Hội Thảo "Định Hướng Quản Lý, Khai Thác, Sử Dụng Phát Triển Bền ...

Dự hội thảo có ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng; ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.Cần Thơ.

Tham dự Hội thảo có đại diện Sở TN&MT 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Đăc biệt, hội thảo có sự tham dự của đại diện các tổ chức quốc tế như: Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên thiên nhiên Liên bang Đức (BGR), Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Dự án “Các giải pháp tích hợp cho sự phát triển bền vững khu vực ĐBSCL - Đất, nước, năng lượng và khí hậu”, Đại sứ quán Hà Lan, Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Công ty Haskoning Việt Nam và các chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên nước…

Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường có đại diện các đơn vị trưc thuộc Bộ: Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Cục Quản lý tài nguyên nước, Vụ Khoa học Công nghệ, Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Viện Khoa học tài nguyên nước, Văn phòng Bộ…

Ông  Lê Công Thành, Ủy viên Ban Cán sự, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu khai mạc Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nhấn manh: Tài nguyên nước là nền tảng cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội. Hầu hết toàn bộ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội phải dựa trên khả năng thực tế của nguồn nước, phù hợp với các xu thế diễn biến nguồn nước trong tương lai. Vì vậy, việc giải quyết các bài toán liên quan đến vấn về tài nguyên nước, bảo đảm khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước là cực kỳ cần thiết để đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

Đồng bằng sông Cửu Long đóng một vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế Việt Nam, là trung tâm xuất nhập khẩu cho ngành nông nghiệp của đất nước. Khu vực này đất có độ phì nhiêu cao, là nơi sản xuất, xuất khẩu gạo, trái cây, cá và các sản phẩm nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước cũng như trong khu vực.

Các nghiên cứu có liên quan mới nhất đều chỉ ra rằng, ĐBSCL được đánh giá là một trong ba châu thổ lớn của thế giới bị đe dọa nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu. Tình hình địa lý của Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy khu vực này rất dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm mực nước biển dâng, lũ lụt trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô. Cụ thể hơn, tài nguyên nước ĐBSCL đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu và việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn. Sự thay đổi chế độ dòng chảy trong sông sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới phạm vi xâm nhập mặn tại ĐBSCL, đặc biệt trong những năm kiệt. Cùng với đó, áp lực từ việc gia tăng dân số, phát triển kinh tế, xã hội sẽ kéo theo hàng loạt những thách thức từ chính nội tại vùng ĐBSCL như gia tăng lũ, xâm nhập mặn vào sâu, khai thác nước quá mức, ảnh hưởng môi trường nước và suy giảm đa dạng sinh học.

Quang cảnh Hội thảo

Nhận thức tầm quan trọng trên, trong hơn một thập niên qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách dành nguồn lực để triển khai nhiều giải pháp nhằm không chỉ giải quyết các vấn đề có liên quan mà còn phát huy tiềm năng lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL, thông qua những thay đổi trong tư duy và đặt ra những tầm nhìn, cách tiếp cận mới về cách thức quản lý, sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước quý giá.

Việc ban hành các văn bản liên quan như Nghị quyết số 24/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP, hay sự kiện mới đây nhất được chủ trì bởi Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tổ chức tổ Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thể hiện ý chí và nỗ lực quyết liệt của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong giải quyết tình hình.

Cùng với đó là những sáng kiến cộng tác, hợp tác giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Rất nhiều các sự kiện như vậy bao gồm các dự án, hội thảo tham vấn, đánh giá đã được thực hiện, mang đến những hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng một niềm tin lớn lao về triển vọng mà ở đó toàn bộ hệ sinh thái bao gồm chính con người sẽ thành công trong ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng.

“Hội thảo “Định hướng quản lý, khai thác, sử dụng phát triển bền vững tài nguyên nước ĐBSCL” hôm nay, chính là một phần của những nỗ lực trên, nhằm đánh giá đầy đủ, toàn diện các vấn đề về bảo vệ, quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Cửu Long nói chung và các địa phương trên lưu vực nói riêng, phục vụ việc lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2050”-  Thứ trưởng Lê Công Thành nói.

Ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.Cần Thơ phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo các đại biểu sẽ được nghe các tham luận về: Nội dung chủ yếu của Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long; Các vấn đề về tài nguyên nước xuyên biên giới lưu vực sông Mê Công; Các vấn đề bảo vệ, quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Các vấn đề bảo vệ, quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước cần tập trung giải quyết trên địa bàn tỉnh An Giang; Định hướng khai thác nước bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long; Định hướng Bảo vệ, phòng chống sạt lở bờ và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long; Báo cáo kết quả dự án tăng cường năng lực bảo vệ nước ngầm ở Đồng bằng sông Cửu Long; Các vấn đề bảo vệ, quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước cần tập trung giải quyết trên địa bàn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An; Nghiên cứu xây dựng các giải pháp trữ nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long để giải quyết vấn đề thiếu nước vào mùa khô phục vụ cho phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Các vấn đề bảo vệ, quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước cần tập trung giải quyết trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Hệ thống quản lý điều hành tác nghiệp thời gian thực phục vụ giám sát quy hoạch, dự báo, cảnh báo tài nguyên nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Tại Hội thảo các đại biểu đã cũng nhau trao đổi, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước ở ĐBSCL trong thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cùng các đại biểu  tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm

 Hội thảo diễn ra trong cả ngày 21/5/2022.

Từ khóa » Khai Dbs