Hỏi Thăm Thức Giả đáo Nơi Neo? - Dan & Jenny

Dan & Jenny

photo by Thinh Le

Thursday, September 4, 2008

Hỏi thăm thức giả đáo nơi neo?

Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo? (Chùa Quàn Sứ)Hai câu đầu nghe hơi sỗ sàng của một bài thơ nôm làm ra vào những năm đầu tiên của triều Nguyễn vang lên như chất vấn và lên án sự hủ bại của xã hội Việt Nam mấy nghìn năm phong kiến. Người đặt câu hỏi là một nữ nhân. Không cần nói ra, ai cũng biết đó là Hồ Xuân Hương, nhà thơ lỗi lạc trong văn học sử Việt Nam.Hồ Xuân Hương công nhiên sử dụng thuật “nói lái” đầy tính dân giã để cảnh báo giới lãnh đạo. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Sư cụ không tu, tín đồ có quyền lắt léo. Nhà thơ cũng từ đó báo hiệu cho người đọc để ý đến những chữ nói lái trong thơ bà, cái lắt léo đầy tính chất dân gian của người Việt: Chày kình tiểu để xuông không đấm Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo. (Chùa Quán Sứ)hoặc: Cái kiếp tu hành nặng đá đeo Vị gì một chút tẻo tèo teo. Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc Trái gió cho nên phải lộn lèo. (Sư hoang dâm)Trong môi trường văn hóa Khổng Nho, trọng nam khinh nữ, người lên tiếng chất vấn lẽ ra phải là kẻ sĩ thuộc nam giới. Thế nhưng ở cái thời đại nhiễu nhương đó, phản ứng của người đàn ông lại hoàn toàn tiêu cực. Ngay cả đại thi hào Nguyễn Du, người đứng đầu giới trí thức đương thời, chỉ biết cảm thán bằng cách gửi gấm tâm sự mình qua nhân vật Thúy Kiều, và mong được sự thông cảm của hậu thế: Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khốc Tố Như?Sống trong bối cảnh như thế, không trách Hồ Xuân Hương coi thường đám sĩ tử đàn ông. Biết rằng chỉ trích các bậc danh nho đương thời là quá đáng, bà quay qua mắng lũ học trò: Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ Lại đây cho chị dạy làm thơ… (Mắng học trò dốt)Và để chế giễu sự bất tài, bất lực của đàn ông triều Nguyễn, bà mượn tướng giặc Sầm Nghi Đống làm đối tượng để chê bai: Ví đổi thân này làm trai nhỉ Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu? (Đề đền Sầm Nghi Đống)Qua giọng thơ Hồ Xuân Hương, ta thấy bà là một người năng động và tích cực. Đúng như bà nói, nếu bà là đàn ông, sự nghiệp bà sẽ tiến xa. Thế nhưng, nếu bà là đàn ông, ai là người sẽ nói lên nỗi đau của người đàn bà đất Việt? Ai là người dám công khai nói lên những ước vọng bình thường nhưng khó nói ra của phụ nữ?Gần một thế kỷ trước Kate Chopin, Colette và Anais Nin, những nữ văn hào Tây phương đã đem bản năng tính dục của phụ nữ vào đề tài văn chương, Hồ Xuân Hương đã thẳng thắn chiêm nghiệm và bộc lộ cái khát khao về tính dục của mình. Có khác chăng, bà lên tiếng trong một môi trường khắt khe với phụ nữ gấp mấy lần xã hội Tây phương. Bà nói thẳng, bà nói bóng gió, nhưng cái ý của bà thì rõ ràng, không thể hiểu lầm được.Trừ kẻ si ngốc, không ai không cảm thấy cái đòi hỏi xác thịt của nàng thiếu nữ ngủ trưa: Mùa hè hây hẩy gió nồm đông Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng. Lược trúc lỏng cài trên mái tóc Yếm đào trễ xuống dưới nương long. Đôi gò Bồng đảo sương còn ngậm Một suối Đào Nguyên lạch chửa thông. Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt Đi thì cũng dở, ở chẳng xong. (Thiếu nữ ngủ ngày)Đối với Hồ Xuân Hương, những đòi hỏi xác thịt là những nhu cầu căn bản của con người, đàn ông cũng như đàn bà, không cần phải giấu giếm. Người đàn bà của Hồ Xuân Hương đi trước cả những Emma Bovary (Gustave Flaubert), (Lady) Connie Chatterley (D. H. Lawrence), hoặc Anna Karenina (Leo Tolstoy) của hơn nửa thế kỷ sau. Nàng thẳng thắn mời gọi phái nam đáp ứng nhu cầu xác thịt của mình, mà không cần phải ngoại tình, đóng kịch, hay che giấu như các bạn nữ phương Tây. Ta hãy thử nghe nàng mời gọi: Quân tử có yêu thì đóng cọc Xin đừng mân mó nhựa ra tay. (Vịnh quả mít)hoặc Quân tử có thương thì bóc yếm Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi. (Con ốc nhồi)Vì tính dục là bản năng, Hồ Xuân Hương không thấy bộ phận kín của phụ nữ là ghê, là xấu, như một số đông đàn bà khác. Bà kiêu hãnh diễn tả bộ phận ấy một cách thẳng thắn, đôi khi với ngụ ý mời mọc: Quả trau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi… (Mời trầu) Mỏng dày chừng ấy, chành ba góc Rộng hẹp dường nào, cắm một cây. (Vịnh cái quạt)Người đàn bà của Hồ Xuân Hương nồng nhiệt trong vấn đề chăn gối, nhập cuộc vui một cách tự nhiên: Hai chân đạp xuống năng năng nhấc Một suốt đâm ngang thích thích nhau. Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau. Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ… (Dệt cửi)hoặc: Trai đu gối hạc khom khom cật Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng. (Đánh đu)Chuyện tình cảm là chuyện tự nhiên, Hồ Xuân Hương không ngại nói thẳng lòng mình ra: Quân hữu tâm Ngã hữu tâm Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm. (Chàng có lòng, tôi cũng có lòng. Mơ được quấn quýt với nhau bên bóng hoa, rặng liễu) (Thuật y kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ - Lưu hương ký)Chuyện chăn gối cũng là chuyện tự nhiên, mà người phụ nữ phải được bình đẳng trong cuộc vui đó: Chàng với thiếp canh khuya trằn trọc Đét đồn lên đánh cuộc cờ người. Hẹn rằng đấu trí mà chơi… (Cờ người)Khi chơi ván cờ thú vị kia, không phải lúc nào người đàn bà cũng được như ý. Trong nền văn hóa Khổng Mạnh, đề cập đến tính dục là dâm ô, đồi trụy. Người đàn ông trong môi trường đó trở thành thiếu cương quyết và bất lực trong tư tưởng. Thế cho nên chàng sẽ chỉ mân mó hay ngó ngoáy mà thôi chứ không đủ dũng lực để bóc yếm hay đóng cọc. Khi đứng trước một thiếu nữ ngủ trưa, đang vô tình hay cố ý phơi bày những nét đẹp thiên nhiên, chàng chỉ dám nghĩ đến chuyện quay lưng bỏ đi nhưng chân lại không nỡ cất bước.Hồ Xuân Hương thương cảm cho những người đàn bà không có được sự tự nhiên và bình đẳng trong liên hệ tính dục. Bà xót cho cái thân phận nô lệ của kẻ làm vợ, làm mẹ: Hỡi chị em ơi, có biết không? Một bên con khóc, một bên chồng. Bố cu lổm ngổm bò trên bụng, Thằng bé hu hơ khóc dưới hông… (Thân phận đàn bà)Bà cảm thán cho nỗi đau của những kẻ cam chịu cảnh lấy chung một chồng: Kẻ đáp chăn bông, kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung. . . . Thân này ví biết đường này nhỉ Thà trước thôi đành ở vậy xong. (Lấy chồng chung)Thương cho kẻ bị phụ tình, để đến nỗi phải bụng mang dạ chửa, bà viết: Cả nể cho nên phải dở dang Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng? . . . Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa Mảnh tình một khối thiếp xin mang. (Không chồng mà chửa)Người đàn bà thời Hồ Xuân Hương có bổn phận phải thỏa mãn đòi hỏi tính dục của người đàn ông, nhưng lại không được phép đề cập đến nhu cầu của chính bản thân mình. Hồ Xuân Hương là người thay mặt họ để đòi cái quyền được thỏa mãn những nhu cầu đó. Lấy tính dục làm cảm hứng nguồn thơ vào cái thời đại phong kiến kia, lẽ cố nhiên là Hồ Xuân Hương bị công kích nặng nề (tình trạng này vẫn còn tiếp diễn đến ngày hôm nay, như trường hợp gần đây của tập truyện ngắn Bóng Đè của Đỗ Hoàng Diệu). Thế nhưng thơ Hồ Xuân Hương hay quá, lôi cuốn quá, nên dù đám “thức giả” phong kiến có công kích đến mấy cũng không sao ngăn cản thơ bà được phổ biến rộng rãi. Thế là những “huyền thoại” được đặt ra, trong đó có “huyền thoại” bà là đàn ông! Không ai tin vào “huyền thoại” đó, giới “thức giả” kia bèn bàn rộng về thơ bà, kẻ thì lên án, người thì nhấn mạnh về tinh thần dân tộc và cách mạng trong thơ, tính chất nhân bản trong tư tưởng của thi sĩ. Rồi từ đó, giới “thức giả” biến đề tài tính dục trong thơ bà thành ngụ ngôn, thành chi tiết không đáng kể. Có nhắc đến, chỉ thấy một nụ cười tủm tỉm che đậy dấu vết của một quá khứ mốc meo phong kiến. Tiếng nói dũng cảm của nhà thơ nữ lỗi lạc kia vẫn còn vang lên trên văn đàn xứ Việt, tiếng nói đó thẳng thắn, đồng âm điệu với tiếng nói của những phong trào phụ nữ của hơn trăm năm sau, nhưng thông điệp của người nói vẫn còn bị bóp méo, bị che đậy bởi tấm bình phong của tinh thần lạc hậu. Đỗ Quý Dân

No comments:

Newer Post Older Post Home Subscribe to: Post Comments (Atom)

Blog Archive

  • ▼  2008 (48)
    • ▼  September (2)
      • Trọng Thủy
      • Hỏi thăm thức giả đáo nơi neo?
Dốc Lết Ha Noi

What do you think?

  • Đọc sách mắt như đèn muôn năm.--Cao Bá Quát
  • Moderate including moderation.--Shakyamuni
  • The problem is that human think they have time.--Shakyamuni
  • The world has enough for what you need but not enough for your greed. --Gandhi
Nha Trang

Favorite Books

  • Tieu Ngao Giang Ho by Kim Dung
  • Woman Warrior by Maxine Hong Kingston
  • Song of Solomon by Tony Morrison
  • The Joke by Milan Kundera
  • Awakening by Kate Chopin
  • New York Trilogy by Paul Auster
  • Da Vince Code by Dan Brown

Links

  • Bolsavik's Blog
  • Da Mau
  • Dien Dan
  • Pham Xuan Nguyen's Blog
  • Salon.com
  • San Jose Inside
  • Talawas
  • Truong Duy Nhat's Blog
  • Truyen Ngan Nguyen Ngoc Tu
  • Viet World Kitchen
Ham Tan

About Us

  • Arthur
  • Drunken Poet
  • Jenny Do
  • kimmy

Friends of Hue Foundation

  • http://www.friendsofhue.org

Support Friends of Hue Foundation

Support Friends of Hue Foundation

GreenRice Gallery

GreenRice Gallery

Greenrice Gallery www.greenricegallery.com

Greenrice Gallery www.greenricegallery.com Annamour - Photo Exhibition by Thinh Le

Annamour: A photographic travelogue of Vietnam by Thinh Le

Through his many journeys photographing the length of Vietnam, Thinh Le has captured the essence of a restless country that is struggling to catch up with the modern world. After more than 20 years in isolation, Vietnam pushes itself into the global market with a vengeance. As a result, the Vietnamese society is changing at a dizzy speed. Coping with this fast pace is a challenge for Vietnamese nationals as well as for the Viet Kieu (Vietnamese who settle abroad). Le believes that he has caught a glimpse of a transitional era and what he captured with his camera would vanish like an illusion in tomorrow’s Vietnam. To emphasize his point, Le often took pictures from the inside of a car moving at high speed or while riding on the back of a motorcycle that raced down the streets. When not moving, Le relied on his first impression to choose his subjects, and harvested those fleeting moments that he believed he faced a sudden reality, as if he experienced an epiphany. No plans, no calculations, no anticipated compositions, but just pure artistic and emotional responses. The result is a collection of images that are more subjective, diverse, random and personal reflecting the photographer’s search for long lasting impressions during his journeys through a fast changing land known as Vietnam.

Cambodia

Cambodia In front of the National Museum  

The Drunken Poet

      ĐƯỜNG HÀ NỘI

      Tôi gặp Em

      trên chuyến bay ra Hà Nội

      em mời tôi quên quá khứ

      về quán trọ nơi Phố Cổ

      tôi tưởng tượng ngày mai

      buổi chiều uống rượu ở hồ Tây

      cơn giông nổi lên, đám cây già bật rễ

      để trở thành chướng ngại

      chắn ngang con đường về quán cà phê

      nơi tôi hẹn gặp em buổi tối

      những con đường Hà Nội

      sao tôi nhìn chẳng giống ở trong tranh

      bức tranh người thợ vẽ mời tôi mua trước nhà Văn Miếu

      bức tranh một người vẽ trăm người chép kiểu

      em kể chuyện ngày xưa

      em là người mẫu tính tiền giờ

      cho họa sĩ vẽ chân dung

      người đàn bà Hà Nội

      em bước ra khỏi tranh

      xé tan đi hình ảnh thành phố xưa yên tịnh

      để bây giờ

      nhìn rõ hơn con đường trước mặt

      trên phố phường Hà Nội

      tôi mời em quên quá khứ.

      Đỗ Quý Dân

Từ khóa » Chùa Quán Sứ Hồ Xuân Hương