Hội Thảo Về Rào Cản Phi Thuế Quan Trong Các Hiệp định Thương Mại ...
Có thể bạn quan tâm
Theo TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thương mại song phương giữa Việt Nam và ASEAN đã tăng 4 lần, từ 9 tỷ USD năm 2003 lên 40 tỷ USD trong năm 2013. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN năm 2013 đạt 18.47 tỷ USD, tăng 4.4% so với năm 2012. ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và EU.
Việc tham gia các Hiệp định thương mai tự do (FTA) đang mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế, đặc biệt là cơ hội xuất khẩu với thuế quan ưu đãi và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng nổi lên việc áp dụng các rào cản phi thuế nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, bảo đảm đảm bảo môi trường, an ninh, sức khoẻ của người dân hoặc vì những mục tiêu nhất định của các nước công nghiệp phát triển.
Các ý kiến trao đổi cho thấy mức độ sử dụng các biện pháp phi thuế (NTMs) trong ASEAN còn khiêm tốn so với các khu vực khác trên thế giới; tác động đến thương mại không khác nhiều những nước ngoài ASEAN; và việc áp dụng NTMs chung với nhiều mặt hàng trong ASEAN cũng khá gần với các thông lệ quốc tế. Ở Việt Nam, trước 2010, NTMs còn tương đối ít, chủ yếu do năng lực thiết kế còn hạn chế và lo ngại bị kiện hoặc trả đũa. Từ 2010 đến nay, NTMs phổ biến hơn, tuy nhiên còn nhiều thông tin trái chiều.
Hội thảo cũng trao đổi chi tiết các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) và các rào cản kỹ thuật (TBT) tập trung vào các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Đây là các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này đạt lần lượt là 13,3; 13,7 và 6,6 tỷ USD. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu ở một số mặt hàng tiềm năng của Việt Nam vào thị trường này vẫn còn thấp. Một trong những nguyên nhân chính là các rào cản thương mại, bao gồm SPS và TBT. Nhật Bản và Hàn Quốc, có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật được xây dựng một cách chuyên nghiệp, ở mức độ cao, thậm chí cao hơn so với tiêu chuẩn Châu Âu. Trung Quốc là thị trường có phần “dễ tính” hơn với các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế Trung Quốc có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật chi tiết và phức tạp hơn tiêu chuẩn quốc tế phổ biến.
Tại Hội thảo, các ý kiến của đại biểu nhận định rằng, đối với thị trường này, NTMs được áp dụng ổn định, thường xuyên và liên tục. Do đó, muốn tăng cường xuất khẩu vào các thị trường này, đòi hỏi ngoài việc tuân thủ mà cần chú trọng những thay đổi quan trọng đối với hàng hoá thành phẩm xuất khẩu; quá trình nuôi trồng, khai thác nguyên liệu; và quy trình chế biến, đóng gói, vận chuyển sản phẩm.
HIỀN TRANG
Từ khóa » Hàng Rào Phi Thuế Quan Của Eu
-
TTWTO VCCI - (Thông Tin Thị Trường) EU - Biện Pháp Phi Thuế Quan
-
Tổng Quan Và Tình Hình áp Dụng Các Biện Pháp Phi Thuế Quan Của EU
-
Hàng Rào Phi Thuế Quan- Thách Thức Cho Doanh Nghiệp Tại Thị Trường ...
-
EU: Những Cơ Hội Và Thách Thức Từ Hàng Rào Phi Thuế Quan - Chi Tiết Tin
-
Rào Cản Phi Thuế Quan đối Với Xuất Khẩu Hàng Hóa Của Việt Nam
-
Ứng Phó Với Hàng Rào Phi Thuế Quan: Hạ Thuế ...
-
Ứng Phó Với Hàng Rào Phi Thuế Quan: Hạ Thuế, Nâng Hàng Rào Kỹ Thuật
-
Hàng Rào Phi Thuế Quan Vẫn Là Trở Ngại Chính đối Với Hàng Nhập ...
-
Việc Tận Dụng Các Cam Kết Trong Hiệp định EVFTA đã Ghi Nhận ...
-
Bản Tiếng Việt Hiệp định EVFTA: CHƯƠNG 7 CÁC RÀO CẢN PHI ...
-
[PDF] Hiệp định Thương Mại Việt Nam – Eu Và Ngành điều Việt Nam
-
Nông Sản Việt Ra Thị Trường Thế Giới: Gia Tăng Hàng Rào Phi Thuế Quan
-
EU Và Vấn đề Các Hàng Rào Phi Thuế Quan (06/05/2011)
-
Hàng Rào Phi Thuế Quan Là Gì? Tác động Của Các ... - Luật Minh Khuê