Hội Thảo: Lý Luận Về Tính ổn định Của Pháp Luật

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
  • Đăng nhập
  • English
Bộ tư pháp
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sơ đồ cổng
  • Thư điện tử
  • Thông tin điều hành
  • Thủ tục hành chính
  • Văn bản điều hành
  • Hướng dẫn nghiệp vụ
  • Hỏi đáp pháp luật
  • Thông cáo báo chí
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
  • Biểu mẫu điện tử
  • Đấu thầu mua sắm công
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Số liệu thống kê
  • Phản ánh kiến nghị
  • Chuyên Mục
    • Chỉ đạo điều hành
    • Văn bản chính sách mới
    • Hoạt động của lãnh đạo bộ
    • Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
    • Hoạt động của tư pháp địa phương
    • Hoạt động của đảng - đoàn thể
    • Nghiên cứu trao đổi
    • Thông tin khác
  • Chỉ đạo điều hành
  • Văn bản chính sách mới
  • Hoạt động của lãnh đạo Bộ
  • Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
  • Hoạt động của tư pháp địa phương
  • Hoạt động của Đảng - đoàn thể
  • Nghiên cứu trao đổi
  • Thông tin khác
  • Hình ảnh
  • Video
Tiếp tục đưa quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam – Trung Quốc đi vào chiều sâu Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương Phải xuất trình thẻ công chứng viên khi hành nghề công chứng Phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng do lỗi của công chứng viên Tạo hành lang pháp lý để nghề công chứng phát triển bền vững Quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức hội nghị thông tin chuyên đề Quý IV/2024 Họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 68/2018/NĐ-CP Hội Luật gia Thành phố Hà Nội: tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 Tốc độ tối đa của các loại xe từ năm 2025 prev2 next2 Xem tất cả
  • Tổng kết Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch”
  • Đoàn công tác Bộ Tư pháp thăm hỏi, động viên và tặng quà cho bà con nhân dân vùng lũ huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
  • Nỗ lực rút ngắn thời gian soạn thảo và ban hành các văn bản hướng dẫn luật
  • Quy định của Bộ luật Hình sự về vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng
  • Hòa giải viên giỏi
  • Bản tin Tư pháp tháng 8/2023: Thủ tướng nhấn mạnh 08 nội dung cần lưu ý để bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng thể chế
  • 75 năm phát triển thi hành án dân sự tỉnh
  • 70 năm Ngành Tư pháp: vinh quang một chặng đường
  • Lễ Công bố Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Bộ trưởng Hà Hùng Cường trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội
  • Hội thi tìm hiểu chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020
  • Thứ trưởng Lê Hồng Sơn trả lời phỏng vấn về Cải cách thủ tục hành chính năm 2012
  • Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối thoại trực tuyến với nhân dân
Xem tất cả Liên kết website Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ Hội thảo: Lý luận về tính ổn định của pháp luậtHội thảo “Lý luận về tính ổn định của pháp luật” thuộc khuôn khổ của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2018-2019. Đây cũng là hội thảo nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng ngày khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2018.Theo Quyết định số 387/QĐ-BTP ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý được giao chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Tính ổn định của pháp luật Việt Nam: Lý luận, Thực trạng và Giải pháp". Để triển khai đề tài, ngày 07 tháng 5 năm 2018, Viện Khoa học pháp lý đã tổ chức Hội thảo “Lý luận về tính ổn định của pháp luật” với mục đích trao đổi, thảo luận một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung của đề tài. TS. Nguyễn Văn Cương (Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Chủ nhiệm đề tài) chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có sự hiện diện của các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam như GS.TS. Phan Trung Lý, GS.TS. Trần Ngọc Đường, GS.TS. Hoàng Thế Liên, GS.TS. Lê Hồng Hạnh, GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, TS. Dương Thị Thanh Mai,…; đại diện các cơ quan xây dựng pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước; các trường, viện nghiên cứu; cơ quan báo chí;… cùng toàn thể các cán bộ của Viện Khoa học pháp lý. Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận 03 vấn đề chính: Quan niệm, tiêu chí đánh giá tính ổn định của pháp luật; Các công cụ bảo đảm và các yếu tố tác động đến tính ổn định của pháp luật; Vị trí, vai trò của tính ổn định của pháp luật và mối quan hệ với các thuộc tính khác của pháp luật. Theo các đại biểu, tính ổn định của pháp luật là một chủ đề khó, đặt ra nhiều thách thức cho nhóm nghiên cứu đề tài. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về tính ổn định cần giải quyết khá nhiều câu hỏi nghiên cứu. Với gần 20 lượt ý kiến trao đổi, tranh luận, các đại biểu đã đề cập đến nhiều nội dung rộng và phức tạp của vấn đề này. Vấn đề được các đại biểu quan tâm nhất đó là khái niệm và tiêu chí đánh giá tính ổn định của pháp luật. Theo nhiều đại biểu, ổn định không đồng nhất với bất biến, không thay đổi. Nếu thấy đời sống pháp luật ngắn mà cho rằng đó là không ổn định là không đúng. Đó mới chỉ là hiện tượng chứ chưa phải là bản chất. Đánh giá tính ổn định cần đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, bản chất của sự thay đổi đó (giải quyết mối quan hệ giữa nội dung và hình thức). Pháp luật phải bồi đắp giá trị cho nhân loại, cho dân tộc đó, có những giá trị bất biến như dân chủ; cần quan tâm đến các giá trị phổ biến và không nên chỉ nhấn mạnh giá trị đặc thù. Ổn định hay bất biến phải gắn với vấn đề thời gian nhưng thời gian không phải là yếu tố đánh giá duy nhất. Theo đó, tính ổn định gắn chặt với chất lượng của hệ thống pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật. Pháp luật phải phản ánh đúng nhu cầu, thực tế các mối quan hệ xã hội nhưng cũng phải có tính khái quát để bảo đảm không chỉ đúng trong một thời điểm cụ thể mà còn rộng về không gian, dài về thời gian. Cũng theo các đại biểu thì ổn định là sự thống nhất giữa cái thay đổi và không thay đổi trong một thời gian tương đối dài. Điều quan trọng là vấn đề nào cần thiết phải thay đổi. Theo nhiều ý kiến nêu ra tại Hội thảo, các chính sách chiến lược và giá trị cơ bản của pháp luật cần sự ổn định. Khi xem xét, đánh giá tính ổn định của pháp luật cần xem xét luật đó được ban hành với mục đích gì, phục vụ cái gì? Nếu luật đó không đáp ứng được mục đích ban hành thì nó không ổn định. Pháp luật cần hướng đến lợi ích chung của toàn xã hội, không phải chỉ của một nhóm người nào đó,… Kết thúc hội thảo, TS. Nguyễn Văn Cương trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp nhiệt tình, sâu sắc của các đại biểu tham dự. Ban chủ nhiệm đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các vấn đề về lý luận để tiếp tục triển khai đề tài trong thời gian tới./.>Trương Hồng Quang Hội thảo: Lý luận về tính ổn định của pháp luật 08/05/2018 Hội thảo: Lý luận về tính ổn định của pháp luật Hội thảo “Lý luận về tính ổn định của pháp luật” thuộc khuôn khổ của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2018-2019. Đây cũng là hội thảo nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng ngày khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2018. Theo Quyết định số 387/QĐ-BTP ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý được giao chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Tính ổn định của pháp luật Việt Nam: Lý luận, Thực trạng và Giải pháp". Để triển khai đề tài, ngày 07 tháng 5 năm 2018, Viện Khoa học pháp lý đã tổ chức Hội thảo “Lý luận về tính ổn định của pháp luật” với mục đích trao đổi, thảo luận một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung của đề tài. TS. Nguyễn Văn Cương (Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Chủ nhiệm đề tài) chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có sự hiện diện của các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam như GS.TS. Phan Trung Lý, GS.TS. Trần Ngọc Đường, GS.TS. Hoàng Thế Liên, GS.TS. Lê Hồng Hạnh, GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, TS. Dương Thị Thanh Mai,…; đại diện các cơ quan xây dựng pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước; các trường, viện nghiên cứu; cơ quan báo chí;… cùng toàn thể các cán bộ của Viện Khoa học pháp lý. Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận 03 vấn đề chính: Quan niệm, tiêu chí đánh giá tính ổn định của pháp luật; Các công cụ bảo đảm và các yếu tố tác động đến tính ổn định của pháp luật; Vị trí, vai trò của tính ổn định của pháp luật và mối quan hệ với các thuộc tính khác của pháp luật. Theo các đại biểu, tính ổn định của pháp luật là một chủ đề khó, đặt ra nhiều thách thức cho nhóm nghiên cứu đề tài. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về tính ổn định cần giải quyết khá nhiều câu hỏi nghiên cứu. Với gần 20 lượt ý kiến trao đổi, tranh luận, các đại biểu đã đề cập đến nhiều nội dung rộng và phức tạp của vấn đề này. Vấn đề được các đại biểu quan tâm nhất đó là khái niệm và tiêu chí đánh giá tính ổn định của pháp luật. Theo nhiều đại biểu, ổn định không đồng nhất với bất biến, không thay đổi. Nếu thấy đời sống pháp luật ngắn mà cho rằng đó là không ổn định là không đúng. Đó mới chỉ là hiện tượng chứ chưa phải là bản chất. Đánh giá tính ổn định cần đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, bản chất của sự thay đổi đó (giải quyết mối quan hệ giữa nội dung và hình thức). Pháp luật phải bồi đắp giá trị cho nhân loại, cho dân tộc đó, có những giá trị bất biến như dân chủ; cần quan tâm đến các giá trị phổ biến và không nên chỉ nhấn mạnh giá trị đặc thù. Ổn định hay bất biến phải gắn với vấn đề thời gian nhưng thời gian không phải là yếu tố đánh giá duy nhất. Theo đó, tính ổn định gắn chặt với chất lượng của hệ thống pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật. Pháp luật phải phản ánh đúng nhu cầu, thực tế các mối quan hệ xã hội nhưng cũng phải có tính khái quát để bảo đảm không chỉ đúng trong một thời điểm cụ thể mà còn rộng về không gian, dài về thời gian. Cũng theo các đại biểu thì ổn định là sự thống nhất giữa cái thay đổi và không thay đổi trong một thời gian tương đối dài. Điều quan trọng là vấn đề nào cần thiết phải thay đổi. Theo nhiều ý kiến nêu ra tại Hội thảo, các chính sách chiến lược và giá trị cơ bản của pháp luật cần sự ổn định. Khi xem xét, đánh giá tính ổn định của pháp luật cần xem xét luật đó được ban hành với mục đích gì, phục vụ cái gì? Nếu luật đó không đáp ứng được mục đích ban hành thì nó không ổn định. Pháp luật cần hướng đến lợi ích chung của toàn xã hội, không phải chỉ của một nhóm người nào đó,… Kết thúc hội thảo, TS. Nguyễn Văn Cương trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp nhiệt tình, sâu sắc của các đại biểu tham dự. Ban chủ nhiệm đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các vấn đề về lý luận để tiếp tục triển khai đề tài trong thời gian tới./. Trương Hồng Quang In bài viết Gửi Email Các tin khác
  • Bộ Tư pháp hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ năm 2018 (08/05/2018)
  • Hội nghị góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý (08/05/2018)
  • Cục Trợ giúp pháp lý kiểm tra công tác trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thái Nguyên (24/04/2018)
  • Nhiều “điểm nghẽn” cần tháo gỡ trong thi hành án dân sự (23/04/2018)
  • Bộ Tư pháp tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy (22/04/2018)
  • Thủ tục hành chính
  • Văn bản pháp luật chuyên ngành
  • Văn bản điều hành
  • Hướng dẫn nghiệp vụ
  • Hỏi đáp pháp luật
  • Thông cáo báo chí
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
  • Biểu mẫu điện tử
  • Đấu thầu mua sắm công
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Thông tin thống kê
  • Phản ánh kiến nghị
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP

Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 024.62739718 - Fax: 024.62739359. Email: banbientap@moj.gov.vn; cntt@moj.gov.vn.

Giấy phép cung cấp thông tin trên internet số 28/GP-BC ngày 25/03/2005.

Trưởng Ban biên tập: Tạ Thành Trung - Phó Cục trưởng Cục CNTT.

Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ khóa » Tính ổn định Của Pháp Luật Là Gì