến tranh và giảm bớt thiệt hại cho Mỹ. Một điều kiện để Liên Xô tuyên bố chiến tranh với Nhật là Mỹ chính thức công nhận Mông Cổ là nước độc lập ngoài Trung Quốc (Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã là một nước vệ tinh của Liên Xô từ 1924 đến Thế chiến II). Liên Xô cũng muốn sự công nhận của quyền lợi Liên Xô trong Đường sắt Đông Trung Quốc và Cảng Lữ Thuận chính thức nhưng không yêu cầu Trung Quốc cho thuê. Những điều kiện này được chấp thuận mà không có sự tham gia của Trung Quốc.

Liên Xô cũng yêu cầu trao trả phía Nam đảo Sakhalin, vốn bị Nhật Bản xâm chiếm trong Chiến tranh Nga–Nhật năm 1905, và Nhật nhượng lại Quần đảo Kuril. Cả hai yêu cầu được Tổng thống Truman chấp thuận. Đáp lại, Stalin cam kết Liên Xô sẽ tham gia mặt trận Thái Bình Dương ba tháng sau khi Đức bại trận. Sau này, ở Postdam, Stalin hứa với Truman sẽ tôn trọng sự thống nhất dân tộc của Triều Tiên, nơi lính Xô viết chiếm đóng một phần.

Nơi gặp mặt giữa ba cường quốc

Liên Xô cũng đồng ý tham gia Liên Hợp Quốc với quyền phủ quyết cho thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, đảm bảo mỗi quốc gia có thể ngăn chặn quyết định ngoài ý muốn.[12]

Cả ba nhà lãnh đạo thông qua thỏa thuận của Ủy ban Cố vấn châu Âu về ranh giới các vùng chiếm đóng của Đức với ba vùng chiếm đóng cho ba quốc gia Đồng Minh chủ chốt. Họ cũng đồng ý cho Pháp một vùng chiếm đóng kề vùng của Anh và Mỹ, nhưng de Gaulle giữ quan điểm từ chối vùng của Pháp được định ranh với sự vắng mặt của ông. De Gaulle ra lệnh cho quân Pháp chiếm đóng Stuttgart, và chỉ rút quân khi bị Mỹ đe dọa ngừng cung cấp viện trợ kinh tế.[13] Churchill ở Yalta cho rằng Pháp cần phải trở thành một thành viên của Hội đồng Kiểm soát Đồng Minh cho Đức. Stalin phản đối đề xuất này cho đến khi Roosevelt ủng hộ Churchill, nhưng Stalin vẫn cương quyết không cho Pháp tham gia Ủy ban Tái thiết Đồng Minh đặt tại Moscow và chỉ đồng ý tại Hội nghị Postdam.

Ngoài ra, ba nước cũng nhất trí tái thiết tất cả chính phủ cũ cho những nước bị xâm lược, ngoại trừ Romania, Bulgaria, và Ba Lan, với chính phủ lưu vong bị Stalin bác bỏ, và tất cả thường dân sẽ được hồi hương.

Tuyên bố Giải phóng châu Âu

[sửa | sửa mã nguồn]
Lãnh đạo của Tam đại cường quốc tại bàn đàm phán ở Hội nghị Yalta

Tuyên bố Giải phóng châu Âu được viết bởi Winston Churchill, Franklin D. Roosevelt, và Joseph Stalin trong hội nghị Yalta. Tuyên bố là lời hứa cho phép người dân châu Âu "tạo nên những thể chế dân chủ của chính họ", cam kết "thành lập những chính phủ đại diện cho ý chí của nhân dân bằng bầu cử tự do sớm nhất có thể". Lời hứa này tương tự với những dòng của Hiến chương Đại Tây Dương cho "quyền của tất cả người dân được phép chọn thể chế chính phủ của họ".[14]

Những điểm chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Những điểm chính của hội nghị bao gồm:

  • Nhất trí ưu tiên đầu hàng không điều kiện của Đức Quốc xã. Sau cuộc chiến, Đức và Berlin sẽ bị chia tách thành bốn vùng chiếm đóng.
  • Stalin đồng ý Pháp sẽ có vùng chiếm đóng thứ tư ở Đức nếu nó được lấy từ vùng của Mỹ và Anh.
  • Đức sẽ thực hiện phi quân sự hóa và tiêu diệt chủ nghĩa quốc xã. Các nước Đồng Minh sẽ đưa ra những biện pháp ngăn chặn Đức hồi phục quân đội, xóa bỏ chủ nghĩa quân đội và giới chức quốc xã cấp cao, trừng phạt những tội phạm chiến tranh.[15]
  • Đức sẽ bồi thường chiến tranh bằng lao động cưỡng bức để đền bù thiệt hại cho những nạn nhân của Đức Quốc xã.[16] Tuy nhiên, những người lao động cũng phải thu hoạch mùa vụ, khai thác urani, và làm những việc khác (xem thêm Lao động cưỡng bức người Đức sau Chiến tranh thế giới thứ haiLao động cưỡng bức người Đức tại Liên Xô).
  • Thành lập ủy ban bồi thường đặt tại Liên Xô.
  • Tình trạng của Ba Lan được thảo luận. Các nước nhất trí công nhận Chính phủ lâm thời Cộng hòa Ba Lan do Liên Xô thiết lập "trên cơ sở dân chủ".[17]
  • Biên giới đông Ba Lan đi theo Đường Curzon, và Ba Lan sẽ nhận lãnh thổ đền bù từ Đức ở phía tây.
  • Stalin cam kết cho phép bầu cử tự do ở Ba Lan.
  • Stalin cam kết tham gia vào Liên Hợp Quốc.
  • Stalin yêu cầu 16 nước cộng hòa của Liên Xô trở thành thành viên Liên Hợp Quốc. Đề xuất này được xem xét, nhưng 14 nước bị từ chối. Truman đồng ý trao tư cách thành viên cho Ukraina và Byelorussia trong khi giữ quyền thêm hai phiếu cho Hoa Kỳ.[18]
  • Stalin đồng ý tham chiến với Đế quốc Nhật Bản "trong vòng hai đến ba tháng sau khi Đức đầu hàng và cuộc chiến ở châu Âu kết thúc". Kết quả là Liên Xô chiếm đóng Nam Sakhalin và Quần đảo Kuril, cảng Dalian được quốc tế hóa, và Liên Xô cho thuê cảng Arthur.[19]
  • Đối với việc ném bom Nhật Bản, các nước thỏa thuận sử dụng máy bay B-29 của Lực lượng Phòng không Lục quân Hoa Kỳ gần cửa sông Amur thuộc vùng Komsomolsk-Nikolaevsk, nhưng kế hoạch này không diễn ra. Tướng quân Aleksei Antonov nói rằng Hồng Quân sẽ chiếm lấy nửa phía nam của Đảo Sakhalin và mong muốn phía Mỹ hỗ trợ trong việc bảo vệ Kamchatka.[20]
  • Tội phạm chiến tranh quốc xã sẽ bị truy tìm và xét xử tại nơi tội ác của họ diễn ra. Những lãnh đạo quốc xã bị xử tử.
  • Một "Ủy ban Chia tách Đức" được thiết lập, với mục đích xem xét việc phân chia Đức ra thành những nước nhỏ. Một số đề xuất phân chia được minh họa như sau:[21]
  • Sự phân chia nước Đức thành các vùng chiếm đóng Đồng Minh:   Vùng của Anh   Vùng của Pháp (hai lãnh thổ tách rời) và từ năm 1947, Saar bảo hộ   Vùng của Mỹ, bao gồm Bremen   Vùng của Liên Xô, sau là Đông Đức   Lãnh thổ sáp nhập Ba Lan và Liên Xô Sự phân chia nước Đức thành các vùng chiếm đóng Đồng Minh:   Vùng của Anh   Vùng của Pháp (hai lãnh thổ tách rời) và từ năm 1947, Saar bảo hộ   Vùng của Mỹ, bao gồm Bremen   Vùng của Liên Xô, sau là Đông Đức   Lãnh thổ sáp nhập Ba Lan và Liên Xô
  • Kế hoạch phân chia của Winston Churchill:   Bắc Đức   Nam Đức, bao gồm Áo và Hungary hiện đại   Tây Đức Kế hoạch phân chia của Winston Churchill:   Bắc Đức   Nam Đức, bao gồm Áo và Hungary hiện đại   Tây Đức
  • Kế hoạch Morgenthau:   Bắc Đức   Nam Đức   Vùng quốc tế   Lãnh thổ bị mất (Saarland cho Pháp, Thượng Silesia cho Ba Lan, Đông Phổ chia giữa Ba Lan và Liên Xô) Kế hoạch Morgenthau:   Bắc Đức   Nam Đức   Vùng quốc tế   Lãnh thổ bị mất (Saarland cho Pháp, Thượng Silesia cho Ba Lan, Đông Phổ chia giữa Ba Lan và Liên Xô)

Trật tự hai cực Yalta

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự kiện này cũng dẫn đến việc hình thành Trật tự lưỡng cực Yalta là việc phân chia khu vực có ảnh hưởng giữa các nước lớn của phe đồng minh tại Hội nghị. Nội dung của hội nghị về việc kết thúc chiến tranh: Ba cường quốc thống nhất mục đích là tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa Phát xít Đức và Chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật tại Châu Á sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc. Ba cường quốc thống nhất sẽ thành lập một tổ chức để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới (mà sau này là Liên Hợp Quốc). Hội nghị đã thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia ảnh hưởng của 2 cường quốc Liên Xô và Hoa Kỳ. Theo đó, Liên Xô duy trì ảnh hưởng Đông Âu, Đông Đức, Đông Berlin, quần đảo Kuril, Bắc Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc và Mông Cổ; tương tự Hoa Kỳ cũng duy trì ảnh hưởng ở phần còn lại của châu Âu (Tây Âu), Tây Đức, Tây Berlin, Nam Triều Tiên, phần còn lại của Nhật Bản, ở bán đảo Triều Tiên, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mỹ chiếm đóng miền Nam lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự, nhằm tạo cơ sở cho việc gìn giữ trật tự thế giới sau khi chiến tranh kết thúc. Anh, Pháp được khôi phục khu vực ảnh hưởng cũ. Áo và Phần Lan trở thành nước trung lập. Vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ được trao trả lại cho Trung Quốc. Ngoài ra, theo thỏa thuận của Hội nghị Potsdam, lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới, việc giải giáp quân đội Nhật được giao cho quân đội Anh về phía Nam và quân đội Trung Hoa Dân Quốc về phía Bắc.

Trật tự 2 cực Yalta vào năm 1945 đã góp phần hình thành hai hệ thống xã hội đối lập: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Nước Đức chia thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau: Cộng hòa Liên bang Đức ở phía Tây và Cộng hòa Dân chủ Đức phía Đông. Sự chia cắt thành Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc mà vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ. Tại Việt Nam, giới tuyến quân sự tạm thời là vĩ tuyến 17 giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu ở phía Bắc và Quốc gia Việt Nam thuộc Liên hiệp Pháp do Bảo Đại làm quốc trưởng ở phía Nam theo Hiệp định Geneve 1954 là hệ quả của các thỏa thuận giữa các nước đồng minh 1943 đến 1945. Sau 1956, Pháp rút quân, chính phủ Bảo Đại vốn thừa kế Liên hiệp Pháp, đã bị thay thế bởi sự lật đổ của Ngô Đình Diệm bằng việc tổ chức một cuộc Trưng cầu dân ý phế truất Quốc trưởng Bảo Đại vào năm 1955 đương chuyến công du của ông sang Pháp. Sau đó đã cấm không cho Bảo Đại về miền Nam Việt Nam. Những thỏa thuận của 3 cường quốc ở Hội nghị Yalta như vậy đã xâm phạm đến vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như lợi ích dân tộc của các quốc gia này.

Sau chiến tranh, hai hệ thống xã hội nêu trên càng được phát triển bởi:

  • Kế hoạch Marshall đối với các nước Tây Âu của Mĩ.
  • Sự thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) vào năm 1949 của khối các nước Xã hội Chủ nghĩa.

Trải qua hơn 40 năm, "Trật tự lưỡng cực Yalta" đã từng bước bị xói mòn và sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô trong những năm 1988–1991, "Trật tự lưỡng cực Yalta" đã bị sụp đổ, do Khối Đông Âu và các liên minh trong phạm vi ảnh hưởng chủ yếu của Liên Xô (liên minh quân sự – khối Hiệp ước Warszawa và liên minh kinh tế – khối SEV) đã bị tan vỡ và do đó thế "lưỡng cực" của hai siêu cường Hoa Kỳ và Liên Xô trong trật tự thế giới cũ đã bị phá vỡ.

Thuật ngữ "Trật tự hai cực Yalta" thường chỉ được dùng trong sách giáo khoa các nước theo Xã hội chủ nghĩa.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hội nghị Yalta.
  1. ^ Melvyn Leffler, Cambridge History of the Cold War, Volume 1 (Cambridge University Press, 2012), p. 175
  2. ^ Diana Preston, Eight Days at Yalta: How Churchill, Roosevelt and Stalin Shaped the Post-War World (2019) pp 1–23.
  3. ^ David G. Haglund, "Yalta: The Price of Peace." Presidential Studies Quarterly 42#2 (2012), p. 419+. online
  4. ^ Donald Cameron Watt, "Britain and the Historiography of the Yalta Conference and the Cold War." Diplomatic History 13.1 (1989): 67–98. online
  5. ^ Fenby, Jonathan (2012). The General; Charles de Gaulle and the France he saved. Skyhorse. tr. 280–90.
  6. ^ Feis, Herbert (1960). Between War and Peace; The Potsdam Conference. Princeton University Press. tr. 128–38.
  7. ^ Reynolds, David (2009). Summits : six meetings that shaped the twentieth century. New York: Basic Books. ISBN 978-0-7867-4458-9. OCLC 646810103.
  8. ^ Stephen C. Schlesinger, Act of Creation: The Founding of the United Nations (Boulder: Westview Press, 2003). ISBN 0-8133-3324-5
  9. ^ Beevor, Antony (2012). The Second World War. New York: Little, Brown and Company. tr. 709. ISBN 978-0-316-02374-0.
  10. ^ Black và đồng nghiệp 2000, tr. 61Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBlackEnglishHelmreichMcAdams2000 (trợ giúp)
  11. ^ a b Berthon & Potts 2007, tr. 285Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFBerthonPotts2007 (trợ giúp)
  12. ^ Couzigou, Irène (tháng 10 năm 2015). “Yalta Conference (1945)”. Max Planck Encyclopedia of Public International Law [MPEPIL]: Rn. 13 – qua Oxford Public International Law.
  13. ^ Fenby, Jonathan (2012). The General; Charles de Gaulle and the France he saved. Skyhorse. tr. 282.
  14. ^ “Soviet Satellite States”. schoolshistory.org.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2019.
  15. ^ Lewkowicz, Nicolas (2008). The German Question and the Origins of the Cold War. Milan: IPOC. tr. 73. ISBN 978-88-95145-27-3.
  16. ^ Pavel Polian. Against Their Will: The History and Geography of Forced Migrations in the USSR. Central European University Press 2003 ISBN 963-9241-68-7 pp. 244–49
  17. ^ Osmańczyk, Edmund (2003). Encyclopedia of the United Nations and International Agreements: T to Z. tr. 2773. ISBN 978-0-415-93924-9.
  18. ^ “United Nations”. U.S. Department of State. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2014. Voting procedures and the veto power of permanent members of the Security Council were finalized at the Yalta Conference in 1945 when Roosevelt and Stalin agreed that the veto would not prevent discussions by the Security Council. In April 1945, new U.S. President Truman agreed to General Assembly membership for Ukraine and Byelorussia while reserving the right, which was never exercised, to seek two more votes for the United States.
  19. ^ "Agreement Regarding Japan," Protocol Proceedings of the Crimea Conference (February 11, 1945). Online.
  20. ^ Ehrman 1956, tr. 216.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFEhrman1956 (trợ giúp)
  21. ^ Ottens, Nick (18 tháng 11 năm 2018). “How Germany Was Divided: A History of Partition Plans”.
  • x
  • t
  • s
Quan hệ ngoại giao giữa các nước trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Hiệp ướcHiệp ước Thép • München • Xô-Đức • Xô-Nhật • Ba Lan-Đức • Hiệp ước phe Trục • Hiến chương Đại Tây Dương
Hội nghị quan trọngCairo • Tehran • Yalta • Potsdam
Sự kiện lớnTuyên bố Cairo • Đức ký đầu hàng sơ bộ ở Rems • Đức ký đầu hàng toàn bộ ở Berlin • Nhật đầu hàng trên Chiến hạm Missuri • Tuyên bố Potsdam • Tòa án Nürnberg
  • x
  • t
  • s
Chiến tranh Lạnh
  • Hoa Kỳ
  • Liên Xô
  • NATO
  • Khối Warszawa
  • ANZUS
  • METO
  • SEATO
  • NEATO
  • Hiệp ước Rio
  • Phong trào không liên kết
Thập niên 1940
  • Kế hoạch Morgenthau
  • Cuộc nổi loạn của Quân đội Nhân dân kháng Nhật
  • Xung đột chính trị Jamaica
  • Dekemvriana
  • Chiến tranh du kích ở các nước Baltic
    • Chiến dịch Priboi
    • Chiến dịch Jungle
    • Chiếm đóng các nước Baltic
  • Những người lính bị nguyền rủa
  • Chiến dịch Unthinkable
  • Vụ đào tẩu của Gouzenko
  • Chia cắt Triều Tiên
  • Cách mạng Dân tộc Indonesia
  • Nam Bộ kháng chiến
  • Chiến dịch Beleaguer
  • Chiến dịch Blacklist Forty
  • Khủng hoảng Iran 1946
  • Nội chiến Hy Lạp
  • Kế hoạch Baruch
  • Sự kiện Eo biển Corfu
  • Khủng hoảng eo biển Thổ Nhĩ Kỳ
  • Restatement of Policy on Germany
  • Chiến tranh Đông Dương
  • Bầu cử Quốc hội Ba Lan 1947
  • Thuyết Truman
  • Hội nghị Quan hệ châu Á
  • Khủng hoảng tháng 5 năm 1947
  • Chia cắt Ấn Độ
  • Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan 1947–1948
  • Chiến tranh Palestine 1947–1949
    • Nội chiến Lãnh thổ Ủy trị Palestine 1947–1948
    • Chiến tranh Ả Rập – Israel 1948
    • Cuộc di cư Palestine, 1948
  • Kế hoạch Marshall
  • Hội đồng Tương trợ Kinh tế
  • Đảo chính Tiệp Khắc năm 1948
  • Cuộc nổi dậy Al-Wathbah
  • Chia rẽ Tito – Stalin
  • Cuộc phong tỏa Berlin
  • Sáp nhập Hyderabad
  • Sự kiện Madiun
  • Sự phản bội của phương Tây
  • Bức màn sắt
  • Khối phía Đông
  • Khối phía Tây
  • Nội chiến Trung Quốc
  • Tình trạng khẩn cấp Malaya
  • Đảo chính Syria tháng 3 năm 1949
  • Chiến dịch Valuable
Thập niên 1950
  • Bức màn tre
  • Chủ nghĩa McCarthy
  • Chiến tranh Triều Tiên
  • Chiến tranh Lạnh Ả Rập (1952–1979)
  • Cách mạng Ai Cập 1952
  • Đình công và biểu tình Iraq 1952
  • Nổi dậy Mau Mau
  • Nổi dậy tại Đông Đức 1953
  • Đảo chính Iran 1953
  • Hiệp ước Madrid
  • Tu chính án Bricker
  • Đảo chính Syria 1954
  • Vụ Petrov
  • Thuyết domino
  • Hiệp định Genève 1954
  • Đảo chính Guatemala năm 1954
  • Bắt giữ tàu chở dầu Tuapse
  • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1
  • Chiến tranh Jebel Akhdar
  • Chiến tranh Algérie
  • Kashmir Princess
  • Hội nghị Bandung
  • Hội nghị thượng đỉnh Genève (1955)
  • Chiến tranh Việt Nam
  • Tình trạng khẩn cấp Síp
  • "Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó"
  • Biểu tình Poznań 1956
  • Sự kiện năm 1956 ở Hungary
  • Tháng Mười Ba Lan
  • Khủng hoảng Kênh đào Suez
  • "Chúng tôi sẽ chôn vùi các ông"
  • Chiến dịch Gladio
  • Khủng hoảng Syria 1957
  • Khủng hoảng Sputnik
  • Chiến tranh Ifni
  • Cách mạng Iraq 14 tháng 7
  • Khủng hoảng Liban 1958
  • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2
  • Nổi dậy Mosul 1959
  • Nổi dậy Tây Tạng 1959
  • Nội chiến Lào
  • Tranh luận nhà bếp
  • Cách mạng Cuba
    • Củng cố Cách mạng Cuba
  • Chia rẽ Trung – Xô
Thập niên 1960
  • Khủng hoảng Congo
  • Nổi dậy Simba
  • Sự cố U-2 năm 1960
  • Sự kiện Vịnh Con Lợn
  • Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ 1960
  • Chia rẽ Albania–Liên Xô
    • Trục xuất Liên Xô khỏi Albania
  • Xung đột Iraq - Kurd
    • Chiến tranh Iraq – Kurd lần thứ nhất
  • Khủng hoảng Berlin 1961
  • Bức tường Berlin
  • Sáp nhập Goa
  • Xung đột Papua
  • Đối đầu Indonesia–Malaysia
  • Chiến tranh cát
  • Chiến tranh thuộc địa Bồ Đào Nha
    • Chiến tranh giành độc lập Angola
    • Chiến tranh giành độc lập Guinea-Bissau
    • Chiến tranh giành độc lập Mozambique
  • Khủng hoảng tên lửa Cuba
  • El Porteñazo
  • Chiến tranh Trung–Ấn
  • Nổi dậy cộng sản Sarawak
  • Cách mạng Ramadan
  • Chiến tranh giành độc lập Eritrea
  • Nội chiến Bắc Yemen
  • Đảo chính Syria 1963
  • Vụ ám sát John F. Kennedy
  • Tình trạng khẩn cấp Aden
  • Khủng hoảng Síp 1963–1964
  • Chiến tranh Shifta
  • Chiến tranh bẩn thỉu México
    • Thảm sát Tlatelolco
  • Nội chiến Guatemala
  • Xung đột Colombia
  • Đảo chính Brazil 1964
  • Nội chiến Dominica
  • Chiến tranh du kích Rhodesia
  • Các vụ giết người tại Indonesia 1965–1966
  • Chuyển sang Trật tự mới (Indonesia)
  • Tuyên bố ASEAN
  • Đảo chính Syria 1966
  • Đại Cách mạng Văn hóa vô sản
  • Cách mạng Argentina
  • Chiến tranh giành độc lập Namibia
  • Xung đột Khu phi quân sự Triều Tiên
  • Sự kiện 3 tháng 12
  • Chính quyền Quân sự Hy Lạp 1967–1974
  • Bạo loạn Hồng Kông 1967
  • Bạo lực chính trị Ý 1968–1988
  • Chiến tranh Sáu Ngày
  • Chiến tranh Ai Cập–Israel
  • Chiến tranh Dhofar
  • Chiến tranh Al-Wadiah
  • Nội chiến Nigeria
  • Làn sóng biểu tình 1968
    • Bất ổn tại Pháp tháng 5 năm 1968
  • Mùa xuân Praha
  • Sự cố USS Pueblo
  • Khủng hoảng chính trị Ba Lan 1968
  • Nổi dậy cộng sản Malaysia (1968–1989)
  • Khối Warszawa tấn công Tiệp Khắc
  • Cách mạng 17 tháng 7
  • Đảo chính Peru 1968
  • Đảo chính Sudan 1969
  • Cách mạng Libya 1969
  • Chủ nghĩa cộng sản Gulyás
  • Xung đột biên giới Trung–Xô
  • Nổi dậy Quân đội Nhân dân mới (Philippines)
Thập niên 1970
  • Giảm căng thẳng
  • Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
  • Tháng Chín Đen (Jordan)
  • Alcora Exercise
  • Đảo chính Syria 1970
  • Xung đột Tây Sahara
  • Nội chiến Campuchia
  • Nổi dậy cộng sản Thái Lan
  • Biểu tình Ba Lan 1970
  • Bạo loạn Koza
  • Realpolitik
  • Ngoại giao bóng bàn
  • Cuộc nổi dậy của JVP ở Sri Lanka (1971)
  • Cách mạng sửa đổi (Ai Cập)
  • Biên bản quân sự Thổ Nhĩ Kỳ 1971
  • Đảo chính Sudan 1971
  • Thoả thuận bốn cường quốc về Berlin
  • Chiến tranh giải phóng Bangladesh
  • Chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon
  • Chiến tranh Yemen lần thứ nhất
  • Thảm sát München
  • Nổi dậy ở Bangladesh 1972–1975
  • Nội chiến Eritrea lần thứ nhất
  • Đảo chính Uruguay 1973
  • Đảo chính Afghanistan 1973
  • Đảo chính Chile 1973
  • Chiến tranh Yom Kippur
  • Khủng hoảng dầu mỏ 1973
  • Cách mạng hoa cẩm chướng
  • Tây Ban Nha chuyển sang chế độ dân chủ
  • Metapolitefsi
  • Đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược
  • Chiến tranh Iraq – Kurd lần thứ hai
  • Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Síp
  • Nội chiến Angola
  • Diệt chủng Campuchia
  • Biểu tình tháng 6 năm 1976
  • Nội chiến Mozambique
  • Xung đột Oromo
  • Chiến tranh Ogaden
  • Nỗ lực đảo chính Somalia 1978
  • Chiến tranh Tây Sahara
  • Nội chiến Ethiopia
  • Nội chiến Liban
  • Chia rẽ Trung Quốc-Albania
  • Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba
  • Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia
  • Chiến dịch Condor
  • Chiến tranh bẩn thỉu Argentina
  • Đảo chính Argentina 1976
  • Chiến tranh Ai Cập–Libya
  • Mùa Thu Đức
  • Chuyến bay 902 của Korean Air Lines
  • Cách mạng Nicaragua
  • Chiến tranh Uganda–Tanzania
  • Nổi dậy NDF
  • Chiến tranh Tchad–Libya
  • Chiến tranh Yemen lần thứ hai
  • Chiếm giữ Al-Masjid al-Haram
  • Cách mạng Hồi giáo
  • Cách mạng Saur
  • Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979
  • Phong trào New Jewel
  • Nổi dậy Herat 1979
  • Tập trận chung Seven Days to the River Rhine
  • Đấu tranh chống lạm dụng chính trị về tâm thần học ở Liên Xô
Thập niên 1980
  • Nội chiến El Salvador
  • Chiến tranh Liên Xô–Afghanistan
  • Tẩy chay Olympic năm 1980 và năm 1984
  • Yêu cầu Gera
  • Cách mạng Peru
  • Thỏa thuận Gdańsk
  • Nội chiến Eritrea lần thứ hai
  • Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ 1980
  • Chiến tranh du kích Uganda
  • Sự kiện Vịnh Sidra
  • Thiết quân luật ở Ba Lan
  • Xung đột Casamance
  • Chiến tranh Falkland
  • Chiến tranh biên giới Ethiopia–Somalia 1982
  • Chiến tranh Ndogboyosoi
  • Hoa Kỳ xâm lược Grenada
  • Tập trận Able Archer 83
  • "Chiến tranh giữa các vì sao"
  • Hội nghị thượng đỉnh Genève (1985)
  • Chiến tranh Iran-Iraq
  • Nổi dậy Somalia
  • Hội nghị thượng đỉnh Reykjavík
  • Sự kiện Biển Đen 1986
  • Nội chiến Nam Yemen
  • Chiến tranh Toyota
  • Thảm sát Liệt Tự 1987
  • Chiến dịch Denver
  • Cuộc nổi dậy của JVP 1987–1989
  • Cuộc nổi dậy của Quân kháng chiến của Chúa
  • Sự cố va chạm ở Biển Đen năm 1988
  • Cuộc nổi dậy 8888
  • Contras
  • Khủng hoảng Trung Mỹ
  • Chiến dịch RYAN
  • Chuyến bay 007 của Korean Air Lines
  • Cách mạng Quyền lực Nhân dân
  • Glasnost
  • Perestroika
  • Xung đột Bougainville
  • Chiến tranh Nagorno-Karabakh thứ nhất
  • Nội chiến Afghanistan (1989–1992)
  • Hoa Kỳ xâm lược Panama
  • Đình công Ba Lan 1988
  • Hiệp định bàn tròn Ba Lan
  • Sự kiện Thiên An Môn
  • Cách mạng 1989
  • Sự sụp đổ của Bức tường Berlin
  • Sự sụp đổ của biên giới nội địa Đức
  • Cách mạng Nhung
  • Cách mạng România
  • Cách mạng Hòa bình
Thập niên 1990
  • Cách mạng Dân chủ Mông Cổ 1990
  • Sự cố tàu Min Ping Yu số 5540
  • Chiến tranh Vùng Vịnh
  • Min Ping Yu số 5202
  • Tái thống nhất nước Đức
  • Thống nhất Yemen
  • Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Albania
  • Nam Tư tan rã
  • Liên Xô giải thể
    • Cuộc đảo chính tháng 8
  • Sự chia cắt Tiệp Khắc
Xem thêmQuan hệ Hoa Kỳ-Liên Xô • Quan hệ NATO-Nga
Địa chính trịSiêu cường quốc • Khối phía Đông • Khối phía Tây • Nhà nước cộng sản • Thế giới tự do • Phong trào không liên kết • Trung Quốc cộng sản • Hội nghị Ba Lục địa 1966 • Địa chính trị dầu mỏ
Tổ chức
  • Liên Hợp Quốc
  • Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
  • ASEAN
  • ICU
  • CIA
  • Comecon
  • EEC
  • KGB
  • Phong trào không liên kết
  • SAARC
  • Safari Club
  • MI6
  • Stasi
Chạy đuaChạy đua vũ trang • Chạy đua hạt nhân • Chạy đua vào không gian
Ý thức hệChủ nghĩa tư bản (Trường phái kinh tế học Chicago • Kinh tế học Keynes • Chủ nghĩa tiền tệ • Kinh tế học tân cổ điển • Kinh tế học trọng cung • Chủ nghĩa Thatcher • Thuyết kinh tế của Reagan) Chủ nghĩa cộng sản (Chủ nghĩa Stalin • Chủ nghĩa Trotsky • Chủ nghĩa Mao • Tư tưởng Chủ thể • Chủ nghĩa Tito • Chủ nghĩa cộng sản cánh tả • Chủ nghĩa Guevara • Chủ nghĩa cộng sản châu Âu • Chủ nghĩa Castro) Dân chủ tự do  • Dân chủ xã hội  • Chủ nghĩa bảo hoàng
Tuyên truyềnPravda • Izvestia • Đài Châu Âu Tự do/Đài Tự do • Khủng hoảng đỏ • Tiếng nói Hoa Kỳ • Tiếng nói nước Nga
Chính sách ngoại giaoHọc thuyết Truman • Kế hoạch Marshall • Chính sách ngăn chặn • Học thuyết Eisenhower • Thuyết domino • Học thuyết Kennedy • Cùng tồn tại hòa bình • Ostpolitik • Học thuyết Johnson • Học thuyết Brezhnev • Học thuyết Nixon • Học thuyết Ulbricht • Học thuyết Carter • Học thuyết Reagan • Rollback
Mốc sự kiện • Chủ đề • Thể loại • Hình ảnh

Từ khóa » Hội Nghị Ianta 1945 Diễn Ra Trong Bối Cảnh Nào