Hồng Bì Trị Ho, Hạ Sốt Hiệu Quả: Một Số Bài Thuốc & Lưu ý Khi Dùng
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
HỒNG BÌ
HỒNG BÌ
Đặt lịch
Cây hồng bì có thể dùng được cả quả, lá và rễ để làm thuốc. Mỗi bộ phận đều có những tác dụng dược lý riêng như tiêu độc, long đờm, tiêu phù, lợi tiêu hóa, hạ nhiệt,… Chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc từ quả, lá và rễ hồng bì được lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay.
1. Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Hoàng bì, quất hồng bì, quất bì;
Tên khoa học: Clausena lansium;
Họ: Thuộc họ Cam Chanh (Rutaceae).
2. Đặc điểm sinh học
Mô tả
Hồng bì là một loài cây thân gỗ, cho quả, lá có màu xanh lục. Cây hồng bì thường mọc cao từ 3 đến 8 mét. Lá cây thường dài từ 30 – 35cm.
Hoa hồng bì có màu trắng, có từ 4 – 5 cánh, mọc thành chùm, nở hoa ở ngọn cành. Cây hồng bì cho hoa vào tháng 3.
Quả hồng bì có vỏ ngoài mỏng, màu vàng và có lông tơ. Quả hồng bì có hình cầu, dài khoảng 2 – 3cm. Quả có hạt bên trong, phần thịt có vị chua ngọt và mùi thơm. Quả thường đơm vào tháng 6 cho đến tháng 8 hàng năm.
Phân bố
Hồng bì phân bố chủ yếu ở khu vực Hoa Nam và Đông Nam Á. Cây hoàng bì thường mọc hoang và được trồng làm thuốc. Tại Việt Nam, hoàng bì mọc hoang và được trồng trọt ở khu vực miền Bắc nước ta.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận dùng: Rễ, lá và quả;
Thu hái: Rễ và lá có thể thu hái quanh năm. Thu hái quả vào độ tháng 6 – 8 hàng năm.
Chế biến:
- Rễ cây và quả có thể phơi khô, rồi dùng để sắc với một số dược liệu khác làm thuốc.
- Quả hồng bì còn được ngâm với đường, dùng để làm mứt.
Bảo quản: Nơi khô mát.
4. Tác dụng dược lý
Theo Đông y, hồng bì có một số tác dụng như:
- Hạ nhiệt – giảm sốt;
- Long đờm;
- Tiêu phù;
- Lợi tiêu hóa;
- Giảm ho;
- Cầm nôn mửa.
Chính vì những tác dụng trên, hoàng bì thường được dùng để làm thuốc chữa một số bệnh như cảm sốt, ho, ho có đờm, bệnh dạ dày, đau thượng vị, đau bụng kinh,…
5. Tính vị
Theo đông y, lá của hồng bì có vị cay, đắng, tính bình. Quả hồng bì có vị chua và ngọt, tính hơi ấm.
Rễ hồng bì có vị đắng, cay, tính hơi ấm.
6. Liều dùng, cách dùng
Khi được dùng làm thuốc, rễ và lá hồng bì có thể phơi khô hoặc để tươi, sau đó sắc với nước.
Quả hồng bì có thể ăn sống, sao với đường làm mứt. Nếu dùng để làm thuốc, có thể phơi khô hoặc dùng tươi, sắc với các dược liệu khác làm thuốc uống.
Về liều dùng, hãy tuân thủ theo công thức của mỗi bài thuốc. Không nên lạm dụng dược liệu.
7. Một số bài thuốc
Hồng bì được ứng dụng trong một số bài thuốc dân gian sau:
- Bài thuốc chữa viêm họng, đau họng: Dùng 2 – 3 quả hồng bì, ngậm hồng bì với một ít muối. Ngậm khoảng 3 – 4 lần trong ngày sẽ giúp cổ họng giảm đau rát, dễ chịu hơn và đẩy lùi những cơn ho do viêm họng.
- Bài thuốc chữa ho và tiêu đờm: Chuẩn bị 4 – 5 quả hồng bì tươi, ít đường phèn. Hấp quả hồng bì tươi với đường phèn. Sau đó ăn món ăn này 3 buổi trong ngày. Bài thuốc này giúp giảm ho hiệu quả.
- Bài thuốc chữa ho gà: Chuẩn bị 10g quả hồng bì, 10g cam thảo, 10g vỏ rễ dâu. Sắc các nguyên liệu trên thành thuốc, uống trong ngày. Uống thuốc từ 5 – 7 ngày.
- Bài thuốc chữa sốt, giải cảm: Chuẩn bị 30g lá cây hồng bì. Rửa sạch và phơi khô lá. Sau đó sắc lá với nước, cho người bệnh uống thuốc để ra mồ hôi, chữa cảm.
- Bài thuốc chữa nôn mửa: Rửa sạch quả hồng bì, để cho ráo nữa. Ngậm và nhai quả hồng bì (cả vỏ), nuốt dần dần.
- Bài thuốc chữa đau dạ dày: Tách lấy hạt trong quả hồng bì. Phơi hoặc sấy khô hạt. Sau đó, sao hạt lên cho thơm, tán mịn. Mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần. Mỗi lần dùng khoảng 6 – 10g bột. Uống bằng cách chiêu với nước.
- Bài thuốc kích thích tiêu hóa: Chuẩn bị 30g rễ cây hồng bì, 20g khế chua, 20g rễ sử quân. Rửa sạch các vị thuốc, để cho ráo nước, sau đó sao cho vàng. Sắc các dược liệu trên, cô đặc lại để uống trong ngày. Mỗi ngày nên chia ra dùng thuốc nhiều lần. Dùng liên tục trong vòng 3 – 5 ngày.
- Bài thuốc chữa gàu trên tóc: Nấu nước lá hồng bì, dùng để gội đầu. Thường xuyên gội đầu bằng lá hồng bì sẽ giúp tóc mượt, đẹp và sạch gàu.
- Bài thuốc chữa chứng nấc: Chuẩn bị 15 – 20g quả hồng bì đã chín cây. Dầm nhuyễn quả hồng bì với một thìa cà phê đường (hoặc mật ong). Hấp cách thủy hồng bì với đường. Khi đã hấp chín, dầm quả hồng bì với nước, uống nước thuốc để chữa nấc.
8. Lưu ý khi dùng
Khi áp dụng dùng các bài thuốc từ hồng bì, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Trước khi cho trẻ nhỏ và người cao tuổi dùng thuốc, cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Bệnh nhân dùng thuốc từ hồng bì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng điều trị.
- Các bài thuốc từ hồng bì giúp kích thích tiêu hóa, chữa đau dạ dày,… chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Có thể hiệu quả của bài thuốc sẽ đến rất chậm. Do đó, người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc Tây khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Các bài thuốc từ hồng bì có thể gây ra một số tác dụng phụ hoặc dị ứng với một số bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần thận trọng trong quá trình dùng. Nếu thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường khi đang điều trị bằng thuốc hồng bì, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
Tóm lại, hồng bì là một loại cây cho quả thơm, chua và ngọt, dùng để làm thuốc hoặc ăn sống. Không chỉ riêng quả, một số bộ phần khác của cây như lá, rễ cây hồng bì cũng có thể được dùng để làm thuốc chữa cảm sốt, đau dạ dày, gàu,… Tuy nhiên, trước khi áp dụng điều trị bằng những bài thuốc này, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Từ khóa » Hoàng Bì Quả
-
Hồng Bì - Công Dụng Và Cách Dùng Các Bài Thuốc Trị Bệnh
-
Quất Hồng Bì Và Công Dụng điều Trị Bệnh Hiệu Quả - YouMed
-
Giống Cây Quất Hồng Bì, Quả Hoàng Bì (vỏ Vàng) Cây ăn ... - Shopee
-
7 Lợi ích Diệu Kỳ Cho Sức Khỏe Của Hồng Bì - Báo Lao Động
-
Một Số Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Quất Hồng Bì | Sở Y Tế Nam Định
-
Lợi ích Chữa Bệnh Diệu Kỳ Của Quả Hồng Bì - Báo Gia Lai điện Tử
-
Cây Dược Liệu Cây Hồng Bì, Hoàng Bì, Quất Hồng Bì, Nhâm - Y Học
-
Giảm đau Do Viêm Họng Với Cây Hồng Bì - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cây Hồng Bì Chữa được Bệnh Gì? - Tiền Phong
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Cực Tốt Của Hồng Bì - Tiền Phong
-
Hoàng Bì - Kenh14
-
Quất Hồng Bì Có Tác Dụng Gì? Công Dụng Chữa Bệnh Từ Quất Hồng Bì