HTCTTKQG – Tổng Sản Phẩm Trong Nước (GDP)

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa trong GDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia.

Nội dung tổng quát của GDP được xét dưới các góc độ khác nhau:

– Xét dưới góc độ sử dụng (chi tiêu): GDP là tổng cầu của nền kinh tế gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, tích luỹ tài sản và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

– Xét dưới góc độ thu nhập: GDP gồm thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ.

– Xét dưới góc độ sản xuất: GDP bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian.

Phương pháp tính:

a) Theo giá hiện hành

Có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành.

(1) Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các ngành, khu vực, loại hình kinh tế và vùng lãnh thổ cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm.

Công thức tính:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

= Tổng giá trị tăng thêm theo giá hiện hành + Thuế sản phẩm

Trợ cấp sản phẩm

 Trong đó:

Giá trị tăng thêm theo giá hiện hành

= Giá trị sản xuất theo giá hiện hành

Chi phí trung gian theo giá hiện hành

(2) Phương pháp thu nhập: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc. Theo phương pháp này, tổng sản phẩm trong nước gồm: Thu nhập của người lao động từ sản xuất kinh doanh (bằng tiền và hiện vật quy ra tiền), thuế sản xuất (đã giảm trừ phần trợ cấp cho sản xuất), khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư/thu nhập hỗn hợp.

Công thức tính:                      

Tổng sản phẩm trong nước

= Thu nhập của người lao động từ sản xuất + Thuế sản xuất (đã giảm trừ phần trợ cấp sản xuất) + Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất +

Thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp

(3) Phương pháp sử dụng (chi tiêu): Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng của 3 yếu tố: Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư và nhà nước; tích lũy tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Công thức tính:

Tổng sản phẩm trong nước

= Tiêu dùng cuối cùng + Tích luỹ tài sản +

Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ

b) Theo giá so sánh

Có hai phương pháp tính tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh.

(1) Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá so sánh của tất cả các ngành, khu vực, loại hình kinh tế và vùng lãnh thổ cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm theo giá so sánh.

Công thức tính:

Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh

= Tổng giá trị tăng thêm theo giá so sánh + Thuế sản phẩm theo giá so sánh

Trợ cấp sản phẩm theo giá so sánh

Trong đó:

– Giá trị tăng thêm theo giá so sánh tính như sau:

Giá trị tăng thêm theo giá so sánh

= Giá trị sản xuất theo giá so sánh

Chi phí trung gian theo giá so sánh

+ Giá trị sản xuất theo giá so sánh tính như sau:

Giá trị sản xuất theo giá so sánh

= Giá trị sản xuất theo giá hiện hành

Chỉ số giá tương ứng của kỳ báo cáo so với kỳ gốc

+ Chi phí trung gian theo giá so sánh tính như sau:

Chi phí trung gian theo giá so sánh

= Giá trị sản xuất theo giá so sánh ×

Hệ số chi phí trung gian của năm gốc so sánh

– Thuế sản phẩm theo giá so sánh tính như sau:

Thuế sản phẩm theo giá so sánh

= Thuế giá trị gia tăng các loại, thuế sản phẩm khác theo giá so sánh +

Thuế nhập khẩu theo giá so sánh

Thuế giá trị gia tăng các loại, thuế sản phẩm khác theo giá so sánh

= Thuế giá trị gia tăng các loại, thuế sản phẩm khác theo giá hiện hành

Chỉ số giảm phát giá trị tăng thêm của kỳ báo cáo so với kỳ gốc

Thuế nhập khẩu theo giá so sánh

= Thuế nhập khẩu theo giá hiện hành

Chỉ số giá nhập khẩu theo nhóm hàng nhập khẩu của kỳ báo cáo so với kỳ gốc

– Trợ cấp sản phẩm theo giá so sánh tính như sau:

Trợ cấp sản phẩm theo giá so sánh

= Trợ cấp sản phẩm theo giá hiện hành

Chỉ số giảm phát giá trị tăng thêm của kỳ báo cáo so với kỳ gốc

Chỉ số giảm phát giá trị tăng thêm của kỳ báo cáo so với kỳ gốc

= Giá trị tăng thêm của kỳ báo cáo theo giá hiện hành

Giá trị tăng thêm của kỳ báo cáo theo giá so sánh

(2) Phương pháp sử dụng: Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh bằng tổng cộng tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh, tích luỹ tài sản theo giá so sánh và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ theo giá so sánh.

Công thức tính:

Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh = Tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh + Tích luỹ tài sản theo giá so sánh Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ theo giá so sánh

Trong đó:

– Tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh được tính bằng cách chia tiêu dùng cuối cùng theo các nhóm sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số giá sản xuất hàng hóa và dịch vụ của kỳ báo cáo so với kỳ gốc của các nhóm tương ứng.

– Tích lũy tài sản theo giá so sánh được tính theo công thức sau:

Tích lũy tài sản của kỳ báo cáo theo giá so sánh theo loại tài sản

= Tích lũy tài sản của kỳ báo cáo theo giá hiện hành theo loại tài sản

Chỉ số giá sản xuất theo loại tài sản của kỳ báo cáo so với kỳ gốc

– Xuất, nhập khẩu hàng hóa theo giá so sánh được tính theo công thức sau:

Tổng giá trị xuất khẩu/nhập khẩu theo giá so sánh

= Tổng giá trị xuất khẩu/nhập khẩu giá hiện hành năm báo cáo tính theo VND

Chỉ số giá xuất khẩu/nhập khẩu theo VND của năm báo cáo so với năm gốc

2. Phân tổ chủ yếu

a) Kỳ quý, 6 tháng, 9 tháng:

– Ngành kinh tế;

– Mục đích sử dụng (tích luỹ tài sản/tiêu dùng cuối cùng/chênh lệch xuất, nhập khẩu);

– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Vùng kinh tế – xã hội.

b) Kỳ năm:

– Ngành kinh tế;

– Loại hình kinh tế;

– Mục đích sử dụng (tích luỹ tài sản/tiêu dùng cuối cùng/chênh lệch xuất, nhập khẩu);

– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Vùng kinh tế – xã hội.

3. Kỳ công bố: Quý, 6 tháng, 9 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu

– Tổng điều tra kinh tế;

– Điều tra doanh nghiệp;

– Điều tra cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể;

– Điều tra hoạt động thương mại và dịch vụ;

– Điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành và tính hệ số chi phí trung gian;

– Điều tra đơn vị sự nghiệp và tổ chức vô vị lợi;

– Điều tra hoạt động xây dựng;

– Kết quả các cuộc điều tra thống kê trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia;

– Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;

– Dữ liệu hành chính.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

– Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);

– Phối hợp: Bộ, ngành; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Từ khóa » Thu Nhập Yếu Tố Sản Xuất Ròng