Hợp âm Là Gì? 10 Hợp âm Guitar Cơ Bản Nhất Cho Người Mới Bắt đầu

Hợp âm các nốt nhạc đánh lên nghe êm tai. Mỗi một nhạc cụ sẽ có hợp âm khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp hợp âm là gì? Những hợp âm guitar cơ bản nhất dành cho người mới bắt đầu tập đánh guitar.

Hợp âm là gì?

Là yếu tố chính để tạo nên nhạc nền của giai điệu chính hoặc được sử dụng trong đệm hát. Hợp âm được tạo thành từ 2, 3 hoặc nhiều nốt nhạc vang lên cùng một lúc theo một quy luật. Trường hợp không có quy luật không được gọi là hợp âm mà chỉ là chồng âm.

Hoặc có thể hiểu, hợp âm chính là tập hợp những nốt nhạc được sắp xếp lại có sẵn. Người chơi đàn sẽ đánh cùng lúc tạo thành âm thanh phù hợp với sắc thái.

Hiểu đơn giản hơn, hợp âm chính là một màu sắc âm thanh mà giới khoa học âm nhạc đã nghiên cứu, chỉ ra trước đó. Nhiệm vụ của người học đàn đó là học thuộc và chơi lại, tùy thuộc vào từng ca khúc mà chơi sao cho phù hợp.

Một hợp âm sẽ được xây dựng từ hai hoặc nhiều quãng 3.

Cấu tạo một hợp âm

Âm nhạc có 7 nốt nhạc chính: Do – Rê- Mi – Pha – Sol – La – Si (tương ứng C – D – E – F – G – A – B). Hợp âm được xây dựng dựa trên 7 nốt nhạc này.

Sau mỗi chữ cái sẽ có kí tự hoặc chữ cái nhỏ đi kèm:

  • Maj = Major = Trưởng
  • Min = Minor = Thứ
  • Dominant = Hợp âm át
  • b: dấu giáng
  • #: dấu thăng
  • 7: hợp âm 7

Hợp âm cơ bản

Ví dụ:

A: La trưởng. Mặc định nếu không có kí tự nào đi đằng sau thì đó là hợp âm trưởng.

Am: La thứ

Ab: La giáng

A#: La thăng

A7: La bảy

Cách tìm các hợp âm dùng trong một bài nhạc

Tìm chủ âm bài nhạc

Có 3 trường hợp xảy ra:

Bộ khóa không dấu thăng giảm: Chủ âm bài có thể là C – Do trưởng hoặc Am – La thứ.

Bộ khóa có dấu giảm.

  • 1 dấu giảm Bb thì chủ âm bài có thể là Rê thứ – Dm, hoặc F – Fa trưởng.
  • 1 dấu giảm, thì dấu giảm trước dấu giảm cuối là tên chủ âm trưởng và đếm xuống 2 nốt để biết tên của chủ âm ở cung thứ.

Bộ khóa có dấu thăng: Từ dấu thăng cuối cùng, cộng thêm 1/2 cung nữa sẽ là tên chủ âm trưởng. Đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ.

Tìm hợp âm trong bài

Các ca khúc Việt Nam thường chỉ dùng 6 hợp âm chính, 2 hợp âm chủ và các hợp âm còn lại áp dụng luật 1 – 4 – 5. Chẳng hạn, bài nhạc cung Do trưởng – C, âm giai tương ứng là La thứ – Am. Nếu âm trưởng là Do thì bạn dùng 5 ngón của bàn tay trái đếm. Cụ thể: Ngón cái: 1 Do, ngón trỏ 2 Rê bỏ – ngón trỏ giữa 3 Mi bỏ – ngón áp ít 4 Fa OK – ngón út 5 Sol OK.

Như vậy, phía hợp âm Do trưởng sẽ có 3 hợp âm là: Do (C), Fa (F) và Sol (G). Tương tự, phía hợp âm La thứ sẽ có 3 hợp âm là: La thứ (Am), Rê thứ (Dm) và Mi trưởng (E).

Ðặt các hợp âm vào bài nhạc

Khi nào thì cần đổi hợp âm? Có thể áp dụng những luật đơn giản sau:

Các bài nhạc Việt mỗi ô nhịp sẽ dùng 1 hợp âm, đổi ở phách 1, đầu nhịp. Trường hợp bài hát nhịp 4 đôi khi có thể dùng 2 hợp âm trong 1 ô nhịp, đổi ở phách 1, 3.

Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm, kết ở ô nhịp cuối cũng bằng chủ âm.

Tùy theo chủ âm trưởng hay thứ mà có những hợp âm đa số. Nếu bài hát bắt đầu ở cung La thứ (Am) thì hầu hết 2 hợp âm theo sau là âm Dm, E7. Sau đó thì mới xuất hiện hợp âm C – F – G7 để thay đổi không khí. Nhưng chủ âm là Am nên sau đó sẽ trở về Am, Dm, E7 và chấm dứt ở Am.

Trường hợp bạn đang học đánh cấp tốc thì có thể mò bằng cách:

  • Tìm bản ghi hợp âm căn bản cho guitar.
  • Đánh trải 6 hợp âm trên thành thạo, quen tai.
  • Bắt đầu chủ âm ở ô nhịp đầu, hát ô tiếp. Sau đó so với 6 hợp âm trên thì hợp âm nào dễ chịu, thuận tai nhất.

Khi ấm hợp âm guitar cần lưu ý gì?

  • Người mới tập đàn bấm hợp âm là bước khó nên cần cố gắng tập luyện đều đặn trong 1 tuần.
  • Đạt những nốt nhạc trong hợp âm theo trình tự từ trên xuống. Nốt ở trên đặt trước rồi đến các nốt tiếp theo ở dưới.
  • Cần đặt ngón tay sát về phía bên phải sẽ giúp lực bấm nhẹ, âm thanh vang tròn tiếng hơn.
  • Ngón tay phải vuông góc với cần đàn. Bấm thẳng ngón tay sẽ không có lực và tịt dây.

Cách đọc biểu đồ hợp âm

Hợp âm guitar

Khi đánh dây buông, tay trái không bấm nhưng tay phải vẫn phải đánh. Dây không chơi thì tay trái không bấm, tay phải không đánh.

Hợp âm cơ bản là gì?

Hợp âm cơ bản sử dụng phổ biến trong tất cả các bản nhạc. Đây được coi là màu sắc, âm sắc cơ bản nhất. Hợp âm cơ bản được xây dựng trên 3 bậc cơ bản I, III và IV. Khi sử dụng hợp âm bậc VII thì có thể gọi là hợp âm cơ bản, do nghe màu 7 cảm xúc sẽ khác. Đa số những hợp âm nâng cao được xây dựng trên hợp âm cơ bản. Vì thế chỉ cần biết hợp âm cơ bản sẽ suy ra được hợp âm khác bằng cách thêm nốt khác vào.

Những hợp âm guitar cơ bản nhất

Hợp âm guitar có nhiều nhưng chỉ cần với 1o hợp âm cơ bản sau bạn có thể tự tin đánh vài trăm bài. Bạn hãy chăm chỉ luyện tập trong vòng 2 tuần là có thể bấm và chuyển qua dễ dàng giữa những hợp âm này.

hợp âm guitar cơ bản
9 hợp âm guitar cơ bản

Hợp âm thứ 10: Fa

Hợp âm guitar này gây khó khăn cho người mới tập. Đây chính là hợp âm Fa trưởng. Do đó, trước khi tập hợp âm Fa trưởng, bạn hãy tập cách bấm âm Fa đơn giản.

hợp âm guitar cơ bản

Khi thực hiện bấm hợp âm Fa, ngón trỏ sẽ chặn 2 dây đầu lại như hình vẽ:

hợp âm guitar cơ bản

Khi bấm hợp âm ngón tay phải vuông góc với cần đàn, không duỗi thẳng như hình bên phải. Bởi như thế sẽ không có lực.

Guitar Pro là gì?

Đây là một phần mềm soạn thảo nhạc mô phỏng âm thanh của đàn guitar. Guitar Pro được thể hiện dưới dạng TAB giúp cho người chơi guitar nhận biết được vị trí bấm dây đàn dễ dàng hơn. Phần mềm này được những người mới bắt đầu làm quen với guitar coi là “bảo bối thần kỳ”.

Tệp nhạc được soạn thảo bằng Guitar Pro được ghi ở định dạng GP3, GP4, GP5, GPX và GP, tương ứng là phiên bản 3, 4, 5, 6 và 7 của phần mềm. Khi các tệp này thiếu khả năng tương thích với phiên bản mới thì Guitar Pro sẽ nhắc người dùng nâng cấp phần mềm lên bản tương ứng.

Hướng dẫn học Guitar bằng Guitar Pro chi tiết

Đọc TAB và các kí hiệu thường gặp

Đọc TAB

Guitar Pro

Nhìn vào hình ta thấy, ngoài dãy nốt thì bên dưới đều có dãy số tương ứng. Các dãy số này được gọi là TAB. Những nốt nhạc sẽ được thay bằng số thứ tự của phím đàn cần bấm. Bạn chỉ cần bấm theo mà không cần phải biết đó là nốt gì. Ưu điểm này của Guitar Pro giúp những người mới tập guitar có thể solo được một bài hát.

Nhìn vào dòng TAB, ta thấy, 6 dòng tượng trưng cho 6 dây đàn guitar. Đọc TAB từ trái qua phải. Dòng trên cùng là dây số 1, tương ứng là Mí cao. Tiếp theo là 2, 3, 4, 5 và dòng cuối là dây số 6 tương ứng là dây Mì trầm.

Số ghi trên mỗi dòng kẻ tương ứng với số thứ tự ngăn đàn phải bấm trên dây tương ứng với dòng kẻ.

  • 0 là dây buông tức tay trái không bấm, tay phải gảy dây đó.
  • 1 là bấm ngăn 1
  • 2 bấm ngăn 2

Nếu có 2, 3, 4 trồng lên nhau thì bạn cần phải gảy cùng lúc các nốt và áp dụng theo đúng quy tắc trên.

Guitar Pro

Chẳng hạn như 2 số 0 đầu tiên ở cùng một hàng thì bạn gảy cùng lúc 2 dây buông 1, 6. Tiếp theo 4 số 0 thì gảy 4 dây. Sau là số 3 ở trên, 2 ở dưới thì tay trái 1 ngón bấm ngăn 3 dây 1, 1 ngón bấm ngăn 2 dây 4, tay phải sẽ gảy cùng lúc dây 1 và 4. Các trường hợp khác tương tự.

Đọc ký hiệu trong TAB/bản nhạc của Guitar Pro

Trong các bản nhạc/TAB có thể gặp nhiều kí hiệu của nhạc sĩ để nhạc công đàn đúng với ý đồ của họ.

Hình chữ X (x): Có nghĩa là Dead note.

Đập mạnh dây đến khi chạm tới thanh đồng của dây cần đàn kêu thành tiếng hoặc gảy vào 1 dây nhưng tay trái giữa để không nghe tiếng kêu. Cách đầu nghe rất chói được dùng trong rock.

Hình một note trong dấu ngoặc (): Ghost note. Đánh nhẹ hơn các nốt trước đó.

Hình dấu ” > “: Accentuated note. Đây là âm nhấn mạnh.

Hình dấu ” ^ ” : Heavy accentuated note. Đánh nhấn mạnh hơn một chút nữa.

Kí hiệu “◊” là Natural Harmonic, còn “♦” là Artificial Harmonic.

Hình nốt nhạc bị gạch: Nốt hoa mỹ – Grace note. Đánh nốt này siêu ngắn và siêu nhỏ, đánh rồi nhả tay luôn.

Grace note và Ghost note dễ bị nhầm lẫn với nhau do cùng đánh rất nhẹ. Phân biệt Grace note và Ghost note là kí hiệu khác nhau. Grace note đánh không có độ dài nhất định những Ghost note lại có độ dài và được quy định trong dấu ().

Vibrato: Rung dây. Cách đánh như sau: Di lên xuống ngón tay khi bấm Acoustic. Hoặc day day ngón tay lúc đang bấm Classic.

Tremolo bar: Thường chỉ dùng trong Guitar điện.

Hình mũi tên cong cong rồi đi lên tiếp theo: Kĩ thuật Bend dây. Cách đánh: Ngón tay trái ấn chặt vào ngăn đàn của một dây, tay phải đánh dây đó. Đồng thời, ngón tay trái di dây đó dọc theo thanh đồng lên trên.

Trill: Hình có chữ Tr. Cách đánh: Dùng Hammer On/Pull off. Tay phải gảy 1 lần, tay trái sẽ đánh một chuỗi nốt còn lại.

Staccato: Hình một nốt đen có dấu chấm ở dưới. Sử dụng Staccato để ngắt tiếng, độ dài 1 nốt ngắn hơn bình thường. Chính là tạo cảm giác “hẫng”.

Hình giống phân số 1/3: Kĩ thuật slide – miết dây. Có 6 kiểu miết dây trong Guitar Pro 6.

Legato slide (S): Vuốt dây liền tiếng, không gảy ở cuối lúc vuốt.

Shift slide (Alt+S): Vuốt dây đứt tiếng. Vuốt dây khi đạt tới phím vuốt, rồi gảy 1 cái.

Tremolo picking: Tremolo với số lần định trước.

Hammer on và Pull off(H): Đây là 2 kĩ thuật rất phổ biến. Kí hiệu là hình vòng cung từ nốt này đến nốt khác.

  • Hammer on: Ấn ngón xuống.
  • Pull off: Đẩy ngón ra.

Cách đánh: Tay bấm (trái) gảy nhẹ hoặc bấm mạnh vào phím tạo âm thanh khác với gảy. Một số chỗ cần đánh nhanh thường dùng kĩ thuật này.

Tapping: Kí hiệu Tap hoặc T: Dùng tay gảy bấm note đó. Được dùng trong trường hợp những phím bấm xa nhau không với được.

P.M(P): Palm mute. Cách đánh: Tay bấm hoặc gảy chặn ở gần cầu ngựa hoặc đầu rung của dây làm dây rung kém hoặc bị tịt.

Slapping và Popping: Kí hiệu Slap hoặc S, Pop hoặc P. Đây là 2 kĩ thuật được sử dụng phổ biến trong Bass Guitar. Một biến thể nhỏ kết hợp Slapping và Harmonic để tạo thành Slapping Harmonic. Cách đánh: Dùng ngón giữa đập 1 phát nhanh và mạnh vào phím 12.

Các kí hiệu cần biết khác

  • Pickstroke down: Bật dây xuống dưới.
  • Pickstroke up: Móc dây theo hướng lên trên.
  • Chord (A): Các thế bấm Gam.
  • Upstroke (Ctrl+U): Rải hợp âm lên.
  • Downstroke (Ctrl+D): Rải hợp âm xuống.
  • Wah Wah: Hiệu ứng phiêu trong guitar điện, nghe giống như tiếng ”Wáh – Wáh”.
  • “ppp”->”fff”: Độ to của âm tăng dần.
  • Let ring (I): Để kêu, không bị ngắt tiếng. Chơi guitar như thường và để dây kêu hết tiếng.
  • Tempo: Số note đen trong 1 phút. Nếu càng nhiều nốt đen thì bài càng nhanh.

Cách soạn nhạc với Guitar Pro 6

Guitar Pro

Những điều cần chú ý

  • Dùng phím tắt nhiều nhất có thể để tiết kiệm thời gian.
  • Tận dụng tối đa những công cụ phụ trợ của phần mềm khi soạn thảo. Bạn nên tham khảo phần help của phần mềm Guitar Pro để có thể biết được các mẹo nhỏ, hướng dẫn, gợi ý hữu ích.
  • Lưu phần việc đang soạn dở thường xuyên.

Viết nốt nhạc đầu tiên

Có 3 cách nhập nốt nhạc thủ công khi sử dụng Guitar Pro:

  • Dùng chuột
  • Bàn phím máy tính – NumPad
  • Keyboard có hỗ trợ MIDI (hoặc Guitar MIDI)

Bạn có thể viết nhạc trên Score (bản nhạc) hoặc Tablature. Cũng có thể chuyển qua lại 2 chế độ này bằng phím TAB trên bàn phím.

Những phím tắt nên dùng nhất

Guitar Pro

Bạn cũng có thể nhập vào một hoặc nhiều trạc từ những nguồn có sẵn như  file MusicXML, file MIDI, TablEdit, PowerTab, ASCII (viết theo dạng Tablature).

Chức năng Import các file MIDI của Guitar Pro giúp:

  • Import: Thay đổi tham số âm lượng, nhịp, nhạc cụ trong track MIDI đang chọn.
  • File MIDI không có thông tin về vị trí bấn, Guitar Pro sẽ tự động sắp xếp để tay thuận tiện nhất cho việc chơi trên guitar thật nhờ chức năng Automatic Finger Positioning.

Nhấn Quick Import: Tự động tạo 1 file mới và Import toàn bộ nội dung file MIDI vào. Chọn Use 2 Channels Per Track nếu bạn cần sử dụng 2 kênh MIDI cho mỗi track.

Tính năng Step by Step Import: Có nhiều lựa chọn như ghép nhiều track MIDI vào một track GuitarPro, chỉ Import tiêu đề, đổi giọng…

Dùng thư viện hợp âm

Khi chỉ cần tra cứu, soạn nhanh đoạn chơi hợp âm thì thư viện hợp âm của Guitar Pro hỗ trợ rất nhiều.

Cách dùng: Chọn hợp âm mong muốn, thêm vào thư viện. Nhấn nút add để dành riêng cho bài hát.

Sử dụng thư viện hợp âm riêng cho bản nhạc đang viết sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thao tác.

Guitar Pro chia hợp âm làm 3 bảng sẽ giúp tìm và chọn hợp âm dễ dàng. Đó là 3 bảng Simple, Medium và all – cả 2 loại trên và khó.

Drum Track

Guitar Pro luôn hỏi khi mới tạo 1 track là tạo track cho nhạc cụ thông thường hay Percussion. Track Percussion có đặc tính riêng về kí âm, kênh MIDI, thường mặc định kênh 10.

Để phù hợp với loại nhạc đang chọn, bạn có thể chọn nhiều Drum Kit khác nhau. Thường những người soạn nhạc phổ thông chọn 1 loại Drum kit duy nhất.

Quản lý bản nhạc với các Marker

Mỗi một bản nhạc sẽ được chia thành nhiều phần như Verse, Bridge, Intro, Interlude, Chorus… Để đánh dấu những phần đó hãy dùng tính năng BookMark. Bạn cũng có thể dùng để đánh dấu những điểm bắt đầu thay đổi thuộc tính của bản nhạc, track nào đó.

Tính năng này nếu được sử dụng tốt thì việc chuyển qua lại các đoạn trong bản nhạc sẽ dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều. Thường dùng phím tắt Ctrl+Tab và Shift+Tab để chuyển.

Sử dụng thao tác: Vào menu Markers -> Insert… (Shift+Ins) để đánh dấu 1 thời điểm. Tiếp theo đặt tên, chọn màu cho Marker, rồi ấn Ok.

Quản lý danh sách các Marker: Vào menu Markers -> chọn List… chỉnh sửa, thêm bớt các Marker theo ý mình.

Mix Table

Tính năng này cho phép thay đổi nhạc cụ, âm lượng, tempo, tham số về hiệu ứng… trong 1 track mà không cần phải tạo track mới.

Chọn điểm cần thay đổi -> nhấn F10 -> Gọi hộp thoại Mix Table.

Thay đổi tham số nào đó: Chọn tham số cần thay đổi, chọn giá trị muốn gán. Để tạo sự thay đổi dần dần trong tham số thì chọn 1 giá trị ưng ý ở mục Transition. Trừ Tempo, còn lại mọi hiệu ứng đều cho phép ứng dụng hiệu ứng riêng cho track đó hoặc toàn bản nhạc.

Dùng những công cụ có sẵn

3 công cụ Dynamic Options, Palm Mute Options và Let Ring Options tận dụng khéo léo sẽ đang lại hiệu quả kinh ngạc.

Trên đây là giải đáp hợp âm là gì, những hợp âm guitar cơ bản nhất dành cho người mới học đàn. Mong rằng những chia sẻ này hữu ích, giúp bạn đọc sớm đánh được nhiều bản nhạc hay. Chúc bạn thành công!

>> Tin liên quan: Guitar Pro là gì? Hướng dẫn học Guitar bằng Guitar Pro chi tiết

Nội dung liên quan:

Đàn Ukulele là gì? Học đàn Ukulele có khó không? Cách chỉnh dây chi tiết nhất Những bài hát có hợp âm đơn giản nhất cac-not-nhac-co-ban-4Các nốt nhạc cơ bản trên guitar và piano mật-ong-chua-ho-cho-nguoi-lonCách chữa ho cho người lớn cực nhạy và dứt điểm nhất Nhạc acoustic là gì? Âm nhạc sâu lắng, chạm trái tim người nghe

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Hợp âm Guitar