Hồng Trà Là Gì? Tất Tần Tật 10 điều Thú Vị Về Hồng Trà Có Thể Bạn ...
Có thể bạn quan tâm
Là nhân viên pha chế, có bao giờ bạn nghe đến thuật ngữ “Hồng Trà”? Vậy bạn có biết Hồng Trà là gì? Tác dụng của Hồng Trà là gì? Cách pha Hồng Trà như thế nào?... Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy tìm hiểu những điều này cùng Hoteljob.vn!
Hồng trà xuất hiện trong hầu hết các công thức pha chế trà sữa, ice blend, milkshaker..., trở thành nguyên liệu không thể thiếu, được ưa chuộng và tin dùng. Hiểu Hồng trà là gì và những thông tin hữu ích liên quan sẽ giúp giải đáp thắc mắc tại sao thức trà này phổ biến đến thế.
Hồng trà là gì?
Hồng trà hay còn gọi là trà đen, trà đỏ, có tên tiếng Anh là Black tea; được tạo nên từ quá trình lên men toàn phần, oxy hóa 100% những búp trà xanh non của cây trà đen để chúng chuyển hóa từ màu xanh lục sang màu sậm hơn (màu đen), cho vị thơm đậm, đắng chát, dùng uống (trực tiếp hoặc qua pha chế), mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Cùng với trà ô long và trà xanh, hồng trà cũng là 1 trong 3 loại trà được ưa chuộng nhất thế giới, phù hợp cho rất nhiều các đối tượng thực khách từ người lớn tuổi - trung niên (thích thưởng trà vào buổi sáng hoặc buổi trưa) đến giới trẻ (thích uống trà sữa hay cà phê pha trộn vào buổi chiều hay buổi tối). Ngày nay, tại các nhà hàng phục vụ món Âu, một số thực khách cũng chuộng thưởng thức hồng trà kèm bánh ngọt hoặc hoa quả sau bữa ăn hoặc trong tiệc trà chiều (Tea break).
10 thông tin thú vị về Hồng trà
- Nguồn gốc của Hồng Trà
Hồng trà xuất xứ từ Đài Loan, Trung Quốc từ năm 1980 và nhanh chóng được ưa chuộng, trở thành một trong những nguyên liệu khá quan trọng và phổ biến, dùng nhiều trong các công thức pha chế trà sữa, ice blend, milkshaker, thậm chí dùng kèm với bánh ngọt để tráng miệng tại các nhà hàng Âu hoặc trong các buổi tiệc trà chiều.
- Ý nghĩa tên gọi Hồng trà
Đọc qua định nghĩa "Hồng trà là gì?", hẳn nhiều người thắc mắc tại sao nó lại có tên gọi khác là trà đen hay trà đỏ, thậm chí tên tiếng Anh cũng là Black tea nghe có vẻ không mấy liên quan. Tuy nhiên, những tên gọi này xuất hiện dựa trên màu sắc biến đổi của trà.
Cụ thể:
+ Gọi là "Hồng trà" hoặc "trà đỏ" (theo người Trung Quốc) vì trà sau khi hãm và pha trà sẽ có màu hồng ngọc hoặc nâu đỏ.
+ Gọi là "trà đen" (black tea) (theo người phương Tây) căn cứ vào màu sắc của lá trà sau khi được sấy khô.
- Quá trình tạo ra Hồng trà
Quá trình lên men toàn phần, oxy hóa 100% búp trà non diễn ra gồm các khâu từ hái trà - làm héo - vò trà - lên men - hong khô - hong khô lại - đóng gói, lưu trữ và bảo quản.
- Phân loại Hồng trà với các loại trà khác
+ Dựa vào tỷ lệ lên men, các nước phương Tây chia trà ra thành 3 loại với tên gọi tương ứng là: trà không lên men (trà xanh) - trà bán lên men (trà ô long) - trà lên men toàn phần (hồng trà)
+ Dựa vào màu sắc và mùi vị, Trung Hoa chia trà ra thành 6 loại là: bạch trà, lục trà, hòng trà, ô long trà, hồng trà và hắc trà.
- Các loại Hồng trà
Hồng trà được sản xuất chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Indonexia và Kenya; bao gồm rất nhiều loại, được phân theo chất lượng từ cao cấp đến bình dân hoặc theo hình dạng và cách chế biến, gồm 2 dòng chính, được sản xuất từ phương Tây là Orthdox (truyền thống) và CTC (công nghệ). Từ 2 dòng này lại tiếp tục chia thành các loại khác như: P (Pekoe), OP (Orange Pekoe), BP (Broken Pekoe), FB (Fanning Pekoe), BF (Broken Fanning),…; trong đó P, OP và CTC là 3 loại hồng trà được ứng dụng nhiều nhất trong các công thức pha chế thức uống hiện nay.
Ngoài ra, một số chủng loại hồng trà có tên tuổi lớn, khá nổi tiếng như Đại Hồng Bảo, Chánh Sơn Tiểu Chủng, Điện Hồng trà, Kỳ Môn Hồng Trà của Trung Quốc; Đại Cát Lĩnh Hồng Trà, Hồng Trà Bodhisattva của Ấn Độ; Ô Ba của Sri Lanka;…
- Tác dụng của Hồng Trà
Không ít người thắc mắc rằng “Tác dụng của Hồng trà là gì?, “Uống Hồng trà có tốt không?”... Dưới đây là một số lợi ích đặc trưng của loại trà này để bạn cân nhắc xem có nên uống hay không:
+ Nâng cao tinh thần giúp tỉnh táo, tiêu trừ mệt mỏi, tăng sự tập trung, tạo hưng phấn, giảm cảm giác buồn ngủ (nhờ hàm lượng cafein)
+ Phòng ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường (nhờ lượng chất flavonoid kháng axit, tiêu diệt các gốc tự do)
+ Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch (nhờ chất tannin), gây cảm giác thèm ăn
+ Lợi tiểu, giảm nhiệt, giải độc, sát trùng
+ Diệt khuẩn, ngăn ngừa sâu răng, cung cấp vitamin chống lão hóa, đẹp da, nuôi dưỡng và bảo vệ dạ dày
+ Tiêu lượng mỡ thừa giúp giảm cân (nhờ chất axit), phòng ngừa ung thư (nhờ chất chống oxy hóa EGCG)
+ Tốt cho việc dưỡng tóc
+ …
- Cách pha Hồng Trà
Định lượng, nhiệt độ nước và thời gian ủ trà là 3 lưu ý quan trọng cần quan tâm khi pha chế Hồng Trà. Dưới đây là 3 cách pha chế Hồng trà từ kiểu truyền thống đến các biến thể phổ biến hiện nay.
>Pha chế Hồng trà truyền thống
+ Nguyên liệu: 2 - 3gr hồng trà, 250ml nước sôi 1000C
+ Cách thực hiện: cho một lượng nước nóng vừa đủ để tráng qua một lượt trà trong vài giây - gạn bỏ nước đó đi và cho phần nước sôi còn lại vào rồi ủ trà trong vòng 3 - 5 phút là có thể rót ra chén thưởng thức.
>Pha chế Hồng trà sữa
+ Nguyên liệu: 40gr hồng trà, 750ml nước sôi 1000C, 150gr bột sữa, 100gr đường cát trắng, đá viên
+ Cách thực hiện:
-- Ủ cốt trà sữa: cho hồng trà vào nước sôi ủ trong vòng 15p rồi lọc lấy cốt trà - cho đường, bột sữa vào cốt trà và hòa tan; sau đó cho thêm đá viên vào là được
-- Pha hồng trà sữa: cho đá và 200ml cốt trà sữa vào bình shaker lắc đều rồi đổ ra ly, có thể cho thêm topping bằng trân châu, thạch, pudding,… vào dùng nếu thích
>Pha chế Hồng trà sủi bọt
+ Nguyên liệu: 40gr hồng trà, 100ml nước sôi 1000C, đường nước, đá viên, topping
+ Cách thực hiện: cho trà vào nước sôi ủ trong vòng 15p và lọc lấy phần cốt trà - cho hồng trà, đường nước, đá viên vào bình shaker lắc đều rồi đổ ra ly, cho thêm các loại pudding vào là có thể thưởng thức ngay.
- Mua Hồng trà ở đâu?
Hiện nay, Hồng trà được bán ở rất nhiều nơi và bạn dễ dàng tìm mua loại nguyên liệu này. Đó có thể là siêu thị, chợ, mini mart, tiệm bán nguyên liệu pha chế; mua offline tại chỗ hoặc online có ship. Tuy nhiên, cần cân nhắc mua tại nơi uy tín để đảm bảo nguồn gốc, chất lượng và giá bán của hồng trà.
- Lưu ý gì khi uống Hồng trà?
+ Nên uống sau ăn khoảng 1 tiếng để tránh cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn
+ Không uống khi đói nếu không muốn khó chịu ở ruột, buồn nôn, choáng, tổn thương hệ tiêu hóa
+ Không uống vào khoảng thời gian trong vòng 3 tiếng trước khi đi ngủ
+ Không uống quá đặc, quá đậm rất hại dạ dày
+ Một số đối tượng đặc biệt không được uống hồng trà.
- Những trường hợp không nên dùng Hồng trà
+ Những người mắc một số bệnh như: U bướu, sỏi thận, đau dạ dày, thiếu máu, suy nhược mất ngủ, dễ bị kích động, sức đề kháng yếu, bị hôi miệng, người đang điều trị bệnh bằng thuốc…
+ Phụ nữ sau sinh, phụ nữ mang thai, đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh,…
+ Ngoài ra, bạn cũng không nên uống trà khi say rượu, bụng đói, dùng trà để uống thuốc,…
Với những thông tin mà Hoteljob.vn chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp nhân viên phục vụ nhà hàng hiểu đúng và hiểu sâu về Hồng trà là gì và một số kiến thức liên quan đến Hồng trà, từ đó phân biệt hồng trà với các loại trà khác, biết được công dụng và cách pha chế hồng trà dùng khi phục vụ khách, hạn chế sai sót gây hậu quả không mong muốn.
Ms. Smile
Từ khóa » đường Viên Uống Trà Mua ở đâu
-
Đường Viên Dùng Pha Trà - Websosanh
-
Tổng Hợp Đường Viên Uống Cafe Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 7/2022
-
Đường Phèn Viên Trắng Uống Trà 80g (Quảng Ngãi)
-
1 KÝ ĐƯỜNG NÂU VIÊN PHA TRÀ NGUYÊN CHẤT BỔ MÁU ĐẸP ...
-
Đường Viên Thái Lan / Sugar Cubes (giá Tốt Nhất Từ Nhà Nhập Khẩu ...
-
Trà Đường Viên Thảo Mộc 11 Vị (1 Kg) - Huyền Hà Shop
-
TRÀ HOA ĐƯỜNG VIÊN - Trà
-
TRÀ HOA ĐƯỜNG VIÊN
-
Đường Phèn Viên Trắng Uống Trà 80g (Quảng Ngãi)
-
Uống Trà đường - BáchHó
-
Đường Viên Tinh Luyện 250g | Shopee Việt Nam
-
Đường Viên Dùng Pha Trà Của Nhật Bản - Bill Mart
-
Tổng Hợp 3+ Cách Pha Trà đường Ngọt Thanh, Mát Lạnh
-
Trà Hoa Cúc đường Phèn: Tác Dụng Và Một Số Lưu ý Khi Dùng