Hợp âm Organ Và Cách đệm Hợp âm Cho đàn Organ - Kênh ITV

Hợp âm organ là kiến thức nhạc lý cực kì quan trọng đối với những ai học đàn organ. Vậy đàn organ có những hợp âm nào? Cách bấm hợp âm organ như thế nào?

Các hợp âm organ cơ bản

Cũng như hợp âm của các loại nhạc cụ khác, hợp âm organ có 7 nốt chính là Đô Rê Mi Fa Sol La Si được kí hiệu tương ứng là C D E F G A B. Hợp âm organ được chia thành 4 loại chính sau:

Hợp âm organ trưởng/thứ

Các hợp âm phổ biến và được dùng nhiều nhất. Kí hiệu của hợp âm trưởng là các chữ cái in hoa. Còn kí hiệu của hợp âm thứ là chữ in hoa và chữ “m” ở phía sau. Ví dụ hợp âm Fa trưởng là F, hợp âm Fa thứ là Fm.

Hợp âm organ

Hợp âm organ thăng/giáng

Đây là các hợp âm trưởng hoặc thứ thêm các kí hiệu là dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b). Chẳng hạn: Hợp âm Fa thăng trưởng là F#, Fa giáng thứ là Fbm.

Hợp âm organ chứa dấu xẹt ngang (/)

Đây là các hợp âm phức tạp với những kí hiệu khác và dấu xẹt ngang đi kèm. Chẳng hạn như C#m/Fb, Cbdim/9…

Hợp âm trưởng/thứ có thêm kí hiệu khác, chữ số khác

Các kí hiệu, chữ số khác được thêm vào các hợp âm trưởng/thứ như M7, 7M, (+), (-), sus, aug, dim, (△)… Chẳng hạn: Cm7, CM7, Bsus, Fdim…

Cách bấm hợp âm organ

  • Hợp âm organ được cấu tạo bởi 3 nốt. Hợp âm trưởng/thứ đầu tiên là nốt gốc. Chẳng hạn, hợp âm Sol trưởng/sol thứ bắt đầu bằng nốt sol (G). Hợp âm thăng/giáng sẽ được tăng thêm hoặc giảm đi 1/2 cung.
  • Mỗi nốt trong hợp âm được cách nhau bằng 1 phím trắng.

Hợp âm organ trưởng

Hợp âm trưởng được cấu tạo gồm 3 nốt, được xác định theo quy luật 1-5-4. Nốt đầu tiên là nốt gốc của hợp âm, nốt thứ 2 là nốt đếm từ nốt gốc lên trên phím đàn đen trắng liên tiếp 5 phím, nốt thứ 3 là nốt đếm từ nốt thứ 2 lên trên phím đàn đen trắng liên tiếp nhau 4 phím.

Chẳng hạn: Hợp âm Si trưởng: Nốt gốc Si. Nốt thứ 2 bắt đầu đếm từ nốt Si lên 5 phím là nốt Rê thăng, đếm tiếp lên 4 phím là Fa thăng chính là nốt thứ 3. Cứ theo quy luật này, ta có:

  • C – Đô trưởng: Đô Mi Sol
  • D – Rê trưởng: Rê Fa# La
  • E – Mi trưởng: Mi Sol# Si
  • F  – Fa trưởng: Fa La Đô
  • G – Sol trưởng: Sol Si Rê
  • A – La trưởng: La Đô# Mi
  • B – Si trưởng: Si Rê# Fa#

Hợp âm organ

Hợp âm organ thứ

Hợp âm organ thứ được xác định theo quy luật 1 – 4 – 5. Có nghĩa là nốt thứ nhất là nốt gốc, nốt thứ hai cách nốt gốc 4 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau, nốt thứ ba lại cách nốt thứ hai 5 phím đàn đen trắng liên tiếp nhau. Theo quy luật này ta có:

  • Cm – Đô thứ: Đô Mi(b) Sol
  • Dm – Rê thứ: Rê Fa La
  • Em – Mi thứ: Mi Sol Si
  • Fm – Fa thứ: Fa La(b) Đô
  • Gm – Sol thứ: Sol Si(b) Rê
  • Am – La thứ: La Đô Mi
  • Bm – Si thứ: Si Rê Fa#

Hợp âm organ

Từ hợp âm organ trưởng/thứ, bạn có thể suy ra được những hợp âm organ khác là hợp âm thăng/giáng.

Hợp âm organ thăng là từ hợp âm trưởng/thứ nâng lên 1/2 cung. Còn hợp âm giáng thì từ hợp âm trưởng/thứ giảm đi 1/2 cung.

Hợp âm organ Bạc phận

[Am] Ai gieo tình này, [G] ai mang tình này, [F] để lệ trên khóe [E] mi cay

[Am] Ai đưa về nhà, [G] ai cho ngọc ngà, [F] giờ người xa cách [E] ta

Từng là một [Am] thời thiếu nữ trong [G] vùng quê nghèo

Hồn [F] nhiên cài hoa mái [E] đầu

Dòng người vội [Am] vàng em hóa thân [G] đời bẽ bàng

Rời [F] xa tình anh năm [E] tháng …

ĐK:

Ôi phút giây tương [F] phùng anh nhớ và [G] mong

Dòng lưu bút năm [Em] xưa in dấu mãi đậm [Am] sâu

Trong nỗi đau anh [F] mệt nhoài trong phút giây anh [G] tìm hoài

Muốn giữ em ở [Em] lại một lần này vì [Am] anh mãi thương.

Xa cách nhau thật [F] rồi sương trắng chiều [G] thu

Ngày em bước ra [Em] đi nước mắt ấy biệt [Am] ly

Hoa vẫn rơi bên [F] thềm nhà lá xác xơ đi [G] nhiều và

Anh chúc em yên [Em] bình mối tình mình hẹn [Am] em kiếp sau.

[F] Thoáng thoáng, [G] miên man, giờ [Em] con nước dài [Am] thênh thang

[F] Không trách, người [G] không thương, mà [Em] hương tóc còn [Am] vương vương

RAP:

Gửi tặng [F] em màu son cỏ dại

Chút bình [G] yên trên môi bỏ lại

Nước mắt [Em] nào thấm đẩm cả hai vai

Mắt phượng mày [Am] ngài người phải tìm đến thiên thai

À ơi câu [F] hát em không cần những lời khuyên

Em buông thả [G] mình và chẳng màng đến tình duyên

Đời em phiêu [Em] bạc đau đớn lắm lúc cũng vì tiền

Thương thân em [Am] khổ để một lần cùng chí tuyến …

Giờ [F] em ở nơi khuê phòng

Ngày [G] mai nữa em theo chồng

Và [Em] tô má em thêm hồng ôi đớn đau [Am] lòng ôi đớn đau lòng

Bình [F] minh dẫn em đi rồi

Vòng [G] xoay bánh xe luân hồi

Hoàng [Em] hôn khuất sau lưng đồi ôi vỡ tan [Am] rồi ôi vỡ tan rồi!

Một ngày [Am] buồn mây tím, em [G] về thôn làng …

Mẹ [F] cha của em vỡ [E] òa …

Giọt lệ chạnh [Am] lòng em khóc, thương [G] người sang đò

Hồng [F] nhan bạc phận – sóng [E] gió!

ĐK:

Ôi phút giây tương [F] phùng anh nhớ và [G] mong

Dòng lưu bút năm [Em] xưa in dấu mãi đậm [Am] sâu

Trong nỗi đau anh [F] mệt nhoài trong phút giây anh [G] tìm hoài

Muốn giữ em ở [Em] lại một lần này vì [Am] anh mãi thương.

Xa cách nhau thật [F] rồi sương trắng chiều [G] thu

Ngày em bước ra [Em] đi nước mắt ấy biệt [Am] ly

Hoa vẫn rơi bên [F] thềm nhà lá xác xơ đi [G] nhiều và

Anh chúc em yên [Em] bình mối tình mình hẹn [Am] em kiếp sau.

Những kiến thức về hợp âm organ và cách bấm organ trên đây mong rằng hữu ích cho bạn. Có thể thấy xác định được đúng và bấm hợp âm organ khá khó khăn. Vì thế, bạn cần phải chăm chỉ, kiên trì luyện tập để có thể đệm hát các bài nhạc trên đàn organ.

>> Tin liên quan:

  • Hợp âm piano là gì? Cách đánh hợp âm piano đơn giản nhất
  • Hợp âm là gì? 10 hợp âm guitar cơ bản nhất cho người mới bắt đầu

Nội dung liên quan:

Đàn Ukulele là gì? Học đàn Ukulele có khó không? Cách chỉnh dây chi tiết nhất Bass là gì trong âm nhạc và các lĩnh vực khác? Nhạc acoustic là gì? Âm nhạc sâu lắng, chạm trái tim người nghe cach-lay-hoi-khi-hat-1Cách lấy hơi khi hát để giọng hay hơn Cách khắc phục giọng hát yếu đơn giản tại nhà

Từ khóa » Cách đánh Hợp âm đàn Organ