Hợp Tác Quốc Tế Là Gì? Lịch Sử Hình Thành Hợp Tác Giữa Các Quốc Gia?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Hợp tác quốc tế là gì?
- 2 2. Lịch sử hình thành việc hợp tác giữa các quốc gia:
- 3 3. Thực trạng việc hợp tác giữa các quốc gia:
1. Hợp tác quốc tế là gì?
Theo từ điển tiếng Việt thì “hợp tác” là cùng nhau chung sức, góp sức để cùng phát triển một công việc, lĩnh vực nào đó với cùng chung một mục đích.
Hợp tác quốc tế hoặc hợp tác giữa các quốc gia là việc các quốc gia trên toàn thế giới cùng nhau chung sức, góp sức để cùng phát triển một lĩnh vực nào đó với cùng chung một mục đích, không chống phá hoặc phá hoại lợi ích của nhau.
2. Lịch sử hình thành việc hợp tác giữa các quốc gia:
Ý tưởng về sự hợp tác giữa các quốc gia lần đầu tiên được thể hiện trong khoản 3 điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, rằng một trong những mục đích của tổ chức là “Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”[7]. Mặc dù Hiến chương Liên hợp quốc không ghi nhận nghĩa vụ các quốc gia phải hợp tác với nhau như một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nhưng trong nhiều điều khoản của Hiến chương lại nhắc đến sự hợp tác giữa các quốc gia như là nguyên tắc tồn tại của cộng đồng quốc tế [38]. Đến năm 1970 Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc của Luật quốc tế đã mở rộng nội dung pháp lý của nguyên tắc này, theo đó “Mọi quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các Quốc hội khác trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế để gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, khuyến khích sự ổn định và tiến bộ, lợi ích chung của các dân tộc và hợp tác quốc tế mà không có sự phân biệt về sự khác nhau về chế độ chính trị, kinh tế và văn hóa”.
Vì mục đích đó:
– Mọi quốc gia sẽ hợp tác với các quốc gia khác để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
– Mọi quốc gia sẽ hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng và tuân thủ các quyền con người và tự do cơ bản trên toàn thế giới và trong việc loại trừ tất cả các hình thức phân biệt về sắc tộc và tôn giáo.
– Mọi quốc gia sẽ thực hiện các quan hệ quốc tế của mình trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, kỹ thuật và thương mại phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ.
Các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc có nghĩa vụ hành động tập thể hoặc riêng rẽ để hợp tác với Liên hợp quốc phù hợp với những điều khoản tương ứng của Hiến chương Liên hợp quốc.
Các quốc gia nên hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội cũng như khoa học và công nghệ và đối với việc phát triển sự tiến bộ về văn hóa và giáo dục trên thế giới.
Theo nguyên tắc này, các quốc gia có nghĩa vụ tiến hành hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo trong phạm vi quốc tế, đồng thời duy trì hòa bình và an ninh quốc tế bằng cách tiến hành các biện pháp tập thể có hiệu quả. Điều 55 của Hiến chương LHQ quy định, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ hợp tác với nhau, đồng thời có nghĩa vụ hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm mục đích thực hiện tôn chỉ, mục tiêu của chúng.
Ví dụ: Thỏa thuận Paris là đóng góp do quốc gia quyết định, bao gồm các cam kết mà các quốc gia tự thực hiện và cho chính họ trong chế độ biến đổi khí hậu. Giống như UNFCCC, Thỏa thuận Paris dựa trên việc thúc đẩy lợi ích chung. Nó nhắc lại rằng “biến đổi khí hậu là mối quan tâm chung của nhân loại” đòi hỏi sự hành động của tất cả các quốc gia theo cả cách riêng lẻ và tập thể. Các Quyết định sẽ dựa vào sự hợp tác quốc tế về hiệu quả của chúng như các quốc gia phải phấn đấu trở thành tham vọng như họ có thể trong việc giảm khí thải nhà kính của riêng mình, mà còn ở sự hỗ trợ mà họ cung cấp cho các quốc gia khác. Thỏa thuận Paris liên quan đến vấn đề thích ứng và nó cho thấy vai trò của sự hợp tác trong việc tăng cường các nỗ lực thích ứng của quốc gia.
– Luật quốc tế không quy định các hình thức và mức độ hợp tác cụ thể dành cho các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Hình thức và mức độ hợp tác này hoàn toàn phụ thuộc vào chính quyết định của các quốc gia xuất phát từ tình hình thực tế và năng lực của mỗi quốc gia.
Ví dụ: Trong khuôn khổ EU, trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện, các quốc gia đã đạt được mức độ hợp tác cao nhất trong hầu hết các lĩnh vực. Nhắc đến EU, người ta thường nhắc đến một liên minh thống nhất, giữa các quốc gia thành viên của nó gần như không tồn tại đường biên giới quốc gia.
* Theo Tuyên bố năm 1970 nội dung của nguyên tắc này bao gồm:
– Quốc gia phải hợp tác với các quốc gia khác trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế;
– Các quốc gia phải hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng chung và tuân thủ quyền con người và các quyền tự do cơ bản khác của cá nhân, thủ tiêu các hình thức phân biệt tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc;
– Các quốc gia phải tiến hành quan hệ quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, thương mại và kỹ thuật, công nghệ theo các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
– Các quốc gia thành viên Liên hợp quốc phải thực hiện các hành động chung | hay riêng trong việc hợp tác với Liên hợp quốc theo quy định của Hiến chương;
– Các quốc gia phải hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa, khoa học, công nghệ nhằm khuyến khích sự tiến bộ về văn hóa, giáo dục, phát triển kinh tế trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Như vậy, khi quy định nghĩa vụ hợp tác của các quốc gia trong những vấn đề chung, Tuyên bố năm 1970 đã đặc biệt nhấn mạnh đến sự hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy tư tưởng, kinh tế của các nước đang phát triển; đồng thời xác lập việc hợp tác giữa các quốc gia vừa là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ của họ trong quan hệ quốc tế.
Ngoài ra trong khu vực biển Đông, nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia cũng được ghi nhận ngay trong lời nói đầu của Hiến chương Asean theo đó các quốc gia trong khu vực “Cam kết thúc đẩy việc xây dựng cộng đồng thông qua tăng cường hợp tác và liên khu vực, đặc biệt thông qua việc hình thành Cộng đồng ASEAN bao gồm Cộng đồng An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN”.
3. Thực trạng việc hợp tác giữa các quốc gia:
Ngày nay, trong bối cảnh thế giới đầy biến động và thách thức, có nhiều yếu tố mới xuất hiện, vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với hầu hết quốc gia. Xu thế toàn cầu hóa được đánh giá là một xu thế khách quan, nó lôi cuốn các quốc gia, các vùng lãnh thổ cùng tham gia, vừa tăng cường hợp tác quốc tế, vừa tăng sự cạnh tranh và phụ thuộc lẫn nhau. Nhưng hơn hết, các quốc gia và vùng lãnh thổ đều hiểu rằng, xu thế hợp tác quốc tế bao giờ cũng chiếm ưu thế vì mục đích đôi bên cùng có lợi. Luật quốc tế về môi trường hình thành và phát triển từ nhận thức và nhu cầu của cộng đồng quốc tế cần có những cố gắng chung để giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu, vì sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia cũng như của toàn thể cộng đồng quốc tế. Tất cả các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, xã hội dân sự đề có trách nhiệm trong việc hợp tác ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững. Luật quốc tế tạo ra một khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động của các chủ thể luật quốc tế và các thành phần khác theo hướng hợp tác, nhằm đạt được mục tiêu chung. Các quốc gia độc lập trong việc xây dựng và thực thi các chính sách, pháp luật của mình trên cơ sở tôn trọng các cam kết quốc tế về môi trường và phát triển bền vững.
Từ khóa » Ví Dụ Về Hợp Tác Quốc Tế
-
Em Hãy Nêu Ví Dụ Về Sự Hợp Tác Quốc Tế Trong Vấn đề Bảo Vệ Môi ...
-
Hãy Nêu Các Ví Dụ Về Sự Hợp Tác Quốc Tế Trong Vấn đề Bảo Vệ Môi ...
-
Hãy Nêu Các Ví Dụ Về Sự Hợp Tác Quốc Tế Trong Vấn đề Bảo Vệ Môi ...
-
Em Hãy Nêu Ví Dụ Về Sự Hợp Tác Quốc Tế Trong Vấn đề Bảo ... - Khoa Học
-
Hãy Nêu Các Ví Dụ Về Sự Hợp Tác Quốc Tế Trong Vấn đề Bảo ... - HOC247
-
Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 - Bài 6: Hợp Tác Cùng Phát Triển
-
Hãy Nêu Các Ví Dụ Về Sự Hợp Tác Quốc Tế Trong Vấn đề Bảo Vệ
-
Hãy Nêu Các Ví Dụ Về Sự Hợp Tác
-
Ví Dụ Về Sự Hợp Tác Trong Cuộc Sống
-
Hợp Tác Là Gì Cho Ví Dụ - Xây Nhà
-
Em Hãy Nêu Các Ví Dụ Về Sự Hợp Tác Cùng Phát Triển, Nêu Ví Dụ ...
-
Ví Dụ Về Sự Hợp Tác Trong Cuộc Sống
-
Giải GDCD 9 Bài 6: Hợp Tác Cùng Phát Triển