Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên – Wikipedia Tiếng Việt

Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội越南青年革命同志會
Lãnh tụNguyễn Ái Quốc
Chủ tịch đảngNguyễn Ái Quốc
Thành viên chủ chốt
  • Hồ Tùng Mậu
  • Lê Hồng Sơn
  • Lê Hồng Phong
  • Vương Thúc Oánh
  • Trương Vân Lĩnh
  • Lưu Quốc Phong
  • Lâm Đức Thụ
Thành lậpTháng 6 năm 1925[1]
Giải tánNgày 4 tháng 8 năm 1929[2]
Tiền thânTâm Tâm xã [3]
Kế tục bởiĐông Dương Cộng sản Đảng An Nam Cộng sản Đảng
Trụ sở chínhQuảng Châu, Quảng Đông, Trung Hoa Dân quốc [4]
Báo chíThanh Niên
Thành viên  (1929)1.500 [5]
Ý thức hệChủ nghĩa cộng sảnChủ nghĩa Marx-Lenin Chủ nghĩa dân tộc
Quốc gia Liên bang Đông Dương Trung Hoa Dân quốc

Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (chính tả cũ: Việt-Nam thanh-niên cách mệnh đồng-chí hội) là một tổ chức của Nguyễn Ái Quốc hoạt động chống lại thực dân Pháp tại Đông Dương và tuyên truyền chủ nghĩa Marx-Lenin.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo hồi ký của hội viên Vương Thúc Oánh, ông và Lê Duy Điếm đã hội ý và đặt tên cho tổ chức này là "Hội Việt Nam Cách mệnh Thanh niên" và được Tổng bộ Hội thông qua vào tháng 11 năm 1925.[6] Cái tên "Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội" xuất hiện sau này không rõ do ai đặt,[7] đây có thể là vì trong quá trình hợp nhất giữa Hội Việt Nam Cách mệnh Thanh niên và Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội, hai bên đã thỏa hiệp và hợp nhất thành Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Không lâu sâu, hai tổ chức lại phân liệt, Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội đổi tên thành Tân Việt Cách mệnh Đảng, còn HVNCMTN vẫn giữ tên hợp nhất là Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.[8] Về sau, tại Đại hội đại biểu toàn quốc vào tháng 5 năm 1929, đã ra quyết nghị về tên Hội rằng: "Hội Việt Nam Cách mệnh Đồng chí" là tên để sử dụng nội bộ, còn "Hội Việt Nam Cách mệnh Thanh niên" là tên để sử dụng công khai, đây là cách làm bí mật trong thời kỳ đầu mới gây dựng. Đến bây giờ [1929] Hội đã có thế lực nên cần công khai với quần chúng, lấy tên Hội Việt Nam Cách mệnh Thanh niên làm tên nhất định của Hội.[9] Ngoài ra còn có một số tên "lạ" của Hội như Đảng Cách mạng Thanh niên An Nam[10] và Quốc dân Đảng Đông Dương.[11]

Thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thập niên 1920, tình hình chính trị Trung Quốc bắt đầu thay đổi theo chiều hướng có lợi cho các lực lượng cách mạng, không chỉ riêng tại nước này mà lan tới cả các nước láng giềng. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, Quốc tế Cộng sản có chủ trương đẩy mạnh công tác tuyên truyền tư tưởng Marx–Lenin ở các nước phương Đông. Ngày 10 tháng 6 năm 1923, nhận lời mời của Tôn Trung Sơn, Mikhail Borodin đến Quảng Châu làm cố vấn chính trị cho ông và đồng thời là đại diện của Quốc tế Cộng sản tại miền Nam Trung Quốc. Tình hình đó đòi hỏi Quốc tế Cộng sản phải có những chuyên gia về Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc là một trong số đó. Sau Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Nguyễn Ái Quốc có cơ hội tiếp xúc với Chủ tịch đoàn Quốc tế Cộng sản Dmitry Manuilsky [ru], ông được cử đến Quảng Châu công tác với tư cách là người được ủy nhiệm của Bộ phương Đông với nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn bị về mặt tư tưởng – chính trị và tổ chức để tiến tới xây dựng một Đảng Cộng sản tại Đông Dương và giúp đỡ các nhà cách mạng của nước khác tại Đông Nam Á.[12]

Tháng 12 năm 1924 tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đến gặp Phan Bội Châu và thuyết phục được ông trao cho một bản sao danh sách gồm 14 cá nhân thân cận. Sau khi huấn luyện họ về phương pháp tổ chức, Nguyễn Ái Quốc lựa chọn những cá nhân tích cực lập ra Cộng sản Đoàn, làm nòng cốt cho một tổ chức rộng lớn hơn sau này.[13] Tháng 6 năm 1925, Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ra đời, thời kỳ đầu, Cộng sản Đoàn và VNTNCMĐCH cùng song song phát triển.[14] Mùa hè cùng năm, Đảng Cộng sản Trung Quốc đề xướng thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức do Liêu Trọng Khải làm Hội trưởng và Nguyễn Ái Quốc làm Bí thư, VNTNCMĐCH có "mối liên hệ biện chứng" với Hội này.[15][a]

Theo Chương trình và Điều lệ của VNTNCMĐCH công bố vào năm 1926, Hội cho rằng cách mạng Việt Nam gồm hai giai đoạn: cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới. Về đối nội, Hội chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập chính phủ công – nông – binh, chính phủ sẽ áp dụng chính sách kinh tế mới để phát triển đất nước; về đối ngoại, Hội chủ trương đoàn kết với giai cấp vô sản các nước và xây dựng xã hội cộng sản. Về cơ sở lý luận, Điều lệ năm 1926 không ghi rõ nhưng trong hoạt động thực tiễn Hội đã lấy chủ nghĩa Marx–Lenin làm nền tư tưởng của mình.[17]

Về điều kiện vào Hội, bản Điều lệ năm 1926 ghi rõ: người Việt Nam từ 17 tuổi trở lên; tán thành mục đích, chương trình và kỷ luật của Hội, đồng thời được hai hội viên giới thiệu thì được phép gia nhập sau khi được chi bộ đồng ý, năm đối tượng không được gia nhập hội được tách thành một mục sau cùng.[b] Thời gian đầu,thành phần xã hội của VNTNCMĐCH có 90% là tiểu tư sản tri thức, 10% thợ và dân cày,[19] từ những năm 1926 – 1929, nhiều cơ sở Hội được gây dựng trong nhà máy, xí nghiệp, số công nông tăng lên, trí thức chiếm 40%.[20]

Hoạt động bước đầu tại Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Tuần báo Thanh niên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với chức năng tuyên truyền và vận động.
Bìa tập Đường Kách mệnh, là tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp bồi dưỡng chính trị do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức.

Sau khi thành lập, VNTNCMĐCH đã triển khai một loạt những hoạt động như thiết lập đường dây liên lạc trong nước với Quốc tế Cộng sản, đào tạo hội viên, hình thành các phương tiện tuyên truyền. Những hoạt động này đều được tiến hành đồng thời trước và sau khi tổ chức này ra đời.[21]

Thời kỳ đó, Quảng Châu là điểm thuận lợi nhất để Nguyễn Ái Quốc liên lạc với Quốc tế Cộng sản tại Moskva, nhờ vào việc là nhượng địa nên mức độ kiểm soát ít nghiêm ngặt hơn. Hệ thống điện tín do Quốc tế Cộng sản thiết lập đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận chỉ thị và tài liệu tuyên truyền cho các hoạt động của ông tại Quảng Châu. Sau tháng 4 năm 1927, đường dây liên lạc bị cắt đứt, một tuyến đường thủy mới từ Hồng Kông được thiết lập.[22] Hệ thống giao thông liên lạc được xây dựng bằng cách tận dụng các trạm và đầu mối của tổ chức Tâm Tâm xã, cùng với việc tổ chức một mạng lưới liên lạc giữa các tàu thủy trên tuyến Trung Quốc – Đông Dương. Trong giai đoạn 1925–1927, VNTNCMĐCH đã thiết lập hệ thống liên lạc từ Quảng Châu đến Quảng Tây, Quảng Đông và Thái Lan, đảm bảo việc đưa đón hội viên và vận chuyển tài liệu tuyên truyền với quy mô ngày càng tăng.[23]

Trong toàn bộ những hoạt động bước đầu của VNTNCMĐCH thì việc huấn luyện và đào tạo cán bộ được tiến hành sớm nhất, nhằm tạo ra mội đội ngũ được trang bị học thuyết Marx–Lenin, "để từ đó mà giác ngộ quần chúng, tổ chức họ lại và đưa họ ra đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội". Trong hoạt động này, VNTNCMĐCH thường tự tổ chức một cơ sở đào tạo với đầy đủ các yếu tố của một trường học, hoặc gửi học viên học tập ở những trường khác.[24][c] Học viên tốt nghiệp các khóa đều đã được kết nạp vào VNTNCMĐCH và chọn một số cá nhân nổi bật đưa vào Thanh niên Cộng sản Đoàn. Phần lớn hội viên tốt nghiệp được cử về Việt Nam hoạt động, một số được chọn gửi đi ở trường Quân chính Hoàng Phố và trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông.[25] Các học viên Việt Nam tốt nghiệp trường Hoàng Phố đã trực tiếp gia nhập quân đội của Chính phủ Quảng Châu[d] và tham gia các chiến dịch lớn như Đông phạt I, Đông phạt II và Bắc phạt.[27]

Từ năm 1922 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc và những người cộng sản chú trọng hoạt động tuyên truyền qua báo chí. Ngay khi vừa thành lập Tổng bội Hội đã cho xuất bản ngay tờ Thanh Niên làm phương tiện tuyên truyền, phổ biến mục địch và hướng dẫn hoạt động cho từng hội viên. Nhờ tờ Thanh Niên mà tổ chức Hội thống nhất phương hướng và giáo dục tuyên truyền trong và ngoài Hội, đồng thời góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Marx–Lenin vào Việt Nam. Ngoài tờ Thành Niên, Hội còn cho xuất bản nhiều tờ báo khác nhằm vào nhóm đối tượng cụ thể như tờ Công Nông, Lính Kách mệnh, Việt Nam Tiền phong, Đồng ThanhThân Ái.[28]

Xây dựng cơ sở về Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi xây dựng cơ sở ở trong nước đến khi hình thành hệ thống tổ chức, VNTNCMĐCH đã trải qua gần hết thời gian hết tồn tại của mình. Trong thời gian đó, chủ yếu là xây dựng và phát triển tổ chức của Hội, nên việc xây dựng các tổ chức quần chúng chưa thực hiện được theo mục đích ban đầu đề ra. Đầu năm 1926, sau khi các công việc về huấn luyện và tuyên truyền đã ổn định, những người lãnh đạo VNTNCMĐCH quyết định tổ chức phát triển về trong nước. Thời gian đầu Hội chủ yếu dựa vào mối liên hệ cá nhân như bạn bè hoặc họ hàng, từ những hội viên đơn lẻ đã hình thành các nhóm nhỏ.[29] Trong nửa đầu năm 1927, số hội viên VNTNCMĐCH phát triển tương đối đông, nhất là ở ba trung tâm Hà Nội, Nghệ An và Sài Gòn. Trong hai năm 1927–1928, VNTNCMĐCH đã xây dựng được hệ thống tổ chức từ Kỳ bộ xuống tỉnh bộ và chi bộ, tất cả Kỳ bộ đều đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Tổng bộ. Ngoài việc tuyển mộ, công tác huấn luyện cũng là điều mà VNTNCMĐCH rất quan tâm thực hiện. Tài liệu chính là cuốn Đường Kách mệnh, chương trinh Điều lệ của Hội, các bài viết trên báo do Hội xuất bản, ngoài ra còn có một số tài liệu về chủ nghĩa cộng sản, sách báo marxist của Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp để huấn luyện cán bộ ở trong nước. Tuy nhiên, vì hoạt động bí mật nên không phải lúc nào và nơi nào cũng có đủ tài liệu, một số lớp huấn luyện người giảng phải dựa vào trí nhớ là chính, không có tài liệu làm căn cứ.[30]

Hợp nhất với các tổ chức khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào giai đoạn này, VNTNCMĐCH, Tân Việt Cách mệnh Đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng là những tổ chức cách mạng hoạt động mạnh nhất.[31] Để thống nhất lực lượng cách mạng, VNTNCMĐCH chủ trương tuyên truyền giác ngộ các phần tử của những đoàn thể yêu nước nhằm thu hút họ vào tổ chức, nhưng riêng đối với Tân Việt thì Hội chủ trương hợp nhất với tổ chức này.[32]

Đàn áp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Trung Quốc, tháng 4 năm 1927, Tưởng Giới Thạch tiến hành đảo chính. Phái cánh tả Quốc dân Đảng bắt đầu tổ chức các cuộc khám xét và khủng bố tại nhiều nơi, trong đó có Quảng Châu – nơi đặt trụ sở chính của Tổng bộ Hội, nhiều hội viên bị thẩm vấn và bắt giữ. Tháng 12 năm 1927, sau sự kiện công xã Quảng Châu, chính quyền Tưởng Giới Thạch phát động chiến dịch chống cộng. Tháng 5 năm 1928, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Quảng Châu sang Liên Xô, Tổng bộ Hội vẫn tiếp tục hoạt động. Tháng 12 năm 1928, một cuộc vây quét lớn diễn ra khiến rất nhiều hội viên bị cầm tù tại Quảng Châu, đợt vây quét khiến trụ sở Tổng bộ Hội phải di dời đến Ung Châu, sau sang Hồng Kông.[33] Tại Việt Nam, để đối phó với hoạt động cộng sản và phong trào dân tộc, tháng 7 năm 1929, Toàn quyền Đông Dương Pasquier quyết định thành lập tòa án đại hình để xét xử những người hoạt động cách mạng. Nhiều vụ trừng phạt nội bộ Hội bị chính quyền Pháp coi là hành vi hình sự và bắt giữ với tội danh "cố ý giết người [...] và kích động lòng thù hận chống chính quyền Pháp".[e] Sau khi Tưởng Giới Thạch đảo chính, chính quyền Pháp đã liên minh với Quốc dân Đảng để đàn áp những người cách mạng tại miền Nam Trung Quốc.[35]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối tháng 3 năm 1929, tại Hà Nội một nhóm Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gồm 7 người đã họp nhau tự lập tổ chức Cộng sản đầu tiên trong nước. Nhóm này đặt ra mục tiêu vận động chuyển Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành Đảng Cộng sản nhân dịp Đại hội lần thứ nhất của Hội dự kiến họp ở Hồng Kông vào tháng 5 năm 1929.

Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội, 3 đại biểu của nhóm Cộng sản mới thành lập do Trần Văn Cung (bí danh là Quốc Anh) dẫn đầu nêu vấn đề đã dự định, nhưng bị Tổng bộ Hội bác bỏ. Cả ba đại biểu của Bắc Kỳ liền bỏ ra về và cho rằng:

"Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng không phải là một đảng chân chính vì lợi ích của vô sản giai cấp."[36]

Đáp lại, Hội ra Nghị quyết về việc các đại biểu Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng Bắc Kỳ bỏ Đại hội ra về, trong đó có ghi:

"Quyết nghị về tụi Quốc Anh bỏ Đại hội mà ra đi... Đại hội nhận định rằng trong một đoàn thể cách mạng không thể dung thứ được những phần tử như thế nên quyết nghị vĩnh viễn khai trừ."

Sự kiện này đánh dấu sự phân liệt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Sau Đại hội lần thứ nhất, Hội lên kế hoạch thành lập Đảng Cộng sản vào cuối năm 1930. Nhưng trước tình hình, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập vào tháng 6 năm 1929 và tình hình Hội bị đàn áp trong nước, Tổng bộ Hội cho rằng Việt Nam Cách mạng Thanh niên "... không thể và không nên tồn tại nữa, nên đã cử các đồng chí về nước tổ chức và liên kết các chi bộ cộng sản lại để thành lập Đảng Cộng sản". Sau khi Đại hội toàn quốc của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội bế mạc, 6 ủy viên mới được bầu vào Tổng bộ là Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm, Nguyễn Sĩ Sách, Lê Hồng Sơn, Phạm Văn Đồng đã họp bàn việc thành lập Đảng cộng sản, cử ra ban trù bị gồm các đồng chí lãnh đạo Tổng bộ nói trên. Thực hiện chủ trương này, những cộng sản đoàn còn lại trong Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã hình thành các chi bộ cộng sản. Ngoài hai chi bộ cộng sản ở Trung Kỳ và Nam Kỳ còn có chi bộ cộng sản người Việt Nam ở Thái Lan và một chi bộ ở Hồng Kông (Trung Quốc).[37]

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tan rã từ đây. Song các đảng viên của Hội đã thành lập và tham gia 3 đảng cộng sản trong nước là Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ, An Nam Cộng sản Đảng ở Nam Kỳ[38][39]. Ngoài ra còn có 1 đảng cộng sản phát triển độc lập với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ở Trung Kỳ.

Sau này 3 đảng cộng sản hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.[40]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Theo Hoàng Văn Đào, Nguyễn Ái Quốc đã đến gặp Phan Bội Châu và đề nghị đổi tổ chức Tâm Tâm xã thành "Liên đoàn các dân tộc bị trị". Sau khi Phan Bội Châu bị bắt cóc, Nguyễn Ái Quốc đã nhân cơ hội ấy đổi thành Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.[16]
  2. ^ Mục IX – Không thể gia nhập Hội:[18]
    • Bọn tay chân của Pháp
    • Bọn thù địch của nhân dân
    • Bọn nghiện thuốc phiện
    • Bọn rượu chè
    • Bọn cờ bạc
  3. ^ Phần lý thuyết trong chương trình đào tạo của VNTNCMĐCH tại Quảng Châu như sau:[19]
    • Học thuyết cộng sản
    • Chủ nghĩa tam dân (có phê bình)
    • Chủ nghĩa vô chính phủ (có phê bình)
    • Hình thức tổ chức của đảng, công, nông hội và các tổ chức giải phóng phụ nữ
    • Công tác bí mật
    • Hình thức tuyên truyền cổ động
    • Tình hình thế giới
    • Lịch sử Pháp chiếm đóng Đông Dương và cách mạng vận động
  4. ^ Chính phủ Quốc dân Đảng Trung Quốc do Tôn Trung Sơn đứng đầu thành lập năm 1916 tại Quảng Châu[26]
  5. ^ Điển hình như vụ án đường Barbier và vụ ám sát Thị Nhu, Thị Uyển.[34]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 73.
  2. ^ Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 266.
  3. ^ “Nguyễn Ái Quốc và quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam”. Truy cập 9 tháng 9 năm 2024.
  4. ^ “Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam”. Truy cập 9 tháng 9 năm 2024.
  5. ^ “Cách đây 88 năm (6/1925-6/2013) - Thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội - một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Truy cập 9 tháng 9 năm 2024.
  6. ^ Nguyễn Đức (1997), tr. 86; Song Thành và đồng nghiệp (2018), tr. 85.
  7. ^ Nguyễn Đức (1997), tr. 87.
  8. ^ Trần Huy Liệu, Văn Tạo & Nguyễn Công Bình (1958), tr. 134.
  9. ^ Song Thành và đồng nghiệp (2018), tr. 86.
  10. ^ Lê Văn Tích và đồng nghiệp (2001), tr. 35.
  11. ^ Song Thành và đồng nghiệp (2018), tr. 82.
  12. ^ Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 69–71.
  13. ^ Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 74.
  14. ^ Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 76.
  15. ^ Hoàng Tranh (1989), tr. 44; Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 82.
  16. ^ Hoàng Văn Đào (1970), tr. 41.
  17. ^ Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 77, 79.
  18. ^ Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 78.
  19. ^ a b Vũ Thọ (1965), tr. 18.
  20. ^ Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), tr. 279.
  21. ^ Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 83.
  22. ^ Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 83–87.
  23. ^ Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 88–90.
  24. ^ Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 90–91.
  25. ^ Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 91, 102.
  26. ^ Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), tr. 634.
  27. ^ Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 105.
  28. ^ Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 109, 112; Ban Tuyên giáo Trung ương (2010), tr. 9.
  29. ^ Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 133, 138.
  30. ^ Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 149–150.
  31. ^ Quốc Anh (1975), tr. 29; Hoàng Văn Đào (1970), tr. 40.
  32. ^ Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 151.
  33. ^ Viện Sử học (2017), tr. 490–491.
  34. ^ Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 199; Hoàng Văn Đào (1970), tr. 65–68, 172; Quốc Anh (1975), tr. 36.
  35. ^ Nguyễn Thành và đồng nghiệp (1985), tr. 199–201.
  36. ^ Viện Sử học (2007), trang 557-558.
  37. ^ Viện Sử học (2007), trang 580.
  38. ^ “Nguyễn Ái Quốc với việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên”. Truy cập 9 tháng 9 năm 2024.
  39. ^ “Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Nam Kỳ”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập 9 tháng 9 năm 2024.
  40. ^ Viện Sử học (2007), trang 572-579.

Nguồn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhượng Tống (1945). Tân Việt Cách mệnh Đảng. Việt Nam thư xã.
  • Trần Huy Liệu; Văn Tạo; Nguyễn Công Bình (1958). Cách mạng cận đại Việt Nam. Tập IV: Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ và các chính đảng thành lập sau đại chiến lần thứ nhất. Nhà xuất bản Văn Sử Địa.
  • Vũ Thọ (tháng 2 năm 1965). “Quá trình thành lập đảng vô sản ở Việt Nam đã được diễn ra như thế nào?”. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử. Nhà xuất bản Khoa học (71): 15–23.
  • Hoàng Văn Đào (1970). Việt Nam Quốc dân Đảng: Lịch sử đấu tranh cận đại 1927–1954. Nhà sách Khai Trí.
  • Quốc Anh (1975). “Mối quan hệ giữa các khuynh hướng chính trị tiểu tư sản với phong trào công nhân trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam trước 1930”. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử. Viện Sử học (160): 28–48.
  • Đảng Cộng sản Việt Nam (1977). Các tổ chức tiền thân của Đảng. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương.
  • Nguyễn Thành; Phạm Xanh; Đặng Hòa; Đào Phiếu (1985). Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Nhà xuất bản Thông tin lý luận.
  • Hoàng Tranh (1989). “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức”. Tạp chí Lịch sử Đảng. Viện Lịch sử Đảng (3): 44–46.
  • Nguyễn Đức (1997). “Nên xác định tên chính thức: "Hội Việt Nam Cách mệnh Thanh niên" hay "Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội"”. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia. 4 (293): 85–87.
  • Đảng Cộng sản Việt Nam (1998). Văn kiện Đảng toàn tập. Tập I: 1924–1930. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
  • Lê Văn Tích; Nguyễn Thị Kim Dung; Trần Thành; Nguyễn Đức Thùy; Trình Mưu; Ngô Vương Anh; Trần Văn Hải; Lê Trung Kiên (2001). Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế Cộng sản (1920–1943) (Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ). Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
  • Ban Tuyên giáo Trung ương (2010). Lịch sử 80 năm Ngành Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
  • Đinh Trần Dương (2015). Vai trò lịch sử của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
  • Viện Sử học (2017). Lịch sử Việt Nam. Tập 8: Từ năm 1919 đến năm 1930. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
  • Song Thành; Phạm Hồng Chương; Lê Văn Tích; Nguyễn Văn; Ngô Văn Tuyển (2018). Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (1924–1927). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật.
  • x
  • t
  • s
Phong trào độc lập Việt Nam
Sự kiệnĐánh Đà Nẵng • Chiếm Gia Định • Thực dân hoá Nam Kỳ • Chiếm Bắc Kỳ • Trận Trà Kiệu • Phong trào Cần Vương • Bình định Bắc Kỳ • Khởi nghĩa Yên Thế • Hà Thành đầu độc • Thế chiến I • Trận Tà Lùng • Khởi nghĩa Thái Nguyên • Ám sát Bazin • Khởi nghĩa Yên Bái • Xô Viết Nghệ Tĩnh • Phong trào Dân chủ • Thế chiến II • Khởi nghĩa Nam Kỳ • Kháng Nhật cứu quốc • Cách mạng tháng Tám • Tuyên bố độc lập • Kháng chiến chống Pháp • Hiệp định Genève
Tổ chức Triều đình Huế • Triều đình Hàm Nghi • Văn Thân • Hội kín Nam Kỳ • Duy Tân hội (Đông Du) • Đông Kinh Nghĩa Thục (Dục Thanh • Minh Tân) • Việt Nam Quang phục Hội • Việt Nam Quốc dân Đảng • Đại Việt Quốc dân Đảng • Đảng Cộng sản Đông Dương • Mặt trận Dân chủ Đông Dương • Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội • Việt Nam Độc lập Đồng minh
Lãnh đạo khởi nghĩa Trương Định • Nguyễn Trung Trực • Tôn Thất Thuyết • Đinh Công Tráng • Phạm Bành • Tống Duy Tân • Nguyễn Quang Bích • Nguyễn Thiện Thuật • Phan Đình Phùng • Hoàng Hoa Thám • Nguyễn Xuân Ôn • Phan Xích Long • Trần Cao Vân • Phan Bội Châu • Nguyễn Thái Học • Hồ Chí Minh
Nhà văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu • Phan Văn Trị • Nguyễn Thông • Ngô Đức Kế • Nguyễn An Khương
Nhà cách mạng Phan Bội Châu • Nguyễn Thần Hiến • Nguyễn Thượng Hiền • Phan Châu Trinh • Phan Xích Long • Nguyễn Quyền • Lương Văn Can • Cường Để • Huỳnh Thúc Kháng • Đặng Nguyên Cẩn • Nguyễn Khắc Cần • Nguyễn Thái Học • Hồ Học Lãm • Nguyễn Hải Thần • Tạ Thu Thâu • Nguyễn An Ninh • Hồ Chí Minh • Vũ Hồng Khanh
Vua nhà Nguyễn Tự Đức • Hàm Nghi • Thành Thái • Duy Tân • Bảo Đại
Bộ máy cai trị Pháp Đông Dương thuộc Pháp • Toàn quyền Đông Dương • Khâm sứ Trung Kỳ • Thống sứ Bắc Kỳ • Thống đốc Nam Kỳ • Sở Liêm phóng Đông Dương
Người cộng tác với Pháp Hoàng Cao Khải • Trần Bá Lộc • Nguyễn Trọng Hợp • Huỳnh Công Tấn • Nguyễn Thân  • Lê Hoan • Trương Vĩnh Ký
  • x
  • t
  • s
Danh sách các liên minh và đảng phái chính trị Việt Nam
Trước 1945
  • Việt Nam Quang phục Hội
  • Đảng Lập hiến Đông Dương
  • Đảng Thanh niên Việt Nam
  • Thanh niên Cao vọng Đảng
  • Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội
  • Tân Việt Cách mệnh Đảng
  • Việt Nam Quốc dân Đảng
  • Đông Dương Cộng sản Đảng
  • An Nam Cộng sản Đảng
  • Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
  • Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng
  • Đại Việt Dân chính Đảng
  • Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội
  • Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội
  • Đại Việt Quốc dân Đảng
  • Đảng Dân chủ Đông Dương
  • Trăng câu Đệ Tứ đảng
  • Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp
  • Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội
  • Việt Nam Nhân dân Cách mệnh Đảng
  • Đại Việt Quốc gia Xã hội Đảng
  • Đảng Xã hội Việt Nam
  • Đại Việt Phục hưng Hội
  • Đại Việt Duy dân Cách mệnh Đảng
  • Mặt trận Quốc dân Đảng Việt Nam
  • Đại Việt Quốc gia Liên minh
  • Đông Dương Lao động Đảng
  • Phong trào Thanh niên Tiền phong
  • Hội Phục Việt
1945–1954
  • Đảng Lao động Việt Nam
  • Việt Nam Quốc dân Đảng
  • Đại Việt Quốc dân Đảng
  • Đảng Xã hội Việt Nam
  • Đảng Dân chủ Việt Nam
  • Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội
  • Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội
  • Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng
  • Liên minh Dân chủ
  • Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam
  • Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp
  • Liên đoàn Công giáo Việt Nam
  • Việt Nam Quốc gia Liên hiệp
  • Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội
  • Mặt trận Quốc gia Liên hiệp
1954–1975
Miền Bắc
  • Đảng Lao động Việt Nam
  • Đảng Xã hội Việt Nam
  • Đảng Dân chủ Việt Nam
Miền Nam
  • Đảng Phục hưng
  • Đảng Dân chủ Nam Việt Nam
  • Đảng Xã hội Cấp tiến Miền Nam Việt Nam
  • Cần lao Nhân vị Cách mạng Đảng
  • Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng
  • Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia
  • Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
  • Đại Việt Quốc dân Đảng
  • Đảng Tân Đại Việt
  • Đại Việt Cách mạng Đảng
  • Phong trào Quốc gia Cấp tiến
  • Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam
  • Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam
  • Mặt trận Quốc gia Dân chủ Xã hội
  • Đảng Công Nông Việt Nam
  • FULRO
1975–1988
  • Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Đảng Dân chủ Việt Nam
  • Đảng Xã hội Việt Nam
1988 đến nay
Hoạt động tự doĐảng Cộng sản Việt Nam
Không hoạt động tự do
  • Đảng Việt Tân
  • Đảng Dân chủ thế kỷ 21
  • Đại Việt Quốc dân Đảng
  • Đại Việt Cách mạng Đảng
  • Đảng Nhân dân Hành động Việt Nam

Từ khóa » đâu Không Phải Là Vai Trò Của Hội Vncmtn