Hợp đồng Quyền Chọn (Options) Là Gì? Đặc điểm Của Giao Dịch ...
Có thể bạn quan tâm
Options Contract là gì?
Options Contract (hay hợp đồng quyền chọn) là một thỏa thuận mà trong đó, nhà đầu tư tham gia hợp đồng có quyền mua hoặc bán tài sản ở một mức giá được xác định trước, có thể xảy ra trước hoặc tại một thời điểm nhất định.
Mặc dù khái niệm này nghe có vẻ giống như hợp đồng tương lai, nhưng các nhà đầu tư mua hợp đồng quyền chọn không có nghĩa vụ phải thực hiện vị thế của họ. Hợp đồng quyền chọn thường được sử dụng để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra ở các vị thế hiện tại hoặc được dùng để đầu cơ giá.
Phân loại Quyền chọn (Options)
Có hai loại quyền chọn cơ bản, được gọi là quyền chọn bán và quyền chọn mua:
- Quyền chọn mua (Call Options) cho phép người chủ sở hữu hợp đồng quyền được mua các tài sản bảo đảm trong tương lai tại một mức giá đã định trước.
- Quyền chọn bán (Put options) cho phép người sở hữu quyền được bán các tài sản được bảo đảm trong tương lai tại một mức giá đã định trước.
Do đó, các nhà đầu tư thường:
- Mua quyền chọn mua (Call Options) khi dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ tăng.
- Mua quyền chọn bán (Put Options) khi dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ giảm.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng kết hợp cả hai loại hợp đồng để có lợi cho họ dựa vào dự đoán về sự biến động của thị trường.
Các thành phần của một hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn bao gồm ít nhất bốn thành phần: Kích cỡ, ngày đáo hạn, giá thực hiện và phí thực hiện quyền chọn:
- Kích cỡ (Volume) của lệnh liên quan đến số lượng hợp đồng được giao dịch.
- Ngày đáo hạn (Expiry Date) là ngày mà sau đó nhà đầu tư sẽ không còn có thể thực hiện quyền chọn nữa.
- Giá thực hiện (Strike Price) là giá thỏa thuận mà tài sản sẽ được mua hoặc bán (trong trường hợp người mua hợp đồng quyết định thực hiện quyền chọn).
- Phí thực hiện hợp đồng (Premium) là giá mua hợp đồng quyền chọn. Nó là số tiền mà nhà đầu tư phải trả để có được quyền chọn. Vì vậy, người mua có được hợp đồng từ người bán theo giá trị của phí thực hiện quyền chọn. Phí này sẽ biến động khi càng đến gần ngày đáo hạn.
Cách hoạt động của giao dịch quyền chọn
Về cơ bản, chúng ta sẽ có 2 trường hợp xảy ra khi đã mua một hợp đồng quyền chọn:
- Nếu giá thực hiện < giá thị trường, nhà đầu tư có thể mua tài sản cơ sở ở mức giá rẻ và sau khi cộng cả phí thực hiện quyền chọn, họ có thể chọn thực hiện hợp đồng để kiếm lợi nhuận.
- Nếu giá thực hiện > giá thị trường, nhà đầu tư không có lý do để thực hiện quyền chọn và hợp đồng được coi là vô dụng. Khi hợp đồng không được thực hiện, người mua chỉ mất phí mua quyền chọn mà họ đã phải thanh toán để mua vị thế đó.
Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù người mua có thể chọn thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn mua hay quyền chọn bán của mình, nhưng người bán phải thực hiện vị thế của mình nếu người mua quyết định thực hiện.
Vì vậy, nếu người mua quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng của mình, thì người bán có nghĩa vụ bán tài sản cơ sở. Tương tự như vậy, nếu một nhà đầu tư mua một quyền chọn bán và quyết định thực hiện nó, thì người bán có nghĩa vụ phải mua tài sản cơ sở từ người đã mua hợp đồng.
Điều này có nghĩa là người bán quyền chọn chịu rủi ro cao hơn người mua. Trong khi mức thua lỗ của người mua quyền chọn chỉ trong nằm trong giới hạn ở giá trị của phí mua quyền chọn mà họ đã thanh toán để mua hợp đồng, thì người bán quyền chọn có thể mất nhiều hơn tùy thuộc vào giá thị trường của tài sản.
Một số hợp đồng cho phép nhà đầu tư thực hiện quyền chọn của mình ở bất cứ thời điểm nào trước ngày đáo hạn. Họ thường được gọi những hợp đồng như thế này là hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ. Ngược lại, các hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng.
Đặc điểm hợp đồng quyền chọn
Ưu điểm
- Nhà đầu tư có thể dùng hợp đầu quyền chọn để phòng ngừa rủi ro thị trường cho các vị thế có sẵn.
- Hợp đầu quyền chọn cho phép nhà đầu tư linh hoạt hơn trong việc đầu cơ giá tài sản cơ sở.
- Cho phép nhiều cách kết hợp và chiến lược giao dịch, với các cơ chế rủi ro/phần thưởng riêng biệt.
- Tiềm năng thu lợi nhuận từ tất cả các xu hướng thị trường tăng, giảm hay không đổi.
Nhược điểm
- Cơ chế làm việc và tính toán phí hợp đồng không phải lúc nào cũng dễ hiểu.
- Có nhiều rủi ro, đặc biệt đối với người bán.
- Chiến lược giao dịch phức tạp hơn khi so sánh với các lựa chọn thay thế thông thường.
- Thị trường quyền chọn thường bị ảnh hưởng bởi mức độ thanh khoản thấp, khiến chúng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với hầu hết các nhà giao dịch.
- Giá trị của phí hợp đồng quyền chọn rất biến động và có xu hướng giảm khi đến gần ngày đáo hạn hợp đồng.
Sự khác nhau giữa hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai
Cả hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai đều là các công cụ phái sinh phổ biến trong tài chính truyền thống & Crypto. Mặc dù có những điểm tương đồng, nhưng có một sự khác biệt lớn trong cơ chế thanh lý của hai loại hợp đồng.
Khác với hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai luôn được thực hiện khi đạt đến ngày đáo hạn, nghĩa là các chủ hợp đồng có nghĩa vụ pháp lý phải trao đổi tài sản cơ sở (hoặc giá trị tương ứng bằng tiền mặt).
Trong khi đó, hợp đồng quyền chọn chỉ phải thực hiện theo quyết định của người nắm giữ hợp đồng. Nếu chủ hợp đồng (người mua) thực hiện quyền chọn, người bán hợp đồng mới có nghĩa vụ giao dịch tài sản cơ sở.
Các chiến lược giao dịch quyền chọn cơ bản
Hedging - Phòng ngừa rủi ro
Hợp đồng quyền chọn được sử dụng phổ biến như là các công cụ phòng ngừa rủi ro. Các nhà đầu tư mua quyền chọn bán đối với các vị thế mà họ nắm giữ. Nếu tổng giá trị của vị thế mà họ nắm giữ giảm do giá giảm, họ có thể thực hiện tùy chọn bán để giúp giảm thua lỗ.
Ví dụ:
Duy đã mua 100 ETH ở mức $3,000 cho mỗi ETH với hy vọng giá thị trường sẽ tăng. Tuy nhiên, để phòng ngừa rủi ro giá ETH giảm, Duy đã quyết định mua quyền chọn bán với giá thực hiện là $2,500 cho mỗi ETH và trả $100 phí thực hiện quyền chọn cho mỗi ETH.
Nếu thị trường đi xuống và giá giảm xuống còn $2,000 cho mỗi ETH, Duy có thể thực hiện hợp đồng quyền chọn của mình để giảm thua lỗ và bán mỗi ETH với giá $2,500 thay vì $2,000. Nhưng nếu thị trường tăng giá, Duy không cần phải thực hiện hợp đồng và sẽ chỉ mất phí thực hiện quyền chọn ($100 mỗi ETH).
Đọc thêm: Cách ứng dụng chiến lược phòng hộ rủi ro trong Crypto.
Đầu cơ
Hợp đồng quyền chọn cũng có thể được sử dụng cho buôn bán đầu cơ. Chẳng hạn, nếu một nhà đầu tư tin rằng giá của một tài sản sắp tăng, họ có thể mua quyền chọn mua.
- Nếu giá của tài sản tăng cao hơn giá thực hiện hợp đồng, khi đó nhà đầu tư có thể thực hiện quyền chọn và mua tài sản với giá rẻ.
- Nếu thị trường không đi theo ý muốn của nhà đầu tư, họ có thể bỏ quyền thực hiện quyền chọn và chỉ lỗ một khoản phí.
Từ khóa » Các Chiến Lược Quyền Chọn
-
6 Chiến Lược Giao Dịch Quyền Chọn Cho Năm 2021 - Cafe Forex VN
-
Quyền Chọn Giới Hạn Là Gì? Các Chiến Lược Tương ... - Luật Dương Gia
-
(DOC) Chiến Lược Quyền Chọn Tiền Tệ | Trang Thùy
-
[PDF] HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
-
Đề Tài Chiến Lược Quyền Chọn - Tài Liệu Text - 123doc
-
MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC QUYỀN CHỌN Khi Mua Bán - StuDocu
-
Quyền Chọn - SlideShare
-
Hợp Đồng Quyền Chọn Là Gì? | Binance Academy
-
Hợp đồng Quyền Chọn Là Gì? So Sánh Quyền Chọn Mua Và Quyền ...
-
Hợp đồng Quyền Chọn (Option Contract) Là Gì?
-
Bài 6: Quyền Chọn - YSedu
-
Chiến Lược Quyền Chọn – Options: LONG CALL
-
Các Chiến Lược Quyền Chọn - VNG Group