Housekeeping Là Gì? Có Nên Theo Nghề Buồng Phòng?
Có thể bạn quan tâm
Nếu như ví lễ tân như “trái tim” thì đội ngũ nhân viên housekeeping chính là “lá phổi duy trì sự sống” của khách sạn. Vậy housekeeping là gì? Trong bài viết sau, chúng ta sẽ giải đáp các câu hỏi về nghề housekeeping để bạn trẻ tự tin hơn khi lựa chọn công việc này.
- Housekeeping là gì?
- Các vị trí trong bộ phận Buồng phòng
- Dọn phòng (Room attendant)
- Giặt ủi (Laundry)
- Nhân viên vệ sinh khu vực công cộng (Public area attendant)
- Nhân viên cắm hoa (Florist attendant)
- Nhân viên minibar (Minibar runner)
- Nhân viên làm vườn (Gardener)
- Cơ hội nghề nghiệp của Housekeeping
- Mức lương Housekeeping trong khách sạn
- Lộ trình thăng tiến, phát triển trong nghề Buồng phòng
- Nhân viên buồng phòng
- Giám sát
- Trưởng bộ phận
- Yêu cầu nào quan trọng nhất đối với nhân viên bộ phận Housekeeping?
- Sức khỏe tốt
- Tác phong bên ngoài
- Kiến thức nghiệp vụ housekeeping
- Sự yêu nghề, tâm huyết với công việc
- Quy trình dọn phòng tại khách sạn
- Chuẩn bị
- Trải drap giường
- Vệ sinh nhà tắm
- Làm sạch phòng ngủ
Housekeeping là gì?
Trong thuật ngữ ngành Khách sạn, housekeeping là bộ phận Buồng phòng với nhiệm vụ chính là đảm bảo vệ sinh và chất lượng từng căn phòng cho khách lưu trú tại khách sạn.
Không làm việc ở khu vực tiền sảnh sang trọng, hào nhoáng như Front office, bộ phận Housekeeping lặng lẽ lui về làm hậu phương để xây dựng, duy trì và phát triển chất lượng dịch vụ phòng, giúp khách có giấc ngủ ngon và cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất khi lưu trú tại khách sạn.
Housekeeping là gì? (Nguồn ảnh: Internet)
Các vị trí trong bộ phận Buồng phòng
NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TÌM HIỂU NGAY NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NHÀ HÀNG TÌM HIỂU NGAY NGHIỆP VỤ LỄ TÂN CHUYÊN NGHIỆP TÌM HIỂU NGAY TIẾNG ANH NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TÌM HIỂU NGAYBộ phận Housekeeping trong khách sạn bao gồm các vị trí sau:
Dọn phòng (Room attendant)
Chịu trách nhiệm dọn phòng và bổ sung đồ dùng cần thiết trong phòng cho khách mỗi ngày theo đúng tiêu chuẩn của khách sạn.
Giặt ủi (Laundry)
Thu gom đồ giặt, vận hành quy trình giặt, ủi tất cả quần áo của khách, các loại khăn ăn, khăn trải bàn của khách sạn và đồng phục của nhân viên.
Nhân viên vệ sinh khu vực công cộng (Public area attendant)
Lau dọn hành lang, sảnh khách sạn, các nơi công cộng và phòng nghỉ của nhân viên trong khách sạn…
Nhân viên cắm hoa (Florist attendant)
Chuẩn bị hoa theo yêu cầu, lên ý tưởng trang trí hoa tươi, phụ trách trang trí hoa cho sự kiện khách sạn…
Nhân viên minibar (Minibar runner)
Kiểm tra, nhập liệu tiêu dùng minibar của khách, thay thế thức ăn hết hạn sử dụng, đảm bảo trong kho đủ số lượng phục vụ khách lưu trú…
Nhân viên làm vườn (Gardener)
Chăm sóc cây cảnh trong khuôn viên khách sạn, cắt tỉa cây xanh, hướng dẫn khách trồng cây theo chương trình gói dịch vụ của khu nghỉ dưỡng…
Sơ đồ tổ chức bộ phận buồng phòng khách sạn còn có các vị trí then chốt như Trưởng bộ phận buồng phòng, Giám sát vệ sinh khu vực công cộng, Giám sát buồng phòng, Nhân viên kho vải (nếu khách sạn quy mô lớn)…
Cơ hội nghề nghiệp của Housekeeping
Mức lương Housekeeping trong khách sạn
Lương nhân viên buồng phòng khách sạn 4 – 5 sao dao động từ 4 – 5 triệu đồng/tháng tùy theo thâm niên và kinh nghiệm, cộng với các chế độ đãi ngộ khác như bảo hiểm xã hội, y tế… Ngoài ra, nhân viên buồng phòng chính thức còn nhận tiền service charge (phí dịch vụ) và được khách hàng tip nếu phục vụ chu đáo.
Lộ trình thăng tiến, phát triển trong nghề Buồng phòng
Nhân viên buồng phòng
Nhân viên dọn phòng là vị trí cơ bản thuộc bộ phận Housekeeping. Thu nhập nhân viên buồng phòng dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng, tùy theo kinh nghiệm, quy mô khách sạn… Ngoài nhân viên dọn phòng, bạn có thể bắt đầu ở vị trí nhân viên giặt là, nhân viên vệ sinh công cộng…
Giám sát
Giám sát tầng thường phổ biến ở khách sạn 4 – 5 sao, còn khách sạn quy mô nhỏ thì có giám sát buồng phòng. Đây là vị trí quản lý cấp trung, chịu sự quản lý của trưởng bộ phận buồng phòng.
Mức lương giám sát tầng khoảng 5 – 10 triệu/tháng, còn mức lương giám sát buồng phòng là 7 – 12 triệu/tháng.
Trưởng bộ phận
Đây là vị trí cao nhất của bộ phận Housekeeping với mức lương từ 10 – 15 triệu/tháng và có thể tiếp tục phát triển cao hơn thành tổng giám đốc khách sạn.
Yêu cầu nào quan trọng nhất đối với nhân viên bộ phận Housekeeping?
Sức khỏe tốt
Công việc của Housekeeping nói chung và nhân viên dọn phòng nói riêng đa phần hoạt động nhiều nên yêu cầu sức khỏe tốt, dẻo dai. Nếu không có sức khỏe, bạn sẽ khó trụ vững với nghề vốn đòi hỏi sức bền thể lực như Housekeeping. Do đó, đây là một trong các tiêu chí tuyển dụng nhân viên buồng phòng.
Tác phong bên ngoài
Mọi nhân viên trong khách sạn luôn phải đảm bảo đúng tác phong, không riêng gì Housekeeping. Nhân viên bộ phận này cần bảo đảm đồng phục đúng quy chuẩn khách sạn, sạch sẽ, gọn gàng và phải luôn niềm nở, nhã nhặn khi tiếp xúc với khách, bởi thái độ của nhân viên buồng phòng sẽ tác động trực tiếp đến trải nghiệm của khách.
(Nguồn ảnh: Internet)
Kiến thức nghiệp vụ housekeeping
Bạn phải thành thạo tuần tự từng bước và nắm rõ tiêu chí đánh giá mỗi nghiệp vụ buồng phòng. Ví dụ, nhân viên dọn phòng phải biết khi nào mới được vào phòng khách, trải drap giường gồm những bước nào…
Sự yêu nghề, tâm huyết với công việc
Công việc housekeeping phải vận động nhiều, tương đối vất vả nên nhiều bạn đặt câu hỏi có nên theo nghề buồng phòng. Không ít bạn mới vào nghề chịu không nổi áp lực công việc, gặp nhiều tình huống khiếm nhã từ khách nên rất dễ nản chí rồi bỏ cuộc. Do đó, nhân viên bộ phận Buồng phòng bắt buộc phải có tinh thần yêu nghề và tâm huyết với công việc thì mới bám trụ được.
Quy trình dọn phòng tại khách sạn
Chuẩn bị
– Nhận báo cáo về tình hình của phòng cần dọn dẹp
– Chuẩn bị xe dụng cụ dọn phòng (máy hút bụi, drap giường, vỏ gối, vỏ chăn để thay mới, dầu tắm, dầu gội đầu, xà phòng, bàn chải, lược, mũ tắm, tăm bông, dao cạo râu…)
– Kiểm tra xem cửa phòng khách có treo biển “Do Not Disburb” (DND) – “Đừng làm phiền” không. Nếu có, ghi vào trong báo cáo và chuyển sang dọn phòng khác trong danh sách. Nếu không có thì tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.
– Gõ cửa ba lần, đồng thời xưng danh “Housekeeping” và chờ khoảng 30 giây:
+ Nếu khách ra mở cửa thì niềm nở chào hỏi và xin phép dọn phòng. Khi khách đồng ý thì bắt đầu dọn phòng.
+ Nếu khách lưỡng lự, có thể xin phép quay lại lần sau và làm theo yêu cầu của khách.
+ Nếu không có tiếng trả lời, nhẹ nhàng tra chìa khoá nhẹ nhàng và mở cửa vào phòng vì có thể khách vẫn còn đang ngủ. Nếu khi tra chìa khóa thấy xuất hiện đèn xanh, nghĩa là thời hạn sử dụng chìa khóa vẫn còn, có thể mở cửa được. Nếu thấy đèn đỏ, tức chìa khóa đã hết hạn sử dụng, phải cập nhật ngay lập tức. Nếu thấy cả đèn xanh, đỏ cùng nhấp nháy, có nghĩa là khách cài chốt bên trong, nhân viên ghi vào báo cáo và chuyển sang dọn phòng khác.
Trải drap giường
– Gỡ drap bẩn, vỏ gối, vỏ chăn cẩn thận. Phân loại đồ bẩn và cuộn lại gọn gàng
– Kéo giường nhẹ nhàng. Kiểm tra giường và lót giường cẩn thận, chỉnh đệm giường, đệm lông vũ và lót giường ngay ngắn, phồng đều, vuốt lót giường cho phẳng
– Trải và gấp đầu giường:
+ Trải mặt phải của drap lên, để chừa dài hơn đầu giường khoảng 40 đến 45cm + Gấp phía đầu giường trước, sau đó gấp sang 2 bên, bẻ góc drap khoảng 45 độ + Kéo phẳng drap và gấp chân giường giống như gấp đầu giường
– Lồng vỏ chăn:
+ Kiểm tra ruột chăn, chọn đúng chiều, bề rộng, bề dài
+ Kiểm tra vỏ chăn đúng kích thước từng loại phòng
+ Kiểm tra vỏ chăn xem có bị bẩn , bị rách không. Nếu có, phải để riêng không để lẫn với đồ bẩn
+ Khi lồng vỏ chăn, luồn tay qua cửa nhỏ phía đầu vỏ chăn, đưa góc ruột chăn về sát góc đầu vỏ chăn. Nhẹ nhàng kéo mép ruột chăn ra sát mép vỏ chăn
+ Đưa 2 góc chăn còn lại vào 2 góc cuối của vỏ chăn. Nhẹ nhàng đưa ruột chăn vào trong vỏ và kéo mép chăn ra sát mép vỏ chăn
+ Chỉnh nắp vỏ chăn, dán hoặc buộc dây cẩn thận
– Kiểm tra và trải tấm trang trí.
(Nguồn ảnh: Internet)
Vệ sinh nhà tắm
– Giật nước và cho trực tiếp hóa chất vào bồn vệ sinh, để ngâm khoảng 3 phút rồi làm sạch
– Cọ rửa bồn rửa tay, bồn tắm, kính bằng bàn chải. Chú ý các vị trí kín, khó vệ sinh như xung quanh chân vòi nước, kẽ tường…
– Dùng mút để lau, rửa bệ vệ sinh
– Xả nước theo trình tự bồn rửa tay, phòng tắm đứng, bồn tắm
– Lau khô gương và các thiết bị trong phòng. Đặt cốc, tách về đúng vị trí sạch trong phòng
– Xếp khăn và các đồ dùng cá nhân ngay ngắn
Làm sạch phòng ngủ
– Thu dọn khay thức ăn, giỏ hoa quả, vỏ chai mang ra túi đựng rác trên xe đẩy
– Lau, phủi đồ gỗ trên cao, phủi tường
– Lau cửa sổ, khung cửa, cánh cửa ra vào
– Lau tủ quần áo, các ngăn tủ, kiểm tra két sắt, ngăn giặt là của túi giặt
– Lau sạch các góc sàn
– Kiểm tra các khay rượu, tủ lạnh và lau sạch toàn bộ khu vực này
– Kiểm tra TV, ấm điện, gương, ly cốc, đồ uống trên bàn, trong phòng
– Bổ sung vật phẩm cần thiết trong phòng
Chúng ta vừa cùng tìm hiểu housekeeping là gì, nhân viên buồng phòng làm gì, nhiệm vụ của bộ phận Housekeeping khách sạn 4 – 5 sao…
Nếu bạn có ý định theo đuổi công việc nhân viên buồng phòng hoặc kinh doanh khách sạn, muốn học về quy trình làm phòng chuẩn, cách tính giá phòng… hãy nhanh tay điền thông tin vào form bên dưới để được tư vấn về chương trình Nghiệp Vụ Buồng Phòng Khách Sạn tại Hướng Nghiệp Á Âu.
Từ khóa » Các Vị Trí Trong Bộ Phận Buồng Phòng
-
Cơ Cấu Tổ Chức Của Bộ Phận Buồng Phòng - day
-
Những Vị Trí Của Bộ Phận Buồng Phòng Trong Khách Sạn
-
Giới Thiệu Một Số Vị Trí Công Việc Trong Bộ Phận Buồng Khách Sạn
-
Sơ đồ Tổ Chức Bộ Phận Buồng Phòng Khách Sạn 5 Sao
-
Tìm Hiểu Sơ đồ Tổ Chức Bộ Phận Buồng Phòng Khách Sạn
-
Tên Gọi Các Vị Trí Chức Danh Công Việc Tại Các Bộ Phận Trong Khách Sạn
-
Bộ Phần Buồng Phòng Là Gì? Vai Trò Của Bộ Phận Housekeeping - DYF
-
Chức Năng Bộ Phận Buồng Phòng Trong Khách Sạn Quan Trọng Không?
-
Housekeeping Và Từng Vị Trí Công Việc Cụ Thể - Linh Marketing
-
Bộ Phận Buồng Phòng Là Gì? Chức Năng ...
-
PHÓ PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN BUỒNG PHÒNG - Sông Hồng Resort
-
Bộ Phận Buồng Phòng Là Gì? Những Yêu Cầu Cần Có ở Housekeeping
-
QUẢN LÝ VIÊN BỘ PHẬN BUỒNG PHÒNG - First Sun