Hợp Kim – Wikipedia Tiếng Việt
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
Hợp kim là hỗn hợp rắn của nhiều nguyên tố kim loại hoặc giữa nguyên tố kim loại với nguyên tố phi kim. Hợp kim mang tính kim loại (dẫn nhiệt cao, dẫn điện, dẻo, dễ biến dạng, có ánh kim...).
- Hợp kim đơn giản: Hợp kim được tạo thành trên cơ sở kim loại, giữa hai kim loại với nhau (như latông: Cu và Zn); giữa kim loại với phi kim (như thép, gang: Fe và C) song nguyên tố chính của hợp kim vẫn là kim loại
- Hợp kim sắt, hay còn gọi là hợp kim đen: hợp kim với thành phần chủ yếu là sắt với các nguyên tố khác
- Hợp kim màu, là hợp kim của các kim loại khác ngoài sắt. Trong số này có đồng thau, đồng điếu, hợp kim nhôm, vàng tây...
- Hợp kim gốm, còn gọi là hợp kim bột: hợp kim của wolfram carbide kết hợp với cobalt (Co), có lúc thêm titani carbide
- Hợp kim phức tạp: Hợp kim có nguyên tố chính là kim loại với hai hay nhiều nguyên tố khác.
Thành phần của nguyên tố trong hợp kim thường được biểu thị bằng phần trăm (%) theo khối lượng, khi nói đến phần trăm theo nguyên tử phải chỉ định rõ kèm theo.
Các đặc tính
[sửa | sửa mã nguồn]Đặc tính sản phẩm hợp kim giống kim loại thông thường khác với đặc tính của kim loại hợp thành, đôi khi còn khác hẳn.
Hợp kim luôn cho ta những đặc tính vượt trội so với kim loại nguyên chất hợp thành. Ví dụ, thép (hợp kim của sắt) có độ bền vượt trội so với kim loại hợp thành của nó là sắt. Đặc tính vật lý của hợp kim không khác nhiều kim loại được hợp kim hoá, như mật độ, độ kháng cự, tính điện và hệ số dẫn nhiệt, nhưng các đặc tính cơ khí của hợp kim lại có sự khác một cách rõ rệt, như độ bền kéo, độ bền cắt, độ cứng, khả năng chống ăn mòn...
Không giống như kim loại nguyên chất, nhiều hợp kim không có một điểm nóng chảy nhất định. Thay vì, chúng có một miền nóng chảy bao gồm trạng thái các khối chất rắn hòa lẫn với khối chất lỏng. Điểm nhiệt độ bắt đầu chảy được gọi là đường đông đặc và hoàn thành việc hóa lỏng hoàn toàn gọi là đường pha lỏng trong giản đồ trạng thái của hợp kim.
Hợp kim ngày nay
[sửa | sửa mã nguồn]Thuật ngữ hợp kim ngày nay mang ý nghĩa rộng hơn so với lúc nó xuất hiện. Trước đây các vật liệu công nghiệp chứa một vài nguyên tố được chế tạo chủ yếu bằng cách nấu chảy. Ngày nay nhiều vật liệu thu được bằng cả các phương pháp khác, chẳng hạn như bằng phương pháp luyện kim bột, bằng con đường khuếch tán; các hợp kim có thể thu được khi hóa bụi bằng plasma trong quá trình kết tinh từ pha hơi trong chân không, khi điện phân.
Giống như kim loại, hợp kim có cấu tạo tinh thể. Hợp kim thường được cấu tạo bằng các tinh thể: tinh thể hỗn hợp, tinh thể dung dịch rắn và tinh thể hóa học.
Trong loại hợp kim có tinh thể hỗn hợp hoặc là dung dịch rắn, kiểu liên kết chủ yếu là liên kết kim loại. Trong loại hợp kim có tinh thể là hợp chất hóa học, kiểu liên kết là liên kết cộng hóa trị.
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Vật liệu học, B.N.Arzamaxov, Nhà xuất bản Giáo dục - 2000,
- Microsoft ® Encarta ® Reference Library 2005, www.encarta.com,
- Hóa học 12, Nhà xuất bản Giáo dục, GCSE Chemistry, www.gcsescience.com
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hợp kim.
| |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Các dạng |
| ||||||||||||
Chế tác |
| ||||||||||||
Vật liệu |
| ||||||||||||
Thuật ngữ |
| ||||||||||||
Chủ đề liên quan Body piercing Thời trang Ngọc học Gia công kim loại Wearable art |
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
| |
---|---|
Dung dịch | Dung dịch lý tưởng • Dung dịch đệm• Dung dịch lỏng • Dung dịch rắn • Flory-Huggins • Hỗn hợp • Huyền phù • Dung dịch keo • Giản đồ pha • Eutecti • Hợp kim |
Nồng độ | Bão hòa (hóa học) • Quá bão hòa • Molar solution • Percentage solution • Serial dilution |
Độ hòa tan | Cân bằng tan • Tổng chất rắn hòa tan • Solvat hóa • Solvation shell • Biến thiên Enthalpy trong dung dịch • Năng lượng mạng tinh thể • Định luật Raoult • Định luật Henry • Bảng độ tan (giá trị) • Bảng tính tan |
Dung môi | (thể loại) • Hằng số điện ly axit • Dung môi proton • Dung môi vô cơ • Solvat hóa Bảng giá trị nghiệm sôi và lạnh của các dung môi • Hệ số phân tán • Độ phân cực • Chất ưa nước • Chất kị nước • Ưa béo • Ưa nước và chất béo |
Từ khóa » Chất Liệu Hợp Kim Là Gì Có Bị Gỉ Không
-
Trang Sức Hợp Kim Là Gì? Các Mẫu Trang Sức Hợp Kim đẹp Tinh Tế
-
[Top Bình Chọn] - Hợp Kim Có Bị Gỉ Không - Vinh Ất
-
Hợp Kim Là Gì? Những Thông Tin Cơ Bản Mà Bạn Chưa Biết
-
Hợp Kim Là Gì? Hợp Kim Có ở Những Vật Liệu Nào?
-
Hợp Kim Là Gì? Các Loại Hợp Kim Hiện Nay Và Cách Nhận Biết
-
Hợp Kim Là Gì? đặc điểm, ứng Dụng Mà Bạn Chưa Biết
-
Hợp Kim Là Gì? Đặc điểm, Tính Chất & ứng Dụng Trong đời Sống
-
Nhẫn Hợp Kim Là Gì
-
Chất Liệu Hợp Kim Là Gì
-
Những điều Bạn Chưa Biết Về Chất Liệu Làm Trang Sức Hiện Nay
-
Hợp Kim Kẽm Và Thép Không Gỉ: Khác Nhau ưu Nhược điểm
-
Chất Liệu Hợp Kim Là Gì? Ứng Dụng Của Hợp Kim Trong đời Sống.
-
Hợp Kim Kẽm Có Bị Gỉ Không?
-
Hợp Kim Là Gì? Những Thông Tin Mà Bạn Cần Biết Về Hợp Kim