Hồng Cổ Sapa - Khám Phá Cách Chăm Sóc Loài Hoa Lâu đời ở Việt Nam

Ngoài quê hương châu Âu ra thì vùng đất Sapa cũng được coi là quê hương thứ hai của loài cây hồng cổ này. Cây rất thích hợp với thổ nhưỡng cũng như khí hậu mát lạnh ở nơi đây, hoa hồng cổ tô điểm cho Sapa thêm cổ kính. Không chỉ là điểm du lịch nghỉ mát mà còn là vựa hoa hồng cổ nổi tiếng thu hút đông đảo khách du lịch mỗi năm.

Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Hoa hồng cổ Sapa II. Đặc điểm của cây Hoa hồng cổ Sapa III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Hoa hồng cổ Sapa 1. Ý nghĩa 2. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh IV. Cách trồng và chăm sóc cây Hoa hồng cổ Sapa 1. Cách trồng cây

I. Giới thiệu về cây Hoa hồng cổ Sapa

  • Tên thường gọi: Cây hoa hồng cổ Sapa
  • Tên gọi khác: Cây hồng trà cổ, hồng cánh sen cổ, hồng đào cổ Sapa, hoa hồng Pháp..
  • Nguồn gốc xuất xứ: Cây Hồng cổ Sapa có nguồn gốc từ châu Âu và được du nhập vào nước ta do người Pháp mang đến trồng nhiều ở các di tích, dinh thự trên Sapa những năm xâm chiếm Việt Nam.
  • Tuổi thọ: Sống lâu năm
  • Màu sắc của hoa: Màu hoa chuẩn nhất của loại cây này là màu hồng phớt nhẹ nhàng
  • Thời gian nở hoa: Cây cho hoa quanh năm
Hoa Hồng Cổ Sapa
Hoa Hồng Cổ Sapa còn có tên gọi khác là cây hồng trà cổ, hồng cánh sen cổ, hồng đào cổ Sapa, hoa hồng Pháp..

II. Đặc điểm của cây Hoa hồng cổ Sapa

  • Hình dáng bên ngoài: Hoa hồng cổ Sapa là loài cây thân gỗ dạng bụi, có thể tạo dáng cho cây leo được, tán khá rộng, là loại cây thường xanh quanh năm.
  • Kích thước: Giống hồng cổ Sapa nếu không hãm chiều cao có thể đạt đến 5m. Đối với cây trồng lấy hoa kinh doanh thì kích thước cây chỉ khoảng 1 – 2m.
  • Lá: Lá cây hồng cổ Sapa là dạng kép lông chim lẻ có từ 5 – 7 lá lá kép, chúng thường mọc cách, màu xanh đậm, chóp nhọn, mép lá hình răng cưa nhỏ. Cây hồng cổ không thay lá, chúng chỉ rụng lá gốc già khi thiếu dinh dưỡng.
  • Hoa: Những bông hồng cổ Sapa có hình dáng tuyệt đẹp căng tròn, mềm mại và mọng nước với sắc hoa hồng phấn dịu dàng và đầy lãng mạn. Cánh hoa mềm mịn như nhung, xếp theo hình xoáy hoa thị ở trung tâm mang vẻ sang trọng, các cánh hoa bên ngoài xếp khum tròn ôm lấy phần tâm hoa rất duyên dáng.

Nếu được chăm sóc tốt, mỗi bông hoa có thể to bằng cái bát con, chúng không đẹp ở hình dáng và cấu tạo hoa mà còn đẹp mặn mà với hương thơm quyến rũ của nó.

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Hoa hồng cổ Sapa

1. Ý nghĩa

Với sắc hoa hồng cổ Sapa tươi sáng, rực rỡ nhưng lại mang vẻ e lệ, bẽn lẽn và thầm kín. Điều đó tượng trưng cho nét đẹp của người con gái của vùng đất Sapa dịu dàng mến khách, hơn nữa hoa hồng cũng thể hiện tình yêu trai gái ngọt ngào và lãng mạn.

2. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Cây hồng cổ Sapa rất sai hoa kết hợp với vẻ đẹp dịu dàng của nó thường thích hợp trồng trang trí ngoại thất cho khuôn viên nhà, cổng vào nhà, trồng hàng rào giúp ngôi nhà bạn luôn được che chắn và bảo vệ cẩn thận.

Bên cạnh đó, hồng cổ Sapa có thể leo khá cao đến 5m, tận dụng điều đó có thể trồng làm cột cổng làm mái vòm cho hoa leo rất thu hút tầm mắt.

Ngoài ra, cũng có thể trồng hoa hồng cổ trong chậu để trang trí nội thất, có thể trồng trên ban công để leo rủ xuống tầng dưới giúp tránh nắng làm mát cho ngôi nhà bạn. Hoặc trồng vào các chậu nhỏ để dễ di chuyển khi muốn cho cây ra hấp thụ ánh nắng. Có thể đặt chậu cây ở phòng khách, hiên nhà, tầng thượng, quán cà phê, quán hát.. phải đặt cây ở nơi rộng rãi để phô ra hết được vẻ đẹp của hoa.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Hoa hồng cổ Sapa

1. Cách trồng cây

  • Nhân giống và chọn giống

Cây hoa hồng cổ Sapa được nhân giống bằng phương pháp chiết cành và giâm cành, cách chủ yếu vẫn là chiết cành để ra bộ rễ khỏe cây sinh trưởng nhanh hơn.

Chọn cành hồng cổ Sapa to vừa phải, cành chiết phải là cành tơ khỏe, nếu chiết cành to và già sẽ kém ra rễ. Tiêu chuẩn cành đẹp là bầu rễ không bị vỡ, phải có từ 3 – 4 sợi rễ trở lên, rễ vàng hoặc trắng, nếu thâm đen là bị thối rễ.

  • Đất trồng và cách trồng cây

Cây hồng cổ Sapa thích hợp trồng trên đất phù sa bồi đắp, đất thịt hoặc đất pha cát. Độ pH thích hợp là từ 6 – 8, nếu dưới mức độ pH dưới 5,5 cần bón vôi bột để khử chua đất.

Trước khi trồng cần ươm cành giống hồng cổ Sapa vào túi bầu cho thật khỏe, ít nhất cũng phải ra được hai đợt chồi mầm mới trồng ra đất mới.

Đất trồng phải được cày bừa cho ải đất, nhặt sạch cỏ dại, nếu đất bằng phẳng phải đắp mô cao 30cm. Nếu đất không đủ độ ẩm yêu cầu cần phải lắp đặt hệ thống tưới tiêu cẩn thận.

Mật độ trồng: Hàng cách hàng khoảng 2m, cây cách cây khoảng 60 – 80cm.

Phân bón lót: Trước khi trồng cây hồng cổ Sapa cần bón lót cho mỗi gốc khoảng 0,5 – 1kg phân chuồng hoai mục. Rồi đảo đều với đất cho ải mục khoảng nửa tháng mới trồng cây.

Thời vụ trồng: Cây hồng cổ Sapa có thể trồng được từ tháng 1 – 8 hàng năm, tránh khí hậu lạnh làm cây non sinh trưởng kém.

Cách trồng: Nếu trồng cây hồng cổ Sapa trong chậu cảnh, phải chọn chậu có đục lỗ thoát nước rồi cho hỗn hợp đất và phân lót vào chậu. Đào lỗ nhỏ phù hợp với kích thước bầu cây, đặt cây giống thẳng đứng và vùi đất, nén chặt, cắm cọc tre để cố định cây tránh gió đổ. Nếu trồng ngoài sân vườn cũng đào hố trồng rồi lót phân chuồng và tiến hành trồng như trên.

2. Cách chăm sóc cây

Nếu trồng cây hồng cổ Sapa trên đất khô cần tưới nước thường xuyên mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát, nên dùng nước vo gạo hoặc nước sạch tưới cho cây.

Sau khi trồng khoảng 7 – 10 ngày dùng phân vi lượng pha với nước sạch tưới vào gốc, mỗi cây khoảng nửa lít nước, tưới 2 – 3 lần cách nhau khoảng 7 ngày. Kết hợp với vun xới cỏ xung quanh gốc để đất tơi xốp giúp cây hồng cổ Sapa hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn.

Nên vặt bỏ lá ở phần gốc đã già úa, tỉa cành tăm, cành bị cớm nắng cho cây thông thoáng, giảm sâu, bệnh cũng như giảm chi phí chăm sóc.

Khi các bông hoa hồng cổ Sapa đã tàn nên tỉa bỏ cuống hoa đi, chỉ để lại cành có nụ rồi phun thuốc phòng trị Nấm bệnh nếu thời tiết mưa nhiều. Nếu muốn kích thích cho hoa ra nhiều, có thể dùng AH hoặc Siêu Lân đây là dòng thuốc vừa có tác dụng kích thích vừa tăng sức đề kháng cho cây. Dùng thuốc trong trường hợp muốn kích chồi hoa, hoa nở to đều và nở đồng loạt. Phun khoảng 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày, sau khoảng 1 tháng cây ra lứa chồi hoa mới.

Khi nụ hoa to có thể bao hoa để chờ nụ khác cùng nở. Nếu trồng cây hồng cổ Sapa trong -+nhà lưới nên dùng bao lưới, nếu trồng ngoài trời thì dùng loại giấy không thấm nước quấn vừa kín nụ hoa chuẩn bị nở theo hình chóp nón.

Tuy là cây hoa cảnh nhưng cây hoa hồng cổ Sapa cũng có một số sâu, bệnh hại giống như cây ăn quả, các bệnh hại như: Nhện đỏ, nhện vàng, trứng nhện, rầy rệp hại búp non và thán thư, phấn trắng hại gốc, thân. Để cây hồng cổ phát triển khỏe mạnh cần theo dõi vườn hoa thường xuyên để phát phát hiện sớm và có cách xử lý kịp thời.

Đối với các loại nhện chích hút: Dùng hoạt chất Abamectin, cụ thể là Sạch nhện Cali phun ướt hết thân và tán cây.

Đối với bệnh phấn trắng và thán thư: Dùng thuốc Nấm Mancozeb hoặc Timan 80 EC phun kết hợp cả loại thuốc nhện ở trên.

Ngoài các thuốc trên, sau khi phun chừng 5 ngày có thể phun thêm Anvil để dưỡng cây tăng sức đề kháng giúp cây khỏe mạnh chống chịu sâu bệnh tốt hơn.

Hoa hồng cổ Sapa là loài hoa đẹp và được lưu truyền qua hàng thế kỷ nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp và đặc tính của hoa. Cây cũng khá dễ trồng, chăm sóc, cho hoa quanh năm và không yêu cầu khắt khe về phân bón và ưa khí hậu lạnh ẩm nên được rất nhiều người yêu chuộng. Do đó, cây luôn chiếm vị trí số một trong lòng người yêu loài hoa hồng cổ này.

Đánh giá post

Từ khóa » đất Trồng Hoa Hồng Cổ Sapa