Hợp đồng Gia Công Là Gì? Có Hình Thức Thế Nào?

Chia sẻ email Chủ Nhật, 24/10/2021 Theo dõi Hiểu Luật trên google news Hợp đồng gia công là gì? Có hình thức thế nào?

Hiện nay, gia công sản phẩm là một dịch vụ đang khá phổ biến và được nhiều nhà đầu tư quan tâm.Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các quy định pháp lý liên quan đến dịch vụ gia công này. Bài viết sau sẽ phân tích và làm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng gia công.

Thế nào là Hợp đồng gia công?

Câu hỏi: Tôi có ký kết hợp đồng gia công tủ gỗ với công ty A. Tuy nhiên, tôi không biết hợp đồng gia công là loại hợp đồng gì? - Phương Nam (Nghệ An)

Căn cứ theo quy định tại Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

“Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.”

Ngoài ra, theo quy định  Điều 178 Luật Thương mại 2005 cũng có quy định:

“Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.”

Do đó, ta có thể hiểu hợp đồng gia công là sự thỏa thuận của các bên, trong đó bên nhận gia công sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu do bên đặt gia công cung cấp để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công có nghĩa vụ phải trả tiền công sau khi nhận sản phẩm.

Hợp đồng gia công là gì? Có hình thức thế nào? (Ảnh minh họa)

Mẫu hợp đồng gia công mới nhất có hình thức ra sao?

Câu hỏi: Xin hỏi: Công ty tôi muốn yêu cầu công ty B thực hiện gia công 100 bàn làm việc. Tuy nhiên, tôi không biết nội dung hợp đồng gia công cần phải có những gì và mẫu hợp đồng như thế nào?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------

HỢP ĐỒNG GIA CÔNG ĐẶT HÀNG

(Số: …… /HĐGCĐH)

Căn cứ theo Bộ luật dân sự năm 2015;

Căn cứ theo Luật Thương mại 2005.

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, Tại …………… Chúng tôi gồm có:

Bên A: (Bên đặt hàng) …………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………………

Fax: …………………………………………………………

Mã số thuế: …………………………………………………

Tài khoản số: ………………………………………………

Do ông (bà): ………………………………………………

Chức vụ: …………………………… làm đại diện.

Bên B (Bên sản xuất gia công)

Địa chỉ: ……………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………………

Fax: …………………………………………………………

Mã số thuế: …………………………………………………

Tài khoản số: ………………………………………………

Do ông (bà): …………………………………………………

Chức vụ: …………………………… làm đại diện.

Hai bên thống nhất thỏa thuận với nội dung hợp đồng như sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG.

1.1. Tên sản phẩm hàng hóa cần sản xuất:

1.2. Quy cách phẩm chất:

……………………………………………………………

……………………………………………………………

ĐIỀU 2: NGUYÊN LIỆU CHÍNH VÀ PHỤ.

2.1. Bên A có trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu chính gốm:

a) Tên từng loại … Số lượng … Chất lượng ……

b) Thời gian giao …… Tại địa điểm: ……………

c) Trách nhiệm bảo quản: Bên B chịu mọi trách nhiệm về số lượng, chất lượng các nguyên liệu do bên A cung ứng và phải sử dụng đúng loại nguyên liệu đã giao vào sản xuất sản phẩm.

2.2. Bên B có trách nhiệm cung ứng các phụ liệu để sản xuất:

a) Tên từng loại ……… Số lượng …… Đơn giá (hoặc Quy định chất lượng theo hàm lượng, theo tiêu chuẩn)

…………………………………………………….

b) Bên A cung ứng tiền trước để mua phụ liệu trên. Tổng chi phí là: ……

ĐIỀU 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A.

3.1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm cho bên B, trừ trường hợp có thoả thuận khác; cung cấp các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công;

b) Chỉ dẫn cho bên B thực hiện hợp đồng;

c) Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên B.

d) Trả tiền công theo đúng thoả thuận.

3.2. Bên B có các quyền sau đây:

a) Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên, phụ liệu, vật tư, phế liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận;

b) Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.

c) Bán, tiêu hủy, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.

d) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên B vi phạm nghiêm trọng hợp đồng;

e) Trong trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên A đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên B không thể sửa chữa được trong thời hạn đã thoả thuận thì bên A có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

4.1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo quản nguyên vật liệu do bên A cung cấp;

b) Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên A về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.

c) Báo cho bên A biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội; trường hợp không báo hoặc không từ chối thì phải chịu trách nhiệm về sản phẩm tạo ra;

d) Giao sản phẩm cho bên A đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận;

e) Giữ bí mật các thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra;

f) Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên A cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A.

g) Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên A sau khi hoàn thành hợp đồng.

h) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

4.2. Bên B có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu bên A giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận;

b) Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên A;

c) Yêu cầu bên A trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận.

ĐIỀU 5: THỜI GIAN SẢN XUẤT VÀ GIAO SẢN PHẨM

5.1. Bên B bắt đầu sản xuất từ ngày: …………………

Trong quá trình sản xuất bên A có quyền kiểm tra và yêu cầu bên B sản xuất theo đúng mẫu sản phẩm đã thỏa thuận bắt đầu từ ngày đưa nguyên liệu vào sản xuất (nếu cần).

Thời gian giao nhận sản phẩm: …………………………

5.2. Nếu giao theo đợt thì:

a) Đợt 1: Ngày …………… địa điểm ……………………

b) Đợt 2: Ngày …………… địa điểm ……………………

c) Đợt 3: Ngày …………... địa điểm ……………………

Nếu bên A không nhận đúng thời gian sẽ bị phạt lưu kho là ……

Nếu bên B không giao hàng đúng thời gian địa điểm sẽ phải bồi thường các chi phí …

………………………………………………………………

ĐIỀU 5: CÁC ĐIỀU KHOẢN BẢO ĐẢM HỢP ĐỒNG (Nếu có)

………………………………………………………………

………………………………………………………………

ĐIỀU 6: THANH TOÁN

Thỏa thuận thanh toán toàn bộ hay từng đợt sau khi nhận hàng.

Thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản ……………

ĐIỀU 7: TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

7.1. Vi phạm về chất lượng: (làm lại, giảm giá, sửa chữa, bồi thường nguyên vật liệu v.v…)

7.2. Vi phạm số lượng: Nguyên vật liệu hư hỏng phải bồi thường nguyên vật liệu theo giá hiện thời ……

7.3. Ký hợp đồng mà không thực hiện: Bị phạt tới ……… % giá trị hợp đồng.

7.4. Vi phạm nghĩa vụ thanh toán: Bồi thường theo tỉ lệ lãi xuất lãi xuất ngân hàng v.v…..

ĐIỀU 8: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG.

8.1. Hai bên cần phải chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản).

8.2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được thì mới khiếu nại ra Tòa án.

ĐIỀU 9: CÁC THỎA THUẬN KHÁC (Nếu có)

......................................................................................

......................................................................................

ĐIỀU 10: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ………  đến ngày ……

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng sau đó ……… ngày.Bên A có trách nhiệm tổ chức vào thời gian, địa điểm thích hợp.

Hợp đồng được in thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A

Chức vụ

(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN B

Chức vụ

(Ký tên, đóng dấu)

Những loại hàng hóa nào được phép gia công?

Câu hỏi: Tôi có thể yêu cầu công ty A gia công những loại hàng hóa nào? Có phải mọi loại hàng hóa đều được phép gia công không?

Theo quy định tại Điều 180 Luật Thương mại 2005, hàng hóa gia công phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Hàng hóa gia công không thuộc các loại hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.

Theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, khoản 1, Điều 6 Luật Đầu tư 2020 có quy định các hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh như: các chất ma túy theo Phụ lục I Luật này; các loại hóa chất khoáng vật theo Phụ lục II Luật này; mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên theo Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên theo Phụ lục III Luật này;

- Hàng hóa gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất nhập khẩu chỉ có thể được gia công khi gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP, có quy định các mặt hàng cấm xuất khẩu như: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; Các sản phẩm mật mã được dùng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước; Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;…..

Các mặt hàng cấm nhập khẩu như: các loại hàng đã qua sử dụng bao gồm: Hàng dệt may, giày dép, quần áo; Hàng điện tử; Hàng điện lạnh; Hàng điện gia dụng; Thiết bị y tế; Hàng trang trí nội thất; Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác…

Do đó, các cá nhân, tổ chức chỉ được thực hiện gia công các loại hàng hóa mà pháp luật cho phép.

Tiền gia công được xác định như thế nào?

Câu hỏi: Xin hỏi: Tôi có ký kết hợp đồng gia công 20 bức tượng phật với công ty X. Tuy nhiên, hợp đồng gia công không có quy định về tiền gia công. Vậy trong trường hợp này, tiền gia công tôi phả trả cho công ty X được xác định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 183 Luật Thương mại 2005 và Điều 552 Bộ luật Dân sự 2015, nguyên tắc trả thù lao gia công được quy định như sau:

- Bên nhận gia công có thể nhận thu lao gia công bằng tiền hoặc bằng sản phẩm gia công, thiết bị, máy móc dùng để gia công;

- Nếu gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mà bên nhận gia công nhận thù lao bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công thì những vật này phải tuân thủ các quy định pháp luật về nhập khẩu.

- Bên đặt gia công phải trả đầy đủ tiền công tại thời điểm giao nhận sản phẩm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Nếu các bên không có thỏa thuận về mức thù lao gia công thì mức thù lao gia công được xác định dựa theo mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm trong cùng một địa điểm gia công và thời điểm trả tiền.

- Nếu bên đặt gia công cung cấp nguyên vật liệu và có sự chỉ dẫn không hợp lý mà dẫn đến sản phẩm gia công không đảm bảo chất lượng thì bên đặt gia công không có quyền giảm tiền công của bên gia công.

Áp dụng quy định pháp luật đối với trường hợp của bạn. Do hợp đồng gia công giữa bạn và công ty X không có thỏa thuận về tiền thù lao gia công. Do đó, tiền thù lao gia công sẽ được các bên xác định dựa theo mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra 20 bức tượng phật tại một địa điểm gia công và thời điểm trả tiền.

Trên đây là giải đáp về Hợp đồng gia công. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Hợp đồng dân sự là gì? Các mẫu hợp đồng dân sự thông dụng hiện nay thế nào?Linh TrangTác giả: Linh Trang Đánh giá bài viết: (1 đánh giá)Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?RồiChưaVăn bản liên quan

  • my_locationLuật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội
  • my_locationBộ luật Dân sự của Quốc hội, số 91/2015/QH13

Có thể bạn quan tâm

Hợp đồng dân sự là gì? Các mẫu hợp đồng dân sự thông dụng hiện nay thế nào?
Hợp đồng xây dựng là gì? Có những mẫu nào?
Hợp đồng nguyên tắc là gì? Trường hợp nào nên ký hợp đồng nguyên tắc?
  • Quản trị kinh doanh là gì? Vai trò của quản trị kinh doanh ra sao?
  • Thị phần là gì? Cách xác định và vai trò của thị phần?
  • Cổ phiếu là gì? Nên mua cổ phiếu ở đâu?
  • Chứng thư số là gì? Những ai được cấp chứng thư số?
  • BOT là gì? Hiểu thế nào về trạm thu phí BOT?
  • Luận điểm là gì? Cách trình bày luận điểm ra sao?
  • Chiết khấu là gì? Hướng dẫn cách tính chiết khấu đơn giản
  • Thẻ tín dụng là gì? Cần đáp ứng điều kiện nào khi làm thẻ?
  • Dâm ô trẻ em là gì? Hành vi dâm ô trẻ em bị xử lý thế nào?
  • Logistics là gì? Điều kiện đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics thế nào?

Hỏi đáp pháp luật

Trường hợp nào bị thu hồi GCN hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng?
  • Giấy phép lái xe hạng A2 cũ được lái xe gì từ 01/01/2025?
  • Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN thế nào?
  • Chậm sang tên Sổ đỏ phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất?
Giải đáp pháp luật trực tuyến X

Từ khóa » Dịch Vụ Gia Công Nghĩa Là Gì