Hợp Nhất, Sáp Nhập, Chia, Tách Doanh Nghiệp Nhà Nước
Có thể bạn quan tâm
Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Theo Điều 13 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Hợp nhất doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Hai hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất với nhau thành một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới (công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
Sáp nhập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Một hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể chia các tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty hiện có (công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị chia.
Tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty hiện có (công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách
- Phải phù hợp với văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp chưa được quy định tại các văn bản này thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Các doanh nghiệp mới hình thành sau khi chia, tách phải đảm bảo đủ điều kiện như đối với thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 4 Nghị định 23/2022/NĐ-CP.
- Việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.
Thẩm quyền ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách
Thẩm quyền ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định như sau:
- Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp do cùng một cá nhân, cơ quan quyết định thành lập hoặc được giao quản lý: Cơ quan hoặc cá nhân quyết định thành lập doanh nghiệp ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp.
- Sáp nhập các doanh nghiệp do cá nhân hoặc các cơ quan khác nhau quyết định thành lập: Cá nhân, cơ quan quyết định thành lập công ty nhận sáp nhập ra quyết định sáp nhập trên cơ sở ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của cơ quan, cá nhân quyết định thành lập công ty bị sáp nhập.
- Công ty nhận sáp nhập hoặc bị sáp nhập là doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập: Thủ tướng Chính phủ ra quyết định sáp nhập.
- Hợp nhất các doanh nghiệp do cá nhân hoặc cơ quan khác nhau quyết định thành lập: Cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu công ty hợp nhất ra quyết định hợp nhất.
- Hợp nhất doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập: Thủ tướng Chính phủ ra quyết định hợp nhất.
Quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách
Theo Điều 19 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
- Phải quy định rõ việc kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được hợp nhất, sáp nhập, chia, tách.
- Quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, hợp đồng hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được ban hành.
>>Xem thêm: Ban kiểm soát trong doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp 2020
Trên đây là nội dung bài viết Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp chi tiết nhất.
Từ khóa » Tách Doanh Nghiệp Nhà Nước
-
Thủ Tục, Hồ Sơ Chia, Tách Doanh Nghiệp Do Nhà Nước Nắm Giữ 100 ...
-
Hồ Sơ, Thủ Tục Chia, Tách Doanh Nghiệp Do Nhà Nước Nắm Giữ 100 ...
-
Hồ Sơ Chia, Tách Doanh Nghiệp Nhà Nước - Luật LawKey
-
Đăng Ký Doanh Nghiệp đối Với Các Công Ty được Thành Lập Trên Cơ ...
-
Tách Doanh Nghiệp Là Gì? - Luật Phamlaw
-
Thủ Tục Chia, Tách Doanh Nghiệp - Tư Vấn Pháp Luật Doanh Nghiệp
-
Quy định Về Chuyển đổi Doanh Nghiệp Do Nhà Nước Nắm Giữ 100 ...
-
Nghị định Về Thành Lập, Sắp Xếp Lại, Chuyển đổi Sở Hữu, Chuyển Giao ...
-
Quy định Mới Về Hợp Nhất, Sáp Nhập, Chia, Tách Doanh Nghiệp Do ...
-
Quy định Mới Về Thành Lập, Chuyển đổi Doanh Nghiệp Do Nhà Nước ...
-
Chia, Tách Doanh Nghiệp, Những Vấn đề Cần Lưu ý?
-
Quy định Mới Về Thành Lập, Chuyển đổi ... - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Chia, Tách Công Ty TNHH Một Thành Viên Do UBND Tỉnh Quyết định ...
-
Tách Doanh Nghiệp Nhà Nước Khỏi Bộ Chủ Quản - THÉP VIỆT ĐỨC