Hợp đồng Kỳ Hạn Là Gì? Nhà đầu Tư Phái Sinh Nên Biết - Gia Cát Lợi

Hợp đồng kỳ hạn là gì? Về cơ bản, hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua hay bán một số lượng nhất định đơn vị tài sản cơ sở ở một thời điểm. Tuy nhiên cách hoạt động của thị trường kỳ hạn ra sao, có những điều gì cần lưu ý? Hãy cùng Gia Cát Lợi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Dành cho nhà đầu tư:

  • Phái sinh hàng hóa là gì?
  • Giao dịch hàng hóa là gì?

Nội dung

  • Hợp đồng kỳ hạn là gì?
  • Giá trị của hợp đồng kỳ hạn là gì?
  • Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn
  • So sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn
  • Ưu nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn
  • Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn
  • Giao dịch hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là gì?

Về cơ bản, hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng mua hay bán một số lượng nhất định đơn vị tài sản cơ sở ở một thời điểm xác định trong tương lai

Tài sản cơ sở: có thể là ngoại tệ, hàng hóa, chứng khoán, chỉ số chứng khoán.

Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh toán hợp đồng hay ngày đáo hạn.

Thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán là kỳ hạn hợp đồng. Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá kỳ hạn.

Tại thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn, không hề có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền. Hoạt động thanh toán xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định trong hợp đồng. Vào lúc đó, hai bên thỏa thuận hợp đồng buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua bán theo mức giá đã xác định, bất chấp giá thị trường lúc đó là bao nhiêu đi nữa.

hop-dong-ky-han-hang-hoa-phai-sinh

Giá trị của hợp đồng kỳ hạn là gì?

Hợp đồng kỳ hạn bao gồm hai bên: Một bên đồng ý mua và một bên đồng ý bán tài sản với một mức giá ấn định trước tại thời điểm được xác định trong tương lai.

Giá trị nhận được của người ở vị trí mua trong hợp đồng cho một đơn vị tài sản là S(t) – K

Trong đó: – K là giá kỳ hạn được ấn định trước trong hợp đồng.

– S(t) là giá giao ngay của tài sản cơ sở trên thị trường tại thời điểm kết thúc hợp đồng.

Giá kỳ hạn được ấn định từ ngày các bên ký hợp đồng, mức giá này sẽ không thay đổi cho dù giá của tài sản cơ sở trên thị trường có thể thay đổi.

Đến thời điểm đáo hạn, người mua bắt buộc phải mua tài sản cơ sở có giá trên thị trường là S(t) với giá kỳ hạn đã ấn định trước là K.

Tương tự như vậy, giá trị nhận được của người ở vị trí bán cho một đơn vị tài sản là: K – S(t).

Nếu S(t) > K: Người mua có lãi và người bán lỗ

Nếu S(t) < K: Người mua lỗ và người bán có lãi.

Lãi lỗ từ hợp đồng kỳ hạn = giá trị nhân được – phí hợp đồng

Vì hai bên không phải trả chi phí gì trong hợp đồng nên giá trị nhận được từ hợp đồng kỳ hạn cũng chính là lãi hoặc lỗ của các bên tham gia trong hợp đồng.

Ví dụ: Vào ngày 3/2/2013, công ty A ký hợp đồng kỳ hạn với công ty B mua 100 tấn gạo với kỳ hạn 3 tháng với giá kỳ hạn là 8 triệu đồng/tấn gạo. Công ty A được gọi là người mua trong và công ty B được gọi là người bán trong hợp đồng kỳ hạn.

Với mức giá ấn định này sẽ không mang lại lợi thế về giá nào cho hai bên. Do đó vào ngày ký hợp đồng, giá trị của hợp đồng là bằng 0. Tuy nhiên sau đó giá gạo trên thị trường thay đổi thì giá trị hợp đồng cũng thay đổi theo.

Cùng xem bảng minh họa lãi lỗ của công ty A tại thời điểm thực hiện hợp đồng dưới đây:

Giá gạo trên thị trường S(t) 10 9 8 7 6
Lãi lỗ 2 1 0 -1 -2

Nếu công ty A có lãi từ hợp đồng kỳ hạn thì công ty B sẽ lỗ và ngược lại.

Giá trị của hợp đồng kỳ hạn là gì

Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

Tại thời điểm ký hợp đồng, không có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền. Hoạt động thanh toán sẽ diễn ra trong tương lai tại thời điểm đã ký kết trong hợp đồng. Đây là điểm khác biệt của hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao ngay (spot contract).

Đối với hợp đồng giao ngay, hoạt động mua bán tài sản được diễn ra ngay tại thời điểm ký hợp đồng.

Vào ngày thanh toán, hai bên trong hợp đồng buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua bán bất kể giá trị trường của tài sản cơ sở tại thời điểm đó có thể sẽ tăng lên hoặc giảm xống so với mức giá kỳ hạn.

Tuy nhiên, hai bên bắt buộc phải thực hiện hợp đồng theo mức giá kỳ hạn đã ấn định.

Hợp đồng kỳ hạn là thả thuận giữa hai bên, không có sự tham gia của tổ chức trung gian. Đây là điểm khác biệt giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai.

Giao dịch hợp đồng kỳ hạn

So sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn

Điểm giống nhau:

Hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn đều là những sản phẩm của thị trường hàng hóa phái sinh.

Là các công cụ phái sinh, hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn có giá trị phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở: có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại, vv.. hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất,…

  • Xem thêm chi tiết: Hợp đồng tương lai là gì?

Điểm khác nhau:

Giữa hai công cụ phái sinh có những điểm khác nhau cơ bản sau:

Tiêu chí Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai
Định nghĩa Là một hợp đồng giữa bên mua và bên bán về việc giao dịch một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước. Là một hợp đồng chuẩn hóa giữa bên bán và bên mua về việc giao dịch một tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá xác định trước.
Tiêu chuẩn hóa hợp đồng – Không cần chuẩn hóa điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở.

– Tài sản cơ sở của HĐKH có thể là bất kỳ loại tài sản nào.

– Được niêm yết và tiêu chuẩn trên Sở giao dịch chứng khoán phái sinh.

– HĐTL được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở,..

Được giao dịch, niêm yết – Giao dịch trên thị trường OTC.

– Không niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung do tính thanh khoản của HĐKH thấp hơn HĐTL.

Được niêm yết trên thị trường tập trung.
Thời điểm thanh toán hợp đồng Hai bên sẽ thanh toán vào thời điểm giao hàng. Thanh toán lỗ lãi hàng ngày.
Rủi ro Rủi ro của hợp đồng kỳ hạn cao hơn hợp đồng tương lai do tính thanh khoản thấp hơn. Sở giao dịch tạo ra tính thanh khoản cao cho thị trường hợp đồng tương lai, giúp cho các đối tác tham gia vào hợp đồng tương lai thực hiện các nghĩa vụ của họ có hiệu quả hơn so với khi tham gia vào hợp đồng kỳ hạn.
Tài sản thế chấp Có thể là bất kỳ loại tài sản nào. Được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở,..
Tính thanh khoản hợp đồng Thanh khoản thấp hơn HĐTL Sự tồn tại của công ty thanh toán bù trừ và sự thuận lợi của việc giao dịch qua sở khiến cho tính thanh khoản của các hợp đồng tương lai cao hơn nhiều so với các hợp đồng kỳ hạn.
Đóng vị thế Nhà đầu tư tham gia hợp đồng kỳ hạn có thể thực hiện đóng vị thế bằng cách tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng kỳ hạn tương tự. – Dễ dàng đóng vị thế: nhà đầu tư có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược đối với HĐTL tượng tự.

– Từ đó giúp người sở hữu HĐTL linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn.

Bù trừ và ký quỹ Không cần thực hiện ký quỹ. – Yêu cầu các bên tham gia thực hiện ký quỹ để đảm bảo việc thanh toán mang tính bắt buộc.

– HĐTL được thanh toán và bù trừ theo giá thực tế hằng ngày và sẽ thông báo lỗ lãi vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư theo giá thực tế và gọi ký quỹ khi cần bổ sung.

So sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn

Ưu nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn

Ưu điểm:

Đối với doanh nghiệp, với tư cách là công cụ phòng chống rủi ro, hợp đồng kỳ hạn được dùng để cố định khoản thu nhập hay chi trả của doanh nghiệp theo một mức giá được ấn định trước, bất chấp sự biến động của tài sản cơ sở trên thị trường.

Hợp đồng kỳ hạn chỉ là sự thỏa thuận riêng biệt của hai bên nên quy cách của hàng hóa giao dịch không được chuẩn hóa. Do vậy mà nó thường rất linh hoạt về thời hạn thực hiện hợp đồng, quy mô hợp đồng, thời gian giao dịch…

Hạn chế:

Hạn chế của loại hợp đồng này chính là tính thanh khoản khá kém. Bên bán hoặc bên mua không thể dễ dàng chuyển nhượng vị trí của mình trong hợp đồng trước ngày đáo hạn.

Ví dụ các bên không thể bán hợp đồng khi không thấy có lợi, hoặc cũng không thể hủy bỏ hợp đồng khi không có nhu cầu đối với tài sản cơ sở hoặc khi thấy bất lợi.

Một hạn chế lớn hơn nữa của hợp đồng kỳ hạn chính là rủi ro xảy ra khi một bên tham gia hợp đồng không có khả năng thực hiện hợp đồng. Ví dụ nếu giá tài sản cơ sở trên thị trường giảm xuống quá mạnh và gây tổn thất quá lớn, bên mua có thể từ chối không mua theo cam kết trong hợp đồng.

Ưu nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn

Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn thường được các doanh nghiệp ứng dụng với mục đích phòng ngừa rửi ro giá giảm trong tương lai.

Hợp đồng kỳ hạn được dùng để cố định khoản thu nhập hay chi trả của doanh nghiệp theo một mức giá được ấn định trước, bất chấp sự biến động của tài sản cơ sở trên thị trường.

Hợp đồng kì hạn được sử dụng để phòng ngừa rủi ro, ví dụ như rủi ro mất giá tiền tệ (hợp đồng kì hạn đối với USD hoặc EUR) hay rủi ro biến động giá một loại hàng hóa nào đó (hợp đồng kì hạn với dầu mỏ, nông sản,…).

Ứng dụng hợp đồng kỳ hạn

Giao dịch hợp đồng kỳ hạn

Ví dụ:

Vào ngày 1/02/2020, A ký hợp đồng kỳ hạn mua của B 1 tấn cà phê với kỳ hạn 3 tháng (tức là vào ngày 1/05/2020) với giá 9.000đ/kg. B được gọi là người bán trong hợp đồng kỳ hạn, A là người mua trong hợp đồng kỳ hạn. Sau 3 tháng B phải bán cho A 1 tấn cà phê với giá 9.000đ/kg và A phải mua 1 tấn cà phê của B với giá đó, cho dù giá cà phê trên thị trường sau ba tháng là bao nhiêu đi nữa.

Hợp đồng ký hạn có thể giao dịch dựa trên cơ sở giao dịch các tài sản cơ sở như hàng hóa, chứng khoán, ngoại tệ.

Công ty Gia Cát Lợi mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rỏ hơn về hợp đồng ký hạn. Chúc bạn luôn thành công.

Nhà đầu tư có thể truy cập trang dautuhanghoa.vn để có thêm thông tin về Giao dịch Hàng hóa, cách đầu tư phái sinh hàng hóa hiệu quả. Hoặc để lại thông tin để Gia Cát Lợi có thể hướng dẫn, hỗ trợ bạn tìm hiểu sâu hơn về thị trường này.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MỞ TÀI KHOẢN DEMO LOGO Gia Cát Lợi GIA CÁT LỢI Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam Địa chỉ: 163 Nguyễn Thị Nhung, KDC Vạn Phúc 1, Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh Facebook: Gia Cát Lợi Official Hotline: 024 7109 9247 4.5/5 - (302 bình chọn)

Từ khóa » Bán Giá Nghĩa Là Gì