Hộp Số Vô Cấp Và ưu, Nhược điểm Trên Các Dòng Xe Cỡ Nhỏ

Contents

  • 1 Hộp số vô cấp là gì?
  • 2 Ưu và nhược điểm hộp số vô cấp phổ biến trên các dòng xe
    • 2.1 Ưu điểm hộp số vô cấp CVT:
      • 2.1.1 ✔️Tiết kiệm nhiên liệu tiêu hao:
      • 2.1.2 ✔️Quá trình vận hành được êm ái và mượt mà:
      • 2.1.3 ✔️Cấu tạo đơn giản, tối ưu kích thước:
    • 2.2 Về mặt nhược điểm của hộp số vô cấp:
      • 2.2.1 ⛔Khả năng tăng tốc kém:
      • 2.2.2 ⛔Gặp khó khăn khi đổ đèo hoặc xuống dốc:
      • 2.2.3 ⛔Khó cảm nhận cảm giác chuyển số:
      • 2.2.4 ⛔Khả năng chịu tải và phản ứng kém:
  • 3 So sánh hộp số vô cấp với một số hộp số thông thường khác:
    • 3.1 So sánh hộp số vô cấp với hộp số sàn:
    • 3.2 So sánh hộp số vô cấp với hộp số tự động:
Rate this post

Hiện nay, công nghệ ô tô ngày càng phát triển, hộp số vô cấp ngày càng phổ biến trên các dòng xe thuộc phân khúc cỡ nhỏ. Vậy ưu nhược điểm của hộp số vô cấp như thế nào? và sự khác biệt ra sao so với các loại hộp số khác ra sao, mời độc giả hãy cùng Honda Mỹ Đình đi “giải mã” các vấn đề trong bài viết này.

Hộp số vô cấp là gì?

Hộp số CVT hay còn gọi Hộp số biến thiên vô cấp. Hiện nay, hộp số CVT được sử dụng phổ biến trên các mẫu xe ô tô phổ thông cỡ nhỏ như: Honda CR-V, Toyota Vios, Honda City,…thay cho hôp số tự động 5 hay 6 cấp truyền thống trước đây.

Hộp số vô cấp là gì
Hộp số vô cấp là gì

Cấu tạo của hộp số này bao gồm hai dây curoa trượt giữa hai pu-ly với hai nửa hình chóp nón tách rời nhau và có thể thay đổi khoảng cách để thay đổi chu vi dẫn đến thay đổi tỷ số truyền. Hộp số CVT của ô tô sử dụng đai thép chứ không giống như hệ thống động của xe máy tay ga sử dụng dây cua-roa cao su.

Xem thêm : Hộp số ô tô là gì? Vai trò và tầm quan trọng của hộp số ô tô

Ưu và nhược điểm hộp số vô cấp phổ biến trên các dòng xe

Ưu điểm hộp số vô cấp CVT:

Hộp số vô cấp CVT có thiết kế và thao tác vận hành tương đối đơn giản, ít gặp phải các lỗi trục trặc kỹ thuật trong quá trình sử dụng. Chi phí sửa chữa, bảo hành, hao tốn nhiên liệu của hộp số thấp hơn so với hộp sô tự động.

✔️Tiết kiệm nhiên liệu tiêu hao:

So với hộp số tự động 4 cấp hiện nay, thì hộp số vô cấp CVT có tỉ số truyền được tối ưu gần như ở mọi dải tốc độ. Nên hộp số vô cấp CVT giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn so với hộp số tự động dùng bánh răng với các cấp số thông thường. Để có được hiệu quả người lái xe ô tô cần phải nắm vững kỹ thuật khi điều khiển xe ô tô cần vào số nhẹ nhàng, tránh thốc ga.

Tiết kiệm nhiên liệu tiêu hao
Tiết kiệm nhiên liệu tiêu hao

Hai Puly sẽ thay đổi khoảng cách liên tục, nhờ vậy tỉ số truyền có thể biến thiên liên tục thay vì cố định theo cấp số như hộp số truyền thống. Nhờ đó, hiệu quả sử dụng nhiên liệu của hộp số vô cấp tăng lên đáng kể so với hộp số tự động 4 cấp. Ngoài ra, trên một số dòng xe tầm trung còn được trang bị hệ thống kiểm soát hành trình Cruise Control, thì hộp số vô cấp còn có thể phát huy hiệu quả nhiên liệu cao hơn đáng kể.

✔️Quá trình vận hành được êm ái và mượt mà:

Với thiết kế đặc trưng đó là không còn các bánh răng, nên hộp số vô cấp CVT sẽ có quá trình tăng tốc cũng như tỉ số truyền thay đôi một cách mượt mà. Tài xế và hành khách trên xe sẽ không còn cảm giác giật cục khi gia tốc của xe tăng lên.

Bên cạnh đó, ở cùng dải tốc độ, tốc độ động cơ của một mẫu xe sử dụng hộp số vô cấp này luôn thấp hơn. Với vòng tua thấp hơn, động cơ cũng sẽ hoạt động nhẹ nhàng hơn. Từ đó, tiếng ồn vọng sẽ giảm đi đáng kể vào trong khoang lái.

✔️Cấu tạo đơn giản, tối ưu kích thước:

Hộp số vô cấp CVT có cấu tạo tương đối đơn giản, nên có kích thước và trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với hộp số tự động 4 cấp. Nhờ vào đó, thể tích khoang động cơ cũng nhỏ hơn, khoang hành khách có thể được mở rộng hơn, tối ưu tốt hơn.

Cấu tạo đơn giản, tối ưu kích thước
Cấu tạo đơn giản, tối ưu kích thước

Ngoài ra còn một số ưu diểm nổi bật như:

  • Thích ứng tốt với sự thay đổi trạng thái, như tăng giảm ga và vận tốc nên không còn tình trạng “đuối” số khi xe giảm tốc, đặc biệt là lúc lên dốc.
  • Tăng tốc nhanh và giảm thất thoát lực so với hộp số tự động thông thường.
  • Cấu trúc, thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, vận hành đơn giản, ít gặp lỗi trong quá trình sử dụng.
  • Chi phí sản xuất ít tốn kém, giúp giá thành sản phẩm hạ thấp hơn.
  • Công tác sửa chữa đơn giản và chi phí rẻ.

Về mặt nhược điểm của hộp số vô cấp:

Việc loại bỏ cơ cấu bánh răng trên hộp số tự động 4 cấp truyền thống, thì tất nhiên hộp số vô cấp sẽ khó có thể khắc phục được những nhược điểm cố hữu như:

⛔Khả năng tăng tốc kém:

Việc không có các bánh răng, nên hộp số vô cấp luôn gặp hiện tượng trượt dây cu-roa mỗi khi tài xe thốc ga để tăng tốc. Mặc dù đã có nhiều cải tiến được áp dụng, dưới nắp capo của những mẫu xe sử dụng hộp số CVT vẫn thường phát ra tiếng “hú” mỗi khi tăng tốc. Cùng với đó là phải mất một khoảng trễ thì hộp số mới đáp ứng được yêu cầu của người lái

⛔Gặp khó khăn khi đổ đèo hoặc xuống dốc:

Gặp khó khăn khi đổ đèo hoặc xuống dốc
Gặp khó khăn khi đổ đèo hoặc xuống dốc

Ở các hộp số tự động 4 cấp truyền thống, người lái sẽ có các số phụ như L1, L2, L3 hoặc chế độ +/- dùng để gài cấp số thấp hơn khi đi đường đèo dốc. Hộp số vô cấp cũng được các nhà sản xuất thiết kế các cấp số ảo hoặc số L/B, tuy nhiên độ hãm vẫn không mang lại độ tin cậy và bền bỉ như hộp số tự động truyền thống.

⛔Khó cảm nhận cảm giác chuyển số:

Hộp số CVT không chịu được mô-men xoắn cao, người lái khó cảm nhận được cảm giác khi chuyển số.

⛔Khả năng chịu tải và phản ứng kém:

Với mục đích tối ưu khả năng tiết kiệm nhiên liệu và vận hành êm ái, hộp số vô cấp đành phải hy sinh khả năng chịu tải cũng như phản hồi chân ga của người lái. Thiếu cái bánh răng khiến hộp số này chỉ có thể kết hợp phổ biến với các động cơ nhỏ, có công suất và mô-men xoắn không quá lớn.

Hiện tại, động cơ xăng 3.5L V6 trên Nissan Maxima là động cơ có công suất và mô-men xoắn lớn nhất được sử dụng chung với hộp số vô cấp Xtronic CVT của Nissan. Thông số của hai đơn vị này lần lượt là 300 mã lực và 354Nm.

So sánh hộp số vô cấp với một số hộp số thông thường khác:

So sánh hộp số vô cấp với hộp số sàn:

Hộp số MT (còn được gọi là số sàn hoặc số tay), tức là người lái phải độc lập hoàn toàn việc sang số sao cho phù hợp nhất, đồng thời kết hợp linh hoạt với chân côn để xe hoạt động được trơn tru. Vì thế:

Xe sử dụng hộp số sàn giúp tài xế có cảm giác lái xe chuyên nghiệp hơn trong khi hộp số CVT thì không.

So sánh hộp số vô cấp với hộp số sàn
So sánh hộp số vô cấp với hộp số sàn

Xe số sàn yêu cầu người lái tập trung nhấp nhả côn, sang số cho phù hợp, khiến lái xe cảm thấy mỏi chân, đặc biệt là khi phải lái xe trong thành phố đông đúc, dừng chờ nhiều đèn đỏ. Ngược lại người lái xe sử dụng hộp số CVT sẽ cảm thấy rất nhàn.

So sánh hộp số vô cấp với hộp số tự động:

Hộp số AT (còn được gọi là số tự động), loại hộp số này sẽ đảm nhiệm mọi thao tác sang số (tức sang số tự động) phù hợp với điều kiện vận hành của xe. Trong AT đã bao gồm hộp số CVT và loại hộp số khác gọi là DCT (hộp số tự động ly hợp kép). Hộp số DCT cũng giúp người lái “thoát” khỏi pê-đan côn ly hợp khi chuyển số.

Tuy hộp số CVT không bị cảm giác giật cục khi sang số nhưng lại có khả năng tăng tốc không bốc bằng hộp số có cấp như AT.

Xem thêm : Dầu hộp số ô tô là gì? Giá cả và Bao giờ nên thay?

Qua những phân tích của Honda Mỹ Đình ở trên có thể thấy mỗi loại hộp số được sử dụng trên xe ô tô đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, người tiêu dùng có thể dựa vào sở thích và điều kiện lái xe hàng ngày của mình để chọn loại hộp số phù hợp nhất.

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên

Email

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Từ khóa » đánh Giá Hộp Số Cvt Của Crv