Hợp đồng ủy Quyền Có Bắt Buộc Phải Công Chứng 2022?

Mục lục bài viết

Toggle
  • Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng?
  • Quy định về giấy ủy quyền
  • Các trường hợp ủy quyền phải lập thành văn bản

Thực tế thấy được rằng việc ủy quyền hiện nay đang diễn ra ngày càng phổ biến, một số trường hợp dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau nên chỉ ủy quyền bằng lời nói, tuy nhiên để đảm bảo được quyền lợi của các bên một cách tốt nhất thì nên lập văn bản ủy quyền. Vậy hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng? Bài viết sau của chúng tôi sẽ giải đáp về vấn đề này.

Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng?

Hợp đồng ủy quyền được quy định tại Điều 562 của Bộ Luật dân sự 2015 như sau: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Do đó thấy được rằng hợp đồng ủy quyền chính là sự thỏa thuận của bên được ủy quyền sẽ thực hiện một công việc nào đó thay cho bên ủy quyền theo đúng như những nội dung mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Việc lập hợp đồng ủy quyền hiện nay rất phổ biến trên thực tế do đó khi lập hợp đồng nhiều người thường băn khoăn về vấn đề hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng?

Theo quy định tại Điều 55 của Luật công chứng 2014 thì chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền mà không có quy định quy định về việc bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền. Do vậy việc công chứng hợp đồng ủy quyền chỉ là bắt buộc theo quy định của những văn bản chuyên ngành cụ thể.

Qua những phân tích trên thấy được rằng hợp đồng ủy quyền không bắt buộc phải công chứng mới có giá trị pháp lý trừ những trường hợp bắt buộc phải công chứng được quy định ở những văn bản chuyên ngành cụ thể.

>>>>>Tham khảo: Văn phòng công chứng?

Quy định về giấy ủy quyền

Việc ủy quyền cho người khác thay mặt mình thực hiện công việc là nhu cầu tất yếu trong cuộc sống và giấy ủy quyền là một trong những hình thức để xác lập việc đại diện đó.

Pháp luật hiện nay không có quy định về giấy ủy quyền mà chỉ có quy định về hợp đồng ủy quyền nội dung trên đã giải đáp được vấn đề  hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng?

Do đó khi viết giấy ủy quyền thì cần tuân theo các quy định của Bộ Luật dân sự về hợp đồng ủy quyền và thường có những nội dung sau:

– Thông tin của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;

– Căn cứ ủy quyền bên ủy quyền đưa ra những bằng chứng cho thấy mình có quyền hoặc được phép thực hiện những công việc nêu trong phạm vi ủy quyền;

– Nội dung và phạm vi ủy quyền: Đây là một trong những phần rất quan trọng mà các bên cần chú ý khi thỏa thuận;

Cần phải nêu rõ nội dung công việc được ủy quyền để tránh trường hợp vượt quá phạm vi ủy quyền. Thỏa thuận cụ thể về thời hạn ủy quyền, nếu trong hợp đồng không quy định điều khoản này thì pháp luật mặc định thời hạn ủy quyền là 01 năm kể từ ngày ký hợp đồng;

– Thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên dựa trên quy định của pháp luật; thỏa thuận về thu lao bên nhận ủy quyền dược hưởng: cần ghi rõ mức thù lao, phương thức và thời hạn thanh toán;

– Phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp.

Như vậy khi viết giấy ủy quyền cần phải có đầy đủ các nội dung như đã nêu ở trên và có thể thực thỏa thuận hiện công chứng để quyền lợi của các bên được bảo đảm một cách tốt nhất, các trường hợp bắt buộc phải công chứng theo quy định thì sẽ phải thực hiện công chứng.

Các trường hợp ủy quyền phải lập thành văn bản

Qua nội dung trên đã giải thích được vấn đề hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng? nội dung này sẽ nêu ra các trường hợp ủy quyền phải lập thành văn bản cụ thể như sau:

– Thỏa thuận về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì phải được lập thành văn bản và có công chứng;

– Cá nhân ủy quyển cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp phải được lập thành văn bản được quy định tại Khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009 trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền;

– Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn bản được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 60 của Luật Tố tụng hành chính 2015;

– Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 86 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;…

Như vậy trong những trường hợp đã nêu ở trên thì việc ủy quyền sẽ phải lập thành văn bản theo quy định, có những trường hợp việc ủy quyền chỉ cần lập thành văn bản mà không cần công chứng, một số trường hợp sẽ cần phải thực hiện thủ tục công chứng thì mới có hiệu lực pháp luật theo quy định.

Trên đây là nội dung bài viết về vấn đề những nội dung cần có trong giấy ủy quyền, các trường hợp ủy quyền phải lập thành văn bản và hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng? theo quy định của pháp luật hiện nay. Mọi thắc mắc cần được tư vấn hãy liên hệ đến số 1900 6557.

Từ khóa » Giấy ủy Quyền Có Phải Công Chứng Không