Hot Mom Tia Liêu Chia Sẻ 3 Phương Pháp Giúp Trẻ "bắn" Song Ngữ ...
Có thể bạn quan tâm
Với giới trẻ Hà Thành, Tia Liêu là cái tên phải biết. Người phụ nữ sinh năm 1988, nữ giám đốc event/booking của một trong những club lớn nhất Việt Nam - 1900. Trước khi "bẻ lái" sang ngành nightlife, Tia Liêu từng sở hữu bảng thành tích học vấn cực khủng: Tốt nghiệp MBA tại SIHM Institute & HTI, Switzerland, trở thành giảng viên ngành Quản trị Khách sạn của ĐH Kinh tế Quốc dân.
Ngoài ra, cô còn là diễn giả Việt Nam đầu tiên chia sẻ về thị trường âm nhạc Việt Nam ở ADE - Amsterdam Event - Hội nghị thượng đỉnh về âm nhạc thế giới. Tuy nhiên, đó không phải điều khiến dân tình ấn tượng nhất về Tia Liêu.
Ở độ tuổi 33, Tia Liêu có mái ấm gia đình hạnh phúc bên ông xã thành đạt và 3 thiên thần nhỏ Miu, Moon, Mon. Là bà mẹ bận rộn nhưng Tia chưa bao giờ xao nhãng việc dạy dỗ con cái. Nữ giám đốc luôn phân bổ thời gian hợp lý cho gia đình, cùng các con khôn lớn mỗi ngày.
Nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh, Tia đã để con được lớn lên với hai ngôn ngữ song hành từ sớm. Vừa chập chững tuổi lên 5, bé Miu, con gái lớn của cô đã gây bão truyền hình khi tham gia chương trình "Biệt tài tí hon". Sự thông minh lém lỉnh cùng khả năng bắn tiếng Anh như gió của Miu khiến dàn MC, khách mời như Trấn Thành, ca sĩ Mỹ Linh, ca sĩ Trịnh Thăng Bình,... phải ồ lên kinh ngạc xen lẫn sự thích thú.
Giao tiếp tiếng Anh hàng ngày nhưng vốn tiếng Việt của Miu vẫn trọn vẹn phong phú, thậm chí được cô nhóc sử dụng cân bằng. Hai em Moon và Mon cũng đều có khả năng giao tiếp, sử dụng song ngữ một cách tự nhiên và linh hoạt.
Theo dõi Facebook cá nhân lẫn Instagram của Tia Liêu, đặc sản dành cho bạn chính là những clip rất vui của 3 chị em nhà "nòi Event có số má". Cậu nhóc Mon - "giáo sư nhí" thậm chí còn có thể thuyết trình dõng dạc về các chủ đề tưởng như rất khoa học như khủng long, mô hình. Và qua các clip, câu hỏi đặt ra ở đây là:
Tia Liêu đã làm như thế nào?
Làm thế nào để trẻ có thể nói song ngữ tốt như vậy?
Bố mẹ nói tiếng Anh kém thì có dạy con được không?
Từ kinh nghiệm của bản thân, Tia Liêu đã có những chia sẻ thiết thực.
BỐ MẸ CẦN CHO TRẺ TIẾP XÚC SỚM VỚI HAI NGÔN NGỮ
Khi quyết định dạy song ngữ cho con, Tia đã tìm hiểu rất nhiều tài liệu. Từ các nguồn sách báo chính thống và kinh nghiệm với 3 đứa trẻ, nữ giám đốc nhận ra: Phụ huynh cần cho trẻ tiếp xúc hai ngôn ngữ thật sớm để "hấp thụ" song ngữ tốt nhất.
Cụ thể "thời điểm vàng" để tạo vốn song ngữ cho con là giai đoạn từ 1-3 tuổi, giai đoạn bé bắt đầu tập nói. Rất nhiều phụ huynh lo sợ việc học tiếng Anh sớm có thể khiến con bị loạn ngữ, quên tiếng mẹ đẻ,… nhưng Tia Liêu không cho là vậy.
Nữ giám đốc nhận thấy trẻ có thể nhận biết song song hai ngôn ngữ rất sớm. Và các vấn đề sẽ ổn nếu cân bằng được việc sử dụng hai ngôn ngữ cho con. "Mỗi đứa trẻ đều có năng lực học tập phi thường", nữ giám đốc nhận định.
Trong quá trình dạy Miu, Moon và Mon, Tia Liêu áp dụng nhiều cách thức. Qua trải nghiệm, cô đánh giá cao 3 phương pháp sau:
• Phương pháp One person, one language: Phương pháp phù hợp khi bố mẹ có khả năng tốt về một ngôn ngữ thứ 2 (hoặc các ngôn ngữ khác). Bé sẽ tiếp nhận đồng thời hai luồng ngôn ngữ. Một người sẽ nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ với con và người kia sẽ nói chuyện hàng ngày với con bằng một ngôn ngữ khác. Việc tiếp xúc gần gũi và liên tục là điểm mạnh của phương pháp này.
• Phương pháp Parentese: Phương pháp này được dành cho các gia đình đơn ngữ.
Có nhiều bố mẹ rất hào hứng và muốn cho con học thêm 1 ngôn ngữ từ sớm. Nhưng thật khó để bắt đầu với con trẻ khi họ không có vốn ngoại ngữ hoặc không đủ khả năng để thuê bảo mẫu/ gia sư nước ngoài dạy con. Câu hỏi được đặt ra là: "Liệu trẻ có thể học được ngôn ngữ thứ hai dù không được dạy ngay từ khi ở nhà với cha mẹ hay không? Và mức độ tiếp cận như thế nào để kích thích khả năng của trẻ?".
Câu trả lời là trẻ chỉ cần 1 giờ mỗi ngày để trau dồi cho mình vốn ngoại ngữ dưới các hình thức trò chơi. Với phương pháp này, người lớn sẽ diễn đạt với bé một cách đơn giản nhưng bằng tông giọng cao và dài hơn. Ví dụ: Thay vì nói: "Hello, babies!", bạn hãy nói: "Hellooooo, baaaaa-bieeeeee …". Với cách nói này, bố mẹ sẽ giúp bé nhận diện và bắt chước các âm chuẩn và dễ dàng hơn, đặc biệt hiệu quả với các bé dưới 18 tháng.
• Phương pháp Lặp đi lặp lại hàng ngày:
Tương tự như việc học tiếng mẹ đẻ, vốn ngôn ngữ của các bé được hình thành bằng cách tiếp nhận các từ ngữ và hình ảnh được lặp đi lặp lại hàng ngày. Não bộ của con sẽ ghi nhớ âm thanh và việc nói lại hàng ngày sẽ giúp con hoàn thiện phần phát âm. Việc học song ngữ cũng vậy, các bé sẽ bắt đầu bằng việc học từ sau đó đến cụm từ và câu. Đọc truyện, hát bên cạnh yếu tố giao tiếp cũng giúp con biết nhiều hơn và đa dạng hơn. Điều quan trọng cho quá trình này là con cần có được môi trường lặp đi lặp lại, đủ để con có thể ghi nhớ và vận dụng nó.
Việc lặp đi lặp lại cũng có thể thực hiện bằng cách "thả" bé vào môi trường bắt buộc phải sử dụng một ngôn ngữ khác. Chẳng hạn như trường học quốc tế, tiếp xúc với các nguồn ngoại ngữ hàng ngày (nghe băng vô thức, quan sát và hình dung bằng ngoại ngữ,…).
Ngoài việc áp dụng các phương pháp trên thì Tia còn kết hợp, sử dụng thêm một số công cụ để giúp ích cho quá trình học, đẩy mạnh nhận thức của con. Internet, Youtube,... chính là "cánh tay đắc lực" của bà mẹ 3 con.
Nói về điều này, cô chia sẻ: "Mình thường cho con xem tranh ảnh, clip, các bài hát,... trên Youtube. Những công cụ này giúp việc học của con thêm thú vị và phong phú hơn. Ngoài ra còn có các phần mềm vừa học vừa chơi. Học qua sách vở không thì rất khô khan. Nhưng học qua các trò chơi thì sẽ tạo cho đám nhóc sự hứng thú hơn nhiều".
NẾU SỬA SAI THEO CÁCH TIÊU CỰC, BẠN CÓ THỂ ĐÁNH MẤT NIỀM ĐAM MÊ HỌC CỦA CON
Biết phương pháp là một chuyện. Cách áp dụng, truyền tải phương pháp cho con sao cho đúng còn quan trọng gấp bội. Với Tia Liêu, cô không dạy song ngữ cho đám nhóc theo cách truyền thống. Mẹ gọi con ra bàn, gõ tập vở và bảo: "Ngồi xuống đây, nay mẹ dạy cho 10 từ mới", hay: "Nào, học thuộc từ này đi",...
Thay vào đó, cô nói chuyện bằng tiếng Anh với con một cách tự nhiên. Nữ giám đốc tận dụng mọi môi trường xung quanh hoặc tạo lập ra môi trường song ngữ mới cho con (Từ trường học, gia đình, bạn bè hoặc công nghệ, sách vở,… bất cứ gì con thích).
Cứ thế, tiếng Anh không phải là môn học mà trở thành yếu tố thường nhật trong cuộc sống của Miu, Moon, Mon. Cả 3 đứa trẻ thấm nhuần và đắm chìm trong môi trường song ngữ. Các bé giao tiếp hàng ngày với mẹ, với nhau trôi chảy bằng tiếng Anh.
Với Tia Liêu, điều quan trọng nhất là bố mẹ phải thật tự tin khi giao tiếp bằng ngoại ngữ với con: "Đừng ngại mình nói không tốt. Trao đổi và học tập lẫn nhau cũng là một cách giúp bé và bố mẹ có thêm động lực mỗi ngày. Bố mẹ cũng đừng thiết lập một đích đến cần hoàn thành. Hãy cùng con tận hưởng quá trình nhận thức một ngôn ngữ khác biệt, học tập một cách thật vui và không áp lực. Cũng đừng so sánh con với những đứa trẻ khác.
Chúng ta cần nhất quán và kiên nhẫn với các bé. Bởi việc học cần một quá trình ngâm ngấm. Đặc biệt là với con trẻ, sẽ mất thời gian để thấy một kết quả tốt nhưng chắc chắn sẽ thấy. Bên cạnh đó, quá trình nhận thức phải là một quá trình liên tục và hạn chế gián đoạn. Con cần một tần suất để làm quen, ghi nhớ và vận dụng nó".
Theo Tia Liêu, việc bố mẹ sửa khi con nói sai là bình thường. Nhưng cần phải có cách sửa thật nhẹ nhàng, tránh cho con bị xấu hổ và nhụt chí học tập.
"Một đứa trẻ nói sai ngữ pháp thì đó không phải là vấn đề. Quan trọng là trẻ nói trôi chảy và dám nói. Khi các bé nhà mình nói sai, không phải lúc nào mình cũng sửa đâu. Thường thì mình sẽ hỏi lại.
Chẳng hạn khi con muốn nói đến cái cốc nhưng lại nhầm thành "I want a bottle of tea", thì mình sẽ hỏi lại: "You mean a cup of tea?". Lúc đó con sẽ bảo: "Yes" và cũng học luôn được cốc là "cup", không phải "bottle".
Trẻ con rất nhạy cảm với các lời phê bình nên chúng ta cần sửa cho con một cách tích cực, tránh sử dụng những từ tiêu cực. Chỉ ra lỗi sai cũng là một dạng tiêu cực rồi. Thay vì chỉ lỗi sai, ta nên chỉ cho con điều đúng", Tia Liêu chỉ ra điều quan trọng.
Nữ giám đốc cũng khuyên cha mẹ khi thấy phương pháp song ngữ mình áp dụng không phù hợp thì cần sớm đổi sang phương pháp khác. Không nên cố gượng ép con theo cách không hiệu quả.
Từ khóa » Tia Liêu 1900
-
Tia Liêu - Giám đốc Event “Nghìn Chín”: Người Phụ Nữ Kì Lạ Trong ...
-
CEO Tia Liêu
-
Tia Lieu (@tialieu) • Instagram Photos And Videos
-
Tia Liêu, Người "Chị" Đứng Sau Thành Công Cùa 1900, Khẳng ...
-
Người Phụ Nữ đứng Sau 1900, Tia Liêu: "Trụ Cột Gia đình Không Phải ...
-
Tia Liêu - Giám đốc Event “Nghìn Chín”: Người Phụ Nữ Kì ... - Pinterest
-
Tiểu Sử CEO Tia Liêu, CEO Tia Liêu Là Ai? (Chi Tiết Về Cuộc đời, Sự ...
-
Giám đốc Sự Kiện, Nghệ Thuật Của 1900 - Ms.... | Facebook
-
Từ Giảng Viên Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Thành Giám Đốc Event ...
-
Tia Liêu - Giám đốc Event “Nghìn Chín”: Người Phụ Nữ Kì Lạ Trong ...
-
Người Phụ Nữ đứng Sau 1900 Tia Liêu: “Nhà 'nhiều Cột' đâu Chỉ đàn ...
-
Giám đốc Event 1900: Phụ Nữ Cũng Là Trụ Cột Trong Kinh Doanh
-
Tia Liêu - Từ Giảng Viên Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Thành Giám ...