Hơn 1 Triệu Người Làm 'chân Rết' Bán Hàng đa Cấp | Tin Tức Online
Có thể bạn quan tâm
Tính đến nay, trên cả nước có 76 doanh nghiệp tổ chức bán hàng đa cấp. Trong tổng số 76 doanh nghiệp trên, thời gian qua, đã có 23 doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, cơ quan chức năng rút giấy phép 2 doanh nghiệp, hiện còn 51 doanh nghiệp hoạt động. Năm doanh nghiệp bán hàng đa cấp có doanh số lớn nhất Việt Nam là Amway Việt Nam, Herbalife Việt Nam, Vision Việt Nam, Thường Xuân và Lô Hội.
Theo điều 3 - Luật Cạnh tranh, “Kinh doanh đa cấp, hay còn gọi là kinh doanh đa tầng, kinh doanh theo mạng, là việc bán lẻ hàng hóa thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau”.
Thực chất đây là mô hình giống như 1 cái cây, có nhiều tầng, nhiều nhánh. Người tham gia vừa là thành viên của công ty, vừa là khách hàng. Họ sẽ hưởng lợi từ tiền hoa hồng của sản phẩm bán được của họ và những cấp dưới của họ. Để được thăng cấp, người này phải thiết lập một hệ thống đủ số người cấp dưới theo quy định của từng công ty.
Việc phát triển mô hình này sẽ khiến cho các công ty tiết kiệm được rất nhiều chi phí như nhà kho, bến bãi, các chi phí cho quảng cáo, marketing, chi phí cho các đại lý…Nhờ vậy, phần hoa hồng của các thành viên (tùy theo cấp) khi bán được hàng sẽ cao hơn so với bình thường, phần lợi nhuận của công ty tất nhiên sẽ cao hơn.
Thực tế, mô hình kinh doanh đa cấp đã tồn tại và phát triển ở nhiều quốc gia, ở Việt Nam, mô hình này cũng được pháp luật Việt Nam thừa nhận, nhưng hiện nay lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, hình thức bán hàng đa cấp bất chính xuất hiện rất phổ biến, khiến cho người tiêu dùng rất hoang mang và nói đến đa cấp là người ta nghĩ ngay đến “lừa đảo”. Hồi tháng 10/2013, lãnh đạo Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết, trước những biến tướng phức tạp của kinh doanh đa cấp, và rất khó kiểm soát, Cục Quản lý Cạnh tranh đang trình Bộ Công Thương xây dựng sửa đổi Nghị định 110 theo hướng chặt chẽ hơn.Theo đó, sẽ thay đổi quy định cấp giấy phép bán hàng đa cấp, để kiểm soát chặt chẽ hơn. Rà soát và cấp lại giấy phép kinh doanh bán hàng đa cấp. Bộ Công thương sẽ trực tiếp cấp giấy phép và coi đây là một mặt hàng kinh doanh có điều kiện.
Ông Nguyễn Phương Nam, Phó cục trưởng Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết, Cục sẽ đề nghị cấm mô hình bán hàng đa cấp Kim tự tháp. Theo ông Nam, bản chất của mô hình này là hàng hóa không đến tay người tiêu dùng, thu nhập chủ yếu là từ phí tham gia mạng lưới.Theo dự thảo sửa đổi Nghị định 110, mức ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp cũng sẽ được nâng từ mức 1 tỷ đồng lên 5 tỷ đồng, và ký quỹ bằng tiền mặt để mang tính răn đe nhiều hơn.
Từ khóa » Chân Rết đa Cấp
-
Hơn 1 Triệu Người Làm 'chân Rết' Bán Hàng đa Cấp - Kinh Doanh - Zing
-
Chặn Các "chân Rết" Lừa đảo Từ đa Cấp Nhã Khắc Lâm - Vnbusiness
-
Triệt Tiêu đa Cấp "đen": Chờ đợi Chuyển Biến Từ Nhận Thức
-
“Chân Rết” Của Thiên Ngọc Minh Uy Chấm Dứt Hoạt động Bán Hàng ...
-
Vụ Alibaba: Chân Rết đa Cấp Huy động Vốn Thế Nào? - Báo Giao Thông
-
Lộ Diện Chân Rết Trong Dây đa Cấp Liên Kết Việt ở Thái Nguyên
-
DAI DẲNG ĐA CẤP BIẾN TƯỚNG: CHÂN RẾT VẪN HOẠT ĐỘNG ...
-
Lực Lượng Chức Năng Càn Quét, "chân Rết" Vinaca Vẫn Lén Lút Hành ...
-
Chân Rết Liên Kết Việt Dần Lộ Diện - Báo Hòa Bình
-
Sinh Viên Sa Bẫy đa Cấp - Nhìn Từ Góc độ Tâm Lý
-
Gian Hàng Online đa Cấp - VnExpress
-
“Chân Rết” Của Thiên Ngọc Minh Uy đã Giải Quyết Gần 3 Tỷ đồng Cho ...
-
Bán Hàng đa Cấp Nở Rộ Và Biến Tướng - Tạp Chí Tài Chính