Hợp Tác Trong Lĩnh Vực Pháp Lý, Luật Và Quản Trị - La France Au Vietnam
Có thể bạn quan tâm
Mối quan hệ hợp tác này được tổ chức thông qua các hội thảo hoặc hội nghị chia sẻ chuyên môn với các Bộ, các chuyên gia tư pháp hoặc các học giả Việt Nam.
Hợp tác tư pháp
Mối quan hệ hợp tác này đã được bắt đầu từ thời Nhà Pháp luật Pháp-Việt. Được thành lập vào năm 1993, Nhà Pháp luật Việt-Pháp đã góp phần đào tạo các chuyên gia tư pháp (thẩm phán, thư ký tòa án, công chứng viên, luật sư) thông qua các chương trình cấp học bổng và hỗ trợ các phát triển quan trọng, đặc biệt là Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng Dân sự. Nhà Pháp luật Việt-Pháp đóng cửa vào năm 2012 và hoạt động của Nhà Pháp luật Việt-Pháp được Bộ phận Tư pháp-Pháp luật-Quản trị thuộc Bộ phận Hợp tác và Hoạt động Văn hóa của Đại sứ quán Pháp tiếp quản.
Với sự năng động của mình, rất nhiều quan hệ đối tác đã được hình thành với các cơ quan chủ chốt của nền tư pháp Việt Nam: Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Học viện Tòa án Nhân dân tối cao… Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Paris vào tháng 3/2018, một chương trình hành động đã được ký kết giữa Bộ Tư pháp hai nước. Văn bản này vừa được gia hạn vào tháng 10 năm ngoái tại Hà Nội và có giá trị trong ba năm tiếp theo.
Hợp tác tư pháp nhằm mục đích:
- Hỗ trợ đào tạo các chuyên gia tư pháp: công chứng viên, luật sư, thẩm phán hoặc thư ký tòa án. Điều này dựa trên sự chia sẻ chuyên môn mà cụ thể là sự tham gia thường xuyên của các chuyên gia Pháp trong các cuộc hội thảo về nhiều chủ đề (chất lượng của quyết định hình sự và dân sự, kỹ thuật soạn thảo quyết định của tòa án, đạo đức nghề nghiệp của thẩm phán, luật hành chính, tư pháp người vị thành niên, luật gia đình ...).
- Cung cấp kiến thức chuyên môn
- về các lĩnh vực chủ chốt trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền như vấn đề bảo mật của các trao đổi giữa luật sư và khách hàng, truyền thông các văn bản hành chính hoặc phổ biến pháp luật.
- về các lĩnh vực luật pháp đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam, là đối tượng ưu tiên của chính phủ như cuộc chiến chống tham nhũng.
- về các vấn đề quan trọng đối với môi trường kinh tế, đặc biệt là của các công ty Pháp, chẳng hạn như trọng tài hoặc tiền ảo.
Hợp tác quản trị
Chính phủ Việt Nam công nhận chuyên môn của Pháp trong nhiều lĩnh vực:
- Đào tạo công chức và đặc biệt là công chức cấp cao. Về mặt này, Đại sứ quán làm việc với Học viện Hồ Chí Minh hoặc Bộ Nội vụ về các vấn đề tuyển dụng và đào tạo cán bộ cấp cao, đặc biệt là về đạo đức nghề nghiệp.
- Cải cách hành chính và quản trị số: nhiều hội thảo chia sẻ chuyên môn đã được tổ chức với Văn phòng Chính phủ về chủ đề mạng chính phủ điện tử bên cạnh sự hỗ trợ của AFD trong việc xây dựng cổng dịch vụ công quốc gia. Các vấn đề về số hóa trong quản trị, chính sách nguồn nhân lực hay đánh giá các chính sách công cũng được đề cập tới.
- Tổ chức lãnh thổ của Nhà nước: từ nhiều năm nay, Đại sứ quán Pháp đã hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc soạn thảo và sau đó là việc thực hiện luật quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch lãnh thổ.
- Phòng chống tham nhũng: Thanh tra Chính phủ Việt Nam thường xuyên hợp tác với Cơ quan Chống Tham nhũng Pháp (AFA) và Cơ quan cấp cao về sự minh bạch tài sản công (HATVP) về các vấn đề đạo đức và đấu tranh chống xung đột lợi ích trong khu vực nhà nước và tư nhân, cũng như việc kê khai thu nhập và tài sản của công chức.
Từ khóa » Các Luật Và Bộ Luật
-
Các Bộ Luật Và Luật Hiện Hành ở Việt Nam
-
TIÊU CHÍ PHÂN BIỆT BỘ LUẬT VÀ LUẬT THEO HỆ THỐNG PHÁP ...
-
Danh Mục 225 Luật, Bộ Luật Của Việt Nam - Thư Viện Pháp Luật
-
Tiêu Chí Phân Biệt Bộ Luật Và Luật Theo Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam
-
Luật Là Gì? Bộ Luật Là Gì? Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Luật Và Bộ Luật?
-
Danh Sách Các Luật Và Bộ Luật Hiện đang Còn Hiệu Lực
-
Cập Nhật: Danh Mục 230 Bộ Luật, Luật Của Việt Nam - LuatVietnam
-
Phân Biệt Giữa Luật Và Bộ Luật - Luật Hồng Phúc
-
8 Luật, Bộ Luật Nổi Bật Có Hiệu Lực Từ 1/1/2021 - Phổ Biến, Giáo Dục ...
-
Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bộ Luật Là Gì ? Tìm Hiểu Một Số Vấn đề Về Bộ Luật ?
-
11 Luật, Bộ Luật Có Hiệu Lực Từ 1/1/2021 - Bộ Xây Dựng
-
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG ...