HSA Là Gì? Tìm Hiểu Về Hệ Thống Khởi Hành Ngang Dốc Trên Ô Tô
Có thể bạn quan tâm
Vấn đề an toàn trong quá trình tham gia giao thông rất được người dùng quan tâm. Do đó, tất cả các mẫu xe ô tô trên thị trường đều được trang bị hệ thống an toàn để bảo vệ người ngồi trên xe trước những tình huống bất ngờ, nguy hiểm.
Trong số các tính năng an toàn, chắc hẳn bạn thường sẽ nghe đến hệ thống khởi hành ngang dốc. Đây là một trang bị phổ biến trên các mẫu xe hơi ngày nay thường được gọi tắt là HSA. Vậy bạn có biết hệ thống khởi hành ngang dốc là gì? Hay HSA là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này để biết rõ hơn về cấu tạo của hệ thống khởi hành ngang dốc cũng như cách sử dụng hợp lý nhất.
Hệ thống HSA được ứng dụng trên hầu hết các mẫu ô tô hiện đại ngày nay
1. HSA là gì?
HSA là kí hiệu của hệ thống khởi hành ngang dốc được viết tắt từ cụm từ Hill-Start Assist. Hệ thống khởi hành ngang dốc là một tính năng an toàn được trang bị trên xe hơi rất phổ biến hiện nay. Công nghệ này tạo cảm giác an toàn, thoải mái hơn cho tài xế khi điều khiển ô tô qua các cung đường đèo, nhiều dốc. HSA sẽ giúp ô tô khởi hành khi xe đang ở lưng chừng trên dốc mà không giữ chân phanh, chân ga, đảm bảo không bị tụt dốc. Đây là tính năng an toàn, hỗ trợ tài xế hiệu quả trong quá trình di chuyển. Do đó, hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HSA hiện nay rất cần thiết trên mỗi chiếc xe ô tô.
HSA hỗ trợ ô tô khởi hành khi đang ở lưng chừng dốc
2. Lịch sử ra đời của hệ thống khởi hành ngang dốc HSA
Hệ thống khởi hành ngang dốc ra đời vào năm 1936, ban đầu được gọi là hệ thống hỗ trợ lái xe đường dốc Hill Holder. Đến năm 1937, hệ thống này mới bắt đầu được áp dụng vào các mẫu xe của hãng Studebaker President. Hiện nay, nhận thấy được vai trò và ưu điểm nổi bật của HSA, hầu hết các mẫu xe hơi đều trang bị công nghệ hỗ trợ ngang dốc này.
Studebaker President 1937 là mẫu xe đầu tiên ứng dụng HSA
3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống khởi hành ngang dốc
Hệ thống khởi hành ngang dốc phát triển được tích hợp thêm nhiều công nghệ tiên tiến hơn. Để hệ thống HSA hoạt động chúng phải được cấu tạo gồm các bộ phận sau đây.
- Cảm biến tốc độ
Trên mỗi bánh xe ô tô đều được lắp đặt cảm biến chuyển động. Các cảm biến này được trang bị nam châm xoay. Khi bánh xe chuyển động mà động cơ chưa khởi động sẽ tạo ra từ trường và chúng được mã hóa thành dạng tín hiệu để thông báo về trung tâm ECU.
- Cảm biến áp suất giảm chấn
Đây là một bộ phận thuộc hệ thống treo thực hiện nhiệm vụ xác định trọng lượng của xe gồm cả trọng lượng hành khách và hàng hóa. Cảm biến này sau khi đã xác định chính xác sẽ tạo ra tín hiệu truyền về bộ ECU. Tại đây bộ ECU sẽ tính toán hoạt động của hệ thống để phù hợp với trọng lượng xe.
- Bộ điều khiển hệ thống phanh
Với ô tô trang bị hộp số tự động, nếu dừng xe lúc đang lên dốc, trung tâm ECU sẽ điều khiển hệ thống phanh hoạt động khi tài xế rời bàn đạp phanh trong một thời gian ngắn. Trong khoảng thời gian này tài xế đủ thực hiện thao tác chuyển sang bàn đạp ga và đưa xe di chuyển về phía trước. Trong trường hợp xe xuống dốc, hệ thống DAC sẽ tự động kích hoạt để kiểm soát tốc độ giúp ô tô không di chuyển quá nhanh ngay cả khi lái xe không tác động vào chân phanh.
- Cảm biến áp suất phanh
Khi bộ ECU nhận được tín hiệu xe bị trôi khi đang dừng trên dốc sẽ tự động ra lệnh điều khiển hệ thống phanh hoạt động. Điều này sẽ giúp ô tô hạn chế được việc xe bị trôi. Áp lực phanh còn gọi là mức độ phanh nhiều hay ít sẽ được kiểm soát qua cảm biến áp suất phanh này.
- Phối hợp của ly hợp
Nhiều chuyên gia có kinh nghiệm cho biết với xe hộp số sàn được trang bị hệ thống HSA, khi khởi động hay vào số đều buộc các lái xe phải đạp bàn đạp ly hợp. Lúc này, tín hiệu sẽ được thông báo đến ECU để xác định thời điểm phù hợp và tự động kích hoạt hệ thống phanh giúp cho xe ổn định.
- Kiểm soát mô-men xoắn
Để ô tô không bị trôi hay trượt bánh khi xe bắt đầu di chuyển và khi xe tăng tốc bình thường, hệ thống kiểm soát mô men xoắn sẽ tự động tắt. Các cảm biến xác định được chính xác cần bao nhiêu mô-men xoắn truyền tới các bánh xe thông qua hệ thống truyền lực và thông báo đến cho bộ điều khiển trung tâm ECU.
Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tính năng khởi hành ngang dốc trên xe ô tô
4. Cách sử dụng hệ thống khởi hành ngang dốc trên ô tô
Để tránh các trường hợp tai nạn khi xe đang đỗ trên dốc, tài xế cần cài đặt phanh tay ô tô. Không những thế, phải đảm bảo chiếc ô tô vẫn đứng yên khi nhả bàn đạp ly hợp đối với xe sử dụng hộp số sàn và bàn đạp phanh với xe dùng hộp số tự động vô cấp.
Bộ phận cảm biến gia tốc sẽ xác định độ nghiêng của dốc và truyền tín hiệu đến cho bộ phận xử lý trung tâm ECU. Khi xe đang ở tình trạng dễ bị trôi, hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HSA tự động được kích hoạt nhằm tạo ra lực phanh phù hợp để giúp xe tiến lên nhẹ nhàng, không bị trượt xuống.
Khi bạn muốn nhấc chân ra khỏi phanh ô tô để điều khiển chân ga, hệ thống HSA lúc này sẽ giữ phanh trong khoảng thời gian 3 giây. Khoảng thời gian này đủ để bạn điều khiển chân ga và di chuyển lên dốc an toàn mà không bị trôi xuống. Đặc biệt hơn, hệ thống hỗ trợ ngang dốc HSA của ô tô hoạt động hiệu quả trong cả hai trường hợp điều khiển xe lên và xuống dốc.
Lưu ý ký hiệu hệ thống khởi hành ngang dốc
5. Một số lưu ý khi khởi động hệ thống khởi hành ngang dốc
HSA hay hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc vận hành trên cơ chế duy trì lực phanh tạm thời trong khoảng thời gian ngắn. Do đó, tài xế nên tận dụng tốt khoảng thời gian này để chuyển từ chân phanh sang chân ga nhằm tăng tốc, giúp ô tô chuyển động về phía trước an toàn.
Nhờ hệ thống HSA, người lái có thể khởi động xe cách đơn giản bằng bàn đạp ly hợp hoặc bàn đạp ga tùy vào từng loại hộp số. Nếu lực phanh của hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc không đủ để cố định ô tô, sau khi nhả bàn đạp phanh, người lái có thể tác động thêm lực bằng cách nhấn bàn đạp phanh lần nữa.
Các bác tài điều khiển ô tô có trang bị hệ thống khởi hành ngang dốc HSA nên lưu ý hệ thống này chỉ có tác dụng trong 3 giây. Trong khoảng thời gian này, người lái nên tăng tốc để xe không bị trôi xuống dốc và có thể điều khiển xuống dốc. Ngoài ra, cũng cần chú ý rằng hệ thống HSA sẽ không hoạt động nếu xe ô tô ở vị trí số N hay P.
Tập trung tăng tốc trong vòng 3 giây để xe không bị trôi
Để đảm bảo an toàn cho mình và những người trên xe, bạn nên lựa chọn những dòng xe được trang bị đầy đủ tính năng an toàn, nhất là hệ thống khởi hành ngang dốc HSA. Hy vọng qua bài viết trên của KATA Việt Nam, bạn đọc có thêm thông tin chi tiết để sử dụng tính năng này một cách hiệu quả, an toàn nhất.
Vòng Tua Máy Là Gì? Tất Cả Những Điều Cần Biết Về Vòng Tua Máy Ô TôTừ khóa » He Thong Khoi Hanh Ngang Doc La Gi
-
Hệ Thống Hỗ Trợ Khởi Hành Ngang Dốc, đổ đèo Là Gì? - Ô Tô
-
Hệ Thống Hỗ Trợ Khởi Hành Ngang Dốc Hoạt động Như Thế Nào?
-
Hỗ Trợ Khởi Hành Ngang Dốc Là Gì? Chức Năng, Cách Sử Dụng
-
Hệ Thống Hỗ Trợ Khởi Hành Ngang Dốc Là Gì? Cách Sử Dụng Như Thế ...
-
Hệ Thống Hỗ Trợ Khởi Hành Ngang Dốc Là Gì? Có Lắp Thêm được Không?
-
Hệ Thống Hỗ Trợ Khởi Hành Ngang Dốc | DPRO Việt Nam
-
Giải Mã Hệ Thống Khởi Hành Ngang Dốc Và Hỗ Trợ đổ Dốc Trên ô Tô
-
Hệ Thống Hỗ Trợ Khởi Hành Ngang Dốc (HAC) Và đổ đèo (DAC) Là Gì?
-
Hệ Thống Khởi Hành Ngang Dốc Hoạt động Như Thế Nào? - OtoS
-
Hệ Thống Hỗ Trợ Khởi Hành Ngang Dốc Có Tác Dụng Gì? - Tư Vấn Mua Xe
-
Hệ Thống Hỗ Trợ Khởi Hành Ngang Dốc HAC Và Hỗ Trợ đổ đèo DAC Là ...
-
Hệ Thống Khởi Hành Ngang Dốc HAC Hoạt động Như Nào ? - YouTube
-
Hệ Thống Hỗ Trợ Khởi Hành Ngang Dốc Và Hỗ Trợ đổ đèo
-
Nguyên Lý Hoạt động Của Hệ Thống Hỗ Trợ Khởi Hành Ngang Dốc Và ...