Hồi ức CTBG Phía Bắc

Hồi ức CTBG phía Bắc

<< < (31/120) > >>

Mr.Ngan: Trích dẫn từ: tung677 trong 28 Tháng Năm, 2010, 11:04:37 pmMr.Ngan, tiểu đoàn 45 đặc công tham gia chiến đấu ở Cao Bằng năm 1979,là quân của bộ tư lệnh đặc công,tôi vừa xem được...chính xác 100%,vì lập công lớn tại CB,nên trong năm đó được phong đơn vị anh hùng.Bác tunge677 à, tôi xin trích ra đây đoạn nói về d45 đặc công trong trang Web : Bộ đội đặc công xây dựng và trưởng thành 1967-2007. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, chiến tranh nổ ra trên suốt dải biên giới từ Móng Cái tới Lai Châu.Tháng 2 năm 1979, Bộ Quốc phòng lệnh cho Bộ tư lệnh Đặc công điều động Tiểu đoàn đặc công 45 phối thuộc cho bộ tư lệnh Quân khu 1 tham gia chiến đấu.Tiểu đoàn đặc công 45 nhận nhiệm vụ chiến đấu đêm 17 tháng 2, đến 22 giờ ngày 19 đến vị trí tập kết. Tiểu đoàn lúc đầu do đại úy Phạm Xuân Trường chỉ huy, sau đó do thượng úy Hoàng Mạnh Thời chỉ huy. Cùng đi với tiểu đoàn có đồng chí trưởng phòng đặc công Quân khu 1, một số cán bộ phái viên của Bộ tư lệnh Đặc công và trợ lý đặc công quân khu.Tại vị trí tập kết, khí thế của đơn vị thật sôi động, mọi người đều hăng hái, hồ hởi chuẩn bị mọi mặt cho cuộc chiến đấu sắp tới với quyết tâm chiến đấu rất cao. Tuy nhiên khi bước vào chiến đấu, đơn vị gặp nhiều khó khăn: Tiểu đoàn nhận lệnh chiến đấu gấp, đơn vị đang huấn luyện, phải cơ động hàng trăm ki-lô-mét nên sức khoẻ giảm sút; địa bàn tác chiến mới lạ, chưa quen địa hình, đồi tượng tác chiến mới nên ta chưa rõ trình độ và khả năng chiến đấu của đối phương. Hơn nữa, là đơn vị mới thành lập tiểu đoàn chưa tham gia chiến đấu trận nào nên chưa có kinh nghiệm.5 giờ sáng ngày 20, toàn bộ lực lượng của tiểu đoàn đã vào vị trí chiến đấu, triển khai lực lượng đào hầm hố, công sự chiến đấu.Đợt 1 từ ngày 20 tháng 2 đến ngày 4 tháng 3, tiểu đoàn đã chốt giữ kiên cường tại vị trí được phân công bằng cách đánh phòng ngự chốt giữ mục tiêu kết hợp với phản kích. Các trận chiến đấu của tiểu đoàn đã tạo được thế và địa bàn đứng chân cho toàn tiểu đoàn, chuẩn bị cho đợt hoạt động thứ 2 của tiểu đoàn.Đợt hai từ ngày 8 tháng 3 đến ngày 14 tháng 3, tiểu đoàn tổ chức đi trinh sát ở 4 điểm, đánh 2 trận, 1 trận phục kích, 1 trận tập kích. Trong đợt hai, trận phục kích trên quốc lộ số 3 là trận đánh đạt hiệu suất cao. Ngày 10 tháng 3 năm 1979, tiểu đoàn tổ chức phục kích nhằm tiêu diệt đoàn xe cơ giới của đối phương trên quốc lộ 3. Trong trận này thiếu úy Đào Văn Quân - chính trị viên phó đại đội vừa chỉ huy vừa trực tiếp chiến đấu, lập công xuất sắc. Trận đánh thắng lợi giòn giã. Tiểu đoàn được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất; nhiều tập thể đại đội và cá nhân được tặng thưởng huân chương và bằng khen.Tiếp đó tiểu đoàn tổ chức tập kích bí mật đối phương tại khu vực đường số 4.Từ ngày 15 đến 17 tháng 3, tiểu đoàn tiếp tục bám trụ, đồng thời tổ chức lực lượng truy kích đối phương. Mặc dù đường hành quân xa, công tác bảo đảm khó khăn nhưng đơn vị vẫn kiên quyết chấp hành nhiệm vụ, hành quân liên tục suốt ngày đêm, đến các khu vực được phân công, sẵn sàng chiến đấu theo nhiệm vụ.Tháng 4 năm 1979, Tiểu đoàn 45 tổ chức hội nghị tổng kết đợt hoạt động tác chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Tiểu đoàn nhận định: Từ ngày 20 tháng 2 đến ngày 19 tháng 3, tiểu đoàn tham gia chiến đấu ở khu vực được phân công, cùng với quân và dân địa phương bảo vệ vững chắc địa bàn ở hướng này. Tiểu đoàn đã nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh chiến đấu, cơ động lực lượng nhanh, chuẩn bị chu đáo đến chiến trường bước vào chiến đấu ngay và lập nhiều chiến công vang dội.Cán bộ, chiến sĩ của tiểu đoàn đã nêu cao ý chí quyết - chiến quyết thắng, phát huy trí thông minh và lòng dũng cảm trong chiến đấu, bám trụ kiên cường trong phòng ngự, dũng mãnh trong tiến công bảo vệ vững chắc địa bàn được giao. Đơn vị đã phát huy được truyền thống của binh chủng, vận đụng các phương pháp và thủ đoạn chiến đấu linh hoạt, đạt hiệu suất cao, để lại nhiều kinh nghiệm quý cho nhiệm vụ hoạt động chiến đấu bảo vệ biên giới của đặc công.Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, Tiểu đoàn 45 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì, 4 đại đội và hơn 70 cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng Huân chương Chiến công.

tung677: thị xã Cao bằng như là một cô sơn nữ,đẹp đẽ,chất phác ,thật thà...và mến khách,nay cô sau một giấc ngủ dài bỗng tỉnh giấc bước xuống nhà sàn,cô đã vội đi guốc cao gót ngay...tránh sao khỏi chới với,khập khà, khập khiễng...nhưng tôi tin rằng Cao bằng ngày càng đẹp hơn trong con mắt mọi người...tiềm năng du lịch của Cao bằng rất lớn mong rằng các bạn phát huy được thế mạnh của mình?

Mr.Ngan: Thật là cảm động, hầu như những người lính, những người được phân công công tác từ mọi miền của tổ quốc được điều động đến Cao Bằng để sống và chiến đấu bảo vệ và xây dựng mảnh đất biên cương này đều gắn bó và yêu quý coi như quê hương thứ hai của mình. Cảm ơn, cảm ơn nhiều lắm và cũng mong có nhiều ý kiến đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Cao Bằng về mọi lĩnh vực, biết đâu có ai đó trong ban lãnh đạo tỉnh Cao bằng lang thang trên mạng lạc lối vào Quansuvn.net lại tâm đắc với những ý kiến đóng góp đó, được như vậy thì Cao Bằng may lắm lắm.

Mr.Ngan: Tôi xin được trích dẫn các bài viết của một số tác giả đăng trên các báo và mạng khác về cuộc chiến t2/1979 tại mặt trận Cao Bằng để các bạn tham khảo :Ở Cao Bằng, sáng 16 tháng 2, tất cả các đồn trưởng Biên phòng đều được triệu tập về thị xã Cao Bằng nhận lệnh, sáng hôm sau họ tìm về đơn vị triển khai chiến đấu khi Trung Quốc đã tấn công rồi. Sáng 17-2, Tỉnh Cao Bằng ra lệnh “sơ tán triệt để khỏi thị xã”; đại đội 22 của thị xã Cao Bằng được trang bị thêm 17 khẩu súng chống tăng B41. Ngày 18-2, một chiếc tăng Trung Quốc có “Việt gian” dẫn đường lọt tới Cao Bằng và bị tiêu diệt. Nhiều nơi, chỉ khi nhìn thấy chữ “Bát Nhất”, người dân mới nhận ra đấy là tăng Trung Quốc. Đại tá Hà Tám công nhận: “Về chiến lược ta đánh giá đúng nhưng về chiến thuật có bất ngờ”. Tuy nhiên, Đại tá Hoàng Cao Ngôn, Tỉnh đội trưởng Cao Bằng thời kỳ 17-2, nói rằng, cho dù không có bất ngờ thì tương quan lực lượng là một vấn đề rất lớn. Phần lớn quân chủ lực của Việt Nam đang ở chiến trường Campuchia. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng cầm chân Trung Quốc ở tuyến một, hướng Cao Bằng, chủ yếu là địa phương quân, chỉ có khoảng hơn 2 trung đoàn.Trong khi, theo tài liệu từ Trung Quốc, chỉ riêng ở Cao Bằng trong ngày 17-2, Trung Quốc sử dụng tới 6 sư đoàn; ở Lạng Sơn 3 sư và Lào Cai 3 sư. Hôm sau, 18-2, Trung Quốc tăng cường cho hướng Cao Bằng 1 sư đoàn và 40 tăng; Lạng Sơn, một sư và 40 tăng; Lào Cai, 2 trung đoàn và 40 tăng. Lực lượng Trung Quốc áp sát Biên giới vào ngày 17-2 lên tới 9 quân đoàn chủ lực. Ngày 17-2, Trung quốc tiến vào Bát xát, Lao Cai; chiều 23-2, Trung Quốc chiếm Đồng Đăng; 24-2, Trung Quốc chiếm thị xã Cao Bằng; ngày 27-2, ở Lạng Sơn, Trung Quốc đánh vào thị xã.Thế nhưng, bằng một lực lượng nhỏ hơn rất nhiều, các đơn vị Biên giới đã nhanh chóng tổ chức chiến đấu. Theo cuốn “10 Năm Chiến Tranh Trung Việt”, xuất bản lần đầu năm 1993 của NXB Đại học Tứ Xuyên, quân Trung Quốc đã gọi con đường tiến vào thị xã Cao Bằng của họ là những “khe núi đẫm máu”. Đặc biệt, tiểu đoàn Đặc công 45, được điều lên sau ngày 17-2, chỉ cần đánh trận đầu ở kilomet số 3, đường từ Cao Bằng đi về xuôi qua đèo Tài Hồ Sìn, cũng đã khiến cho quân Trung Quốc khiếp vía. Những người dân Biên giới cho đến hôm nay vẫn nhớ mãi hình ảnh “biển người” quân Trung Quốc bị những cánh quân của ta cơ động liên tục, đánh cho tan tác. Đầu tháng 3-1979, trong khi hai sư đoàn 346, Cao Bằng và 338, Lạng Sơn, thọc sâu đánh những đòn vu hồi. Từ Campuchia, sau khi đuổi Pol Pốt khỏi Phnompênh, hai quân đoàn tinh nhuệ của Việt Nam được điều ra phía Bắc. Ngay sau khi Quân đoàn II đặt những bước chân đầu tiên lên Đồng Mỏ, Lạng Sơn; Quân Đoàn III tới Na Rì; Chủ tịch Nước ra lệnh “Tổng Động viên”… ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân về nước.Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang, thì tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.

bschung: Trích dẫn từ: Mr.Ngan trong 29 Tháng Năm, 2010, 10:14:30 am ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang, thì tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối. Thật là dã man tàn bạo,sứng đáng là quan thầy của đám diệt chủng polpot-iêngsary ! chính sách công xã của bọn khmer đỏ cũng là mô hình bắt chước hồi cách mạng văn hóa . Nó nói nó đi dậy cho người ta một bài học mà nó lại nêu gương cầm thú như vậy đấy ! không biết cái lũ cầm dao giết phụ nữ và trẻ em không một tấc sắt,không sức phản kháng này ,sau đó chúng có bị quả báo luôn hồi hay không,chứ em nghĩ chúng chả hối hận đâu,vì chúng làm gì có lương tâm con người..!!!

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page

[*] Previous page

Từ khóa » đặc Công Vn đánh Trung Quốc 1979